Ảnh hưởng của nguồn lực đến việc ra quyết định của hộ .1 Ảnh hưởng của nguồn lực con người

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 73 - 80)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hộp 4.1 Câu chuyện đường đời

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trồng rau trong sản xuất rau an toàn

4.3.1 Ảnh hưởng của nguồn lực đến việc ra quyết định của hộ .1 Ảnh hưởng của nguồn lực con người

* Tuổi của chủ hộ

Bảng 4.18 Tuổi của chủ hộ

Tuổi Gia Lâm Cổ Giang Tính chung

SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) %

Dưới 40 6 15,00 3 15,00 9 15,00

41 - 50 29 72,50 11 55,00 40 66,70

Trên 50 5 12,50 6 30,00 11 18,30

Tổng 40 100,00 20 100,00 60 100,00

Trung bình (tuổi) 45,55 45,45 45,52

(Nguồn. Số liệu điều tra)

Trong sản xuất nông nghiệp chủ hộ là người giữ vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình, họ vừa là người điều hành công việc và cũng là người tham gia trực tiếp vào sản xuất. Mặt khác yếu tố tuổi tác còn phản ảnh nhận thức của

từng lớp người trong xã hội, những người ở các thế hệ khác nhau sự tiếp nhận các thông tin cũng khác nhau. Đối với những chủ hộ cũng vậy, họ là người có tiếng nói trong gia đình, nhận thức của họ tốt sẽ giúp cho hộ có được những quyết định đúng đắn và kịp thời. Với những hộ được điều tra, tuổi tác của các chủ hộ nhìn chung không có sự biến động lớn lắm.

Theo bảng 4.18, thôn Gia Lâm, số chủ hộ trồng rau đang ở độ tuổi từ 41 – 50 tuổi chiếm 66,70 %, đây là độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Độ tuổi này tập trung những người có kinh nghiệm sản xuất rau lâu năm và những người nhiều năm gắn bó với đồng ruộng nên họ có những suy nghĩ chín chắn trong việc đưa ra quyết định. Số hộ có chủ hộ dưới 40 chỉ chiếm 15 %, họ là lực lượng sản xuất có sức khỏe và sự linh hoạt trong sản xuất. Những hộ này thường mạnh dạn trong việc đưa ra các quyết định về sử dụng giống mới và áp dụng kỹ thuật mới. 18,30

% số chủ hộ trên 50 tuổi, những hộ này đa phần có phản ứng rụt rè với việc áp dụng kỹ thuật mới, cũng như việc đầu tư cho sản xuất RAT. Như vậy, ở mỗi nhóm tuổi chủ hộ khác nhau, lại có những ảnh hưởng nhất định đối với việc hộ quyết định sản xuất RAT. Căn cứ vào đó, các chương trình, tổ chức phát triển sản xuất rau an toàn cần phải tác động vào nhóm nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.

* Trình độ và kinh nghiệm sản xuất của hộ

Nhìn chung trình độ học vấn của các chủ hộ trung bình trên lớp 7 (tức cấp II) trở lên. Với trình độ này người nông dân có đủ khả năng để tìm hiểu, tiếp cận và áp dụng kỹ thuật tiến bộ và những cái mới vào sản xuất. Bên cạnh đó theo điều tra thì sự chênh lệch này biến động từ lớp 4 đến lớp 10 tức từ cấp I đến cấp III.

Đa số các chủ hộ đều đã học hết cấp II (chiếm 68,30 %), những người học cấp III chiếm 18,33 % , trên cấp III chiếm 8,37 %, chủ yếu là những hộ đã học qua sơ cấp và trung cấp về trồng trọt và có vai trò quan trọng trong cộng đồng, tham gia công tác chuyên trách và lãnh đạo tại thôn.

Bảng 4.19 Trình độ và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

ĐVT: Hộ

Diễn giải Gia Lâm Cổ Giang Tính chung

SL % SL % SL %

1. Văn hóa của chủ hộ (hộ)

Cấp I 2 5,00 1 5,00 3 5,00

Cấp II 28 70,00 13 65,00 41 68,30

Cấp III 7 17,50 4 20,00 11 18,33

Trên cấp III 3 7,50 2 10,00 5 8,37

2. Kinh nghiệm sản xuất (năm) Kinh nghiệm sản xuất rau thường

Hộ sản xuất từ 2 – 3 năm 6 15,00 3 15,00 9 15,00

Hộ sản xuất từ 4 – 6 năm 6 15,00 2 10,00 8 13,33

Hộ sản xuất trên 7 năm 28 70,00 15 75,00 43 71,67 Kinh nghiệm sản xuất RAT

Dưới 3 năm 24 60,00 13 65 37 61,67

3 năm trở lên 16 40,00 7 35 23 38,33

Số hộ điều tra 40 100,00 20 100,00 60 100,00

(Nguồn. Số liệu điều tra)

Về kinh nghiệm sản xuất RT của hộ, đa số các hộ sản xuất có số năm kinh nghiệm từ 7 năm trở lên (chiếm 71,67%) tổng số hộ điều tra, 28,33 % là các hộ có kinh nghiệm từ 2-3 năm và 4-6 năm. Bên cạnh đó có 38,33 % số hộ có kinh nghiệm sản xuất rau an toàn trên 3 năm và 61,67 % số hộ dưới 3 năm kinh nghiệm. Điều này cho thấy, trình độ của chủ hộ và kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng đến sản xuất rau cũng như việc ra quyết định của hộ trong sản xuất.

* Quy mô nhân khẩu của hộ

Quy mô nhân khẩu của mỗi hộ dao động từ 3 đến 9 người, sự chênh lệch này là tương đối lớn, song những hộ có số lượng nhân khẩu từ 7 đến 9 là 5 hộ (chiếm 8,33 %), từ 5 - 6 thành viên có 27 hộ (chiếm 45,0 %) và 28 hộ có số thành viên dưới 4 (chiếm 46,7 %). Trong đó số hộ có từ 3 đến 5 thành viên chiếm đa số. Số lượng nhân khẩu trong gia đình có ảnh hưởng đến việc sử dụng

nguồn lực và các quyết định sản xuất của hộ. Đối với những hộ có quy mô nhân khẩu lớn, hộ phải cân đối giữa nhu cầu của hộ với các phương án lựa chọn sao cho phù hợp như quyết định trong sử dụng đất trồng rau. Hộ phải lựa chọn giữa việc đảm bảo lương thực cho gia đình với việc dành bao nhiêu đất để sản xuất rau an toàn cũng như tính toán những rủi ro mà họ gặp phải khi đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó những hộ này thường sử dụng một nửa diện tích mình có để trồng rau, phần còn lại trồng lúa và một số cây lương thực khác, không có hộ nào lựa chọn dành tất cả đất canh tác của mình phục vụ cho việc trồng rau an toàn.

Bảng 4.20 Quy mô nhân khẩu của hộ

ĐVT: Hộ

Chỉ tiêu Gia Lâm Cổ Giang Tính chung

SL % SL % SL %

1. Quy mô nhân khẩu

Dưới 4 18 45,00 10 50,00 28 46,67

5 _ 6 19 47,50 8 40,00 27 45,00

Trên 7 3 7,50 2 10,00 5 8,33

Trung bình 4,95 4,85 4,92

Số hộ điều tra 40 100,0

0 20 100,0

0 60 100,00

(Nguồn. Số liệu điều tra)

* Lao động

Phần lớn lao động tham gia sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng là 2 người. Bên cạnh đó có một số hộ số hộ chỉ sử dụng 1 lao động cho sản xuất nông nghiệp, mà đối tượng ở đây là người phụ nữ. Số hộ sử dụng 3 lao động chủ yếu là những hộ có 4 lao động chính. Trong đó, những hộ sử dụng 2 -3 lao động cho nông nghiệp đều có sự tham gia của hai chủ hộ trong gia đình.

Số lao động có ảnh hưởng đến việc ra quyết định về quy mô sản xuất rau, loại rau thường trồng và quyết định về đầu ra cho sản phẩm. Trong đó những hộ có 1 lao động chính chủ yếu là phụ nữ vì chồng đi làm ăn, hoặc làm thêu ở thành

phố. Do chỉ có 1 lao động chính nên các quyết định của hộ cũng trở nên rụt rè hơn những hộ có từ 2 lao động chính, diện tích trồng cũng nhỏ hơn để có thể bảo đảm chăm sóc tốt cho rau. Về tiêu thụ sản phẩm, họ lựa chọn hình thức bán buôn tại ruộng và bán buôn tại các chợ ở xã lân cận để tiết kiệm thời gian và lao động.

Loại rau được trồng chủ yếu trong những hộ này là những loại rau ngắn ngày như cải ngọt, cải củ.

Bảng 4.21 Lao động chính và việc sử dụng lao trong nông nghiệp của hộ ĐVT: Hộ

Chỉ tiêu Gia Lâm Cổ Giang Tính chung

1. Tổng lao động chính

2 17 12 29

3 11 5 16

4 12 3 15

Trung bình (người) 2,88 2,55 2,83

2. Lao động được sử dụng trong sản xuất RAT

1 3 1 4

2 29 16 45

3 8 3 11

Trung bình (người) 2,13 2,10 2,12

Tổng hộ điều tra 40 20 60

(Nguồn. Số liệu điều tra)

Những hộ có 2 lao động trở lên, phần lớn quyết định dành trên 50 % diện tích đất canh tác để trồng rau an toàn, các loại rau dài ngày cũng được các hộ lựa chọn trồng như su hào, bắp cải, cà chua. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới việc quyết định nơi tiêu thụ và hình thức tiêu thụ của hộ. Thị trường tiêu thụ rau của những hộ này chủ yếu là các chợ trong thành phố Hà Nội, hình thức bán buôn là chính, trong đó chủ yếu là nam giới đi bán, vì phải chở đi đường xa và số lượng rau chở mỗi chuyến cũng nhiều. Do đó những hộ chỉ có 1 lao động nông nghiệp chính là phụ nữ không lựa chọn phương án này trong tiêu thụ sản phẩm của mình.

4.3.1.2 Ảnh hưởng của nguồn lực sản xuất

* Nguồn vốn sản xuất

Bảng 4.22 Tình trạng vốn sản xuất của hộ nông dân

ĐVT: Hộ

Chỉ tiêu Gia Lâm Cổ Giang Tính chung

SL % SL % SL %

- Thiếu vốn 31 77,50 12 60,00 43 71,67

- Đủ vốn 9 22,50 8 40,00 17 28,33

Số hộ điều tra 40 100,0

0 20 100,0

0 60 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Trong quyết định về việc đầu tư sản xuất, đặc biệt là đối với sản xuất rau an toàn cần thiết có hệ thống tưới tiêu và nhà lưới để sản xuất được tốt hơn. Tuy nhiên các hộ sản xuất rau nói chung và các hộ điều tra nói riêng đều chưa có sự đầu tư những cơ sở vật chất này. Lý do lớn nhất trong quyết định này của hộ là thiếu nguồn vốn, mặt khác do nguồn vốn hạn chế nên việc nông dân quyết định đầu tư sản xuất cây con giống là rất ít. Trong điều kiện thời tiết khô hạn không có nước tưới cho rau một số hộ phải sử dụng nước ao hồ vì thiếu vốn đầu tư khoan giếng. Do đó việc ra quyết định đầu tư cho sản xuất rau an toàn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn của hộ.

Theo bảng 4.22, số hộ thiếu vốn sản xuất là 43 hộ chiếm 71,67 %, với những hộ này thiếu vốn sản xuất đã hạn chế việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ của hộ.

Trong khi đó, để sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn thì mức đầu tư ban đầu tương đối quan trọng. Và 17 hộ chiếm 28,67 % tổng số hộ cho rằng họ có đủ vốn để sản xuất rau an toàn, tuy nhiên chưa có hộ nông dân nào trong xã đầu tư nhà lưới, hay hệ thống tưới tiêu, do các thửa ruộng của hộ nằm phân tán nên việc đầu tư không tập trung như vậy sẽ vừa tốn kém lại không mang lại hiệu quả kinh tế.

* Diện tích đất nông nghiệp

Theo bảng số liệu trên, diện tích đất canh tác bình quân của các hộ diều tra là 1660,4 m2/hộ, có sự dao động lớn từ 492 đến 3600 m2, đất trồng rau là 961,5 m2/hộ chiếm 57,91 % tổng diện tích đất canh tác của hộ và dao động từ 392 đến 3600 m2. So sánh các chỉ tiêu bình quân này giữa 2 thôn Gia Lâm cà thôn Cổ Giang ta thấy không có sự khác biệt lắm. Tuy nhiên, với mỗi hộ thì quyết định lại rất khác nhau. Đối với những hộ có diện tích đất canh tác nhỏ có xu hướng trồng rau ngắn ngày nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất và luân canh với một vụ lúa trong năm. Những hộ có trên 900 m2 đất canh tác thường dành trên 50 % diện tích đất để trồng rau, trong đó loại rau dài ngày được lựa chọn sản xuất nhiều hơn rau ngắn ngày. Những hộ có diện tích canh tác dưới 900 m2 thường trồng những loại rau ngắn ngày và luân canh với một vụ lúa trong năm. Mặt khác đất đai của mỗi hộ thường phân tán “đây một mảnh kia một mảnh” rất khó cho các hộ quy hoạch cho mình một khu sản xuất cũng như việc tập trung đầu tư và chuyên môn hóa sản xuất. Với tình trạng đất đai như vậy nên hình thức canh tác của hộ vẫn mang nặng tính tự phát, truyền thống, chưa có một hệ thống nhà lưới nào được đầu tư cho vùng sản xuất rau an toàn Lệ Chi.

Bảng 4.23 Diện tích đất bình quân phân bổ của hộ

Diễn giải Gia Lâm Cổ Giang Trung bình

SL % SL % SL %

* Đất canh tác (m2/hộ)

1646,1 0

100,0 0

1674,6 0

100,0 0

1660,4 0

100,0 0 - Đất trồng rau

(m2/hộ) 975,00 59,20 948,00 56,60 961,50 57,91

(Nguồn. Số liệu điều tra)

Như vậy, khi đưa ra một quyết định nào đó các hộ nông dân thường rất cẩn trọng trong việc cân đối nguồn lực mà họ có. Và điều chỉnh một cách tương

đối linh động để đạt được các mục tiêu của hộ, không chỉ là mục tiêu kinh tế (thu nhập cao) mà cả mục tiêu xã hội (đảm bảo lương thực).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w