Thực trạng ra quyết định của hộ nông dân sản xuất rau an toàn .1 Thông tin chung về nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 49 - 55)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Thực trạng ra quyết định của hộ nông dân sản xuất rau an toàn .1 Thông tin chung về nhóm hộ điều tra

Trong phần này chúng tôi tập trung tìm hiểu và phân tích về nguồn lực của các hộ sản xuất rau an toàn. Song chủ yếu đi sâu vào hai nhóm chính đó là nguồn lực con người và nguồn lực sản xuất. Vì đây là nhóm yếu tố cơ bản cần phải có ở mỗi hộ sản xuất, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và phản ánh được năng lực kinh tế của hộ nông dân.

4.2.1.1 Nguồn lực con người

Nguồn lực con người có vai trò vô cùng quan trọng nó quyết định mọi thành quả trong sản xuất của nông hộ. Hơn nữa đây còn là cái vốn ban đầu để người nông dân có thể tiến hành các hoạt động sản xuất. Song khi nói đến nguồn lực con người ở mỗi góc độ, mỗi đề tài nghiên cứu khác nhau người ta có những cách chọn lựa các chỉ tiêu khác nhau. Và trong nghiên cứu này nguồn lực con người được đề cập thông qua các chỉ tiêu: Tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, quy mô nhân khẩu và số lao động nông nghiệp chính của hộ. Trong đó, mỗi yếu tố lại có những ảnh hưởng nhất định tới quá trình ra quyết định trong sản xuất rau an toàn của hộ nông dân.

Theo bảng 4.4 cho thấy, tuổi bình quân của chủ hộ là 45,52 tuổi trong đó, thôn Gia Lâm là 45,55 tuổi và thôn Cổ Giang là 45,45 tuổi giữa 2 thôn không có sự chênh lệch lớn về tuổi tác. Tuy nhiên, trong 60 hộ điều tra 100% các hộ đều có chủ hộ là nam giới, độ tuổi của chủ hộ có sự dao động lớn từ 39 đến 56. Ở độ tuổi này họ đều là những người có suy nghĩ chín chắn và kinh nghiệm sống để đưa ra những quyết định hợp lý với khả năng và nguồn lực khác nhau của hộ.

Về trình độ học vấn dao động từ lớp 4 đến lớp 10 (hệ 10/10). Trung bình trình độ học vấn của họ là 7,35, giữa 2 thôn Gia Lâm và Cổ Giang mức độ chênh lạch không đáng kể. Với mặt bằng chung về trình độ học vấn như vậy người nông dân hoàn toàn có khả năng tiếp thu được những cái mới trong sản xuất

RAT cũng như khả năng tìm hiểu và khai thác thông tin từ môi trường xung quanh họ.

Bảng 4.4 Một số nguồn lực con người của nhóm hộ điều tra

ĐVT: %

Chỉ tiêu Gia Lâm Cổ Giang Tính chung

- Tuổi TB của chủ hộ (tuổi/người) 45,55 45,45 45,52 - Trình độ học vấn của chủ hộ

(lớp/người) 7,3 7,45 7,35

- Kinh nghiệm sản xuất (năm/hộ)

+ Rau thường 8,08 8,65 8,27

+ Rau an toàn 3,25 3,05 3,18

- Quy mô nhân khẩu (người/hộ) 4,95 4,85 4,92

- Tổng số lao động (người/hộ) 2,88 2,55 2,83

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Bên cạnh đó, quá trình lao động sản xuất đã tạo cho người nông dân kinh nghiệm sản xuất, từ rau thường (RT) đến RAT. Với kinh nghiệm sản xuất RT tích lũy trung bình là 8,27 năm/hộ, trong đó, số năm kinh nghiệm sản xuất RT của các hộ thôn Cổ Giang cao hơn so với thôn Gia Lâm do Cổ Giang là thôn trước đây sản xuất rau chiếm đến 70 % diện tích rau của cả xã, nên có một số nông dân có kinh nghiệm nhiều năm về sản xuất rau. Tuy nhiên một số năm trở lại đây diện tích rau của thôn này giảm hẳn, thay vào đó là trồng ngô và đậu tương. RAT cũng mới được đưa vào từ năm 2002, đến năm 2007 mới được triển khai một cách rộng rãi cùng với sự quan tâm từ Chi cục BVTV huyện cùng với các dự án RAT trên địa bàn xã. Vì vậy kinh nghiệm sản xuất RAT mà các hộ tích lũy được từ 1 đến 5 năm. Bình quân mỗi hộ có 3,18 năm sản xuất RAT. Khác với kinh nghiệm sản xuất RT thôn Gia Lâm có kinh ngiệm sản xuất RAT lâu

năm hơn so với thôn Cổ Giang do tỷ trọng sản xuất rau của thôn Gia Lâm một số năm gần đây nhiều hơn thôn Cổ Giang. Điều đó có tác động tới mức độ quan tâm của từng hộ nông dân tới vấn đề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm rau của mình nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất.

Số nhân khẩu của hộ thường phản ánh nhu cầu lương thực thực phẩm.

Trung bình mỗi hộ có 4, 92 người và khá đồng đều giữa 2 thôn Gia Lâm và Cổ Giang. Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn về số lượng nhân khẩu của từng hộ từ 3 đến 9 người, những hộ có số nhân khẩu lớn đều là hộ sống từ 2 đến 3 thế hệ trong một gia đình với số khẩu ăn theo lớn. Do đó số nhân khẩu của hộ có ảnh hưởng không nhỏ đến hộ trong việc ra quyết định sản xuất RAT.

Về số lao động , mỗi hộ trung bình có xấp xỷ 3 lao động (83,82), thôn Gia Lâm có số lao động là 2,88 người, thôn Cổ Giang là 2, 55 người thấp hơn so với thôn Gia Lâm. Sự hạn chế về lao động có tác động không nhỏ đến việc phân bổ lao động của hộ cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Vì vậy dẫn đến hiện tượng nhiều hộ thay vì phát triển trồng RAT bằng các loại cây trồng khác tốn ít công sức hơn.

4.2.1.2 Nguồn lực sản xuất

Nguồn lực sản xuất của hộ được nghiên cứu trong đề tài là: đất đai, công cụ sản xuất và phương tiện thông tin của hộ và một số tài sản khác. Đây đều là những nguồn lực nhằm hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho hộ trong quá trình sản xuất RAT.

Trước tiên là diện tích đất canh tác của hộ, trung bình mỗi hộ điều tra có 1660,1 m2/hộ, trong đó thôn Gia Lâm có diện tích trung bình thấp hơn so với thôn Cổ Giang là 18,5 m2/hộ. Đó là diện tích đất canh tác bình quân, nhưng trên thực tế diện tích đất của mỗi hộ lại phụ thuộc vào số nhân khẩu. Vì vậy, tùy vào mục đích sản xuất của mỗi hộ mà quy mô đất canh tác có thể là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn khi đưa ra quyết định sản xuất RAT

Xét về công cụ dùng trong sản xuất nông nghiệp của các hộ sản xuất rau an toàn ta thấy những dụng cụ này mới chỉ đáp ứng một phần cơ bản. Và phần lớn còn mang tính thủ công, chủ yếu dựa vào sức người là chính, hơn nữa chỉ phù hợp với sản xuất ở quy mô nhỏ. Do đó với công cụ sản xuất như trên phản ánh tính manh mún trong trồng rau an toàn của các hộ nông dân xã Lệ Chi.

Bảng 4.5 Một số nguồn lực sản xuất và phương tiện thông tin của hộ

Diễn giải ĐVT Gia Lâm Cổ Giang Tính chung

A. Công cụ sản xuất

1. Bình phun bơm máy Cái/hộ 0,1 0,2 0,13

2. Bình phun bơm tay Cái/hộ 1,1 0,9 1,0

3. Thùng tưới Đôi/hộ 1,5 1,3 1,45

4. Thùng ô ròa Cái/hộ 1,2 1,15 1,18

5. Cày Cái/hộ 1,0 1,0 1,0

6. Bừa Cái/hộ 1,0 1,0 1,0

B. Phương tiện thông tin

1. Ti vi Cái/hộ 1,0 1 1

2. Radio Cái/hộ 0,28 0,4 0,32

3. Điện thoại Cái/hộ 1,65 1,5 1,6

C. Vật nuôi

1. Bò Con/hộ 1,5 2,35 1,78

2. Lợn Con/hộ 3,65 2,7 3,33

3. Gà Con/hộ 12,0 10,5 11,5

D. Đất canh tác m2/hộ 1646,1 1674,6 1660,4

(Nguồn. Số liệu điều tra)

Đối với phương tiện thông tin: Tất cả các hộ đều có Tivi, đây là phương tiện thông tin chủ yếu và thường xuyên của hộ. Ngoài ra điện thoại cũng trở thành phương tiện giúp cho các hộ có thể tiếp cận thêm nhiều thông tin hơn. Nó đã trở nên phổ biến với người nông dân một vài năm nay. Còn phương tiện nghe hiện nay dường như không còn thông dụng nữa. Tuy nhiên nó vẫn được một số người dân sử dụng như một thói quen từ lâu.

Về vật nuôi trong gia đình, hầu như tất cả các hộ đều nuôi gia súc, theo thông tin thu thập từ các hộ cho thấy, việc nuôi gia súc như: bò, lợn, gà… giúp

cho các hộ giải quyết được một phần nguồn phân chuồng phục vụ cho trồng rau, hơn nữa còn giúp cho hộ tận dụng được những nông sản dư thừa sau mỗi vụ thu hoạch góp phần tăng gia tạo thêm thu nhập cho gia đình.

Nhìn chung các hộ nông dân điều tra đều là những hộ trung bình, khá.

Song nguồn lực sản xuất của các hộ mới chỉ đáp ứng được sản xuất ở quy mô nhỏ, thủ công. Đặc biệt chưa có hộ nông dân nào sử dụng nhà lưới hay hệ thống tưới tiêu cho hoạt động sản xuất rau an toàn, một phần do quy mô của hộ nhỏ, phần nữa là do đầu tư ban đầu cho nhà lưới và hệ thống tưới tiêu tương đối cao nên hộ chưa có khả năng thực hiện. Trong khi đó để phát triển vùng sản xuất rau an toàn, hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới là những cơ sở vật chất cơ bản quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất.

4.2.2 Quá trình ra quyết định trong sản xuất RAT của nhóm hộ điều tra 4.2.2.1 Nhận thức của hộ nông dân về rau an toàn

Nhận thức là cách tiếp nhận thông tin hay những sự tác động từ môi trường bên ngoài chúng ta và truyền nó vào sự hiểu biết về tâm lý học. Việc nhận biết được tâm lý của con người là một vấn đề rất khó khăn bởi sự phức tạp cũng như sự khác biệt trong nhận thức của mỗi cá nhân. Đối với người nông dân cũng vậy, có nhiều đề tài nghiên cứu hành vi của người dân để tìm hiểu lý do về sự khác biệt giữa nhận thức và hành động của họ. Vì vậy khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đấn việc ra quyết định của nông dân trồng rau xã Lệ Chi chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của họ về rau an toàn bằng cách phỏng vấn một số hộ nông dân.

* Hình thức tiếp cận thông tin về rau an toàn của hộ nông dân

Sản xuất rau an toàn đã được khuyến khích thực hiện từ khá lâu (chính sách về triển khai chương trình trồng rau sạch của thành phố Hà Nội đưa ra vào tháng 2 năm 1996). Tuy nhiên vài năm trở lại đây lĩnh vực này mới thật sự được người nông dân quan tâm, cụm từ “rau an toàn” cũng không còn xa lạ với người

sản xuất và người tiêu dùng nữa. Vậy đối với người dân xã Lệ Chi, họ tiếp cận thông tin về sản xuất rau an toàn như thế nào?

Bảng 4.6 Hình thức tiếp cận thông tin của hộ nông dân về rau an toàn ĐVT: Hộ

Nguồn thông tin Gia Lâm Cổ Giang Tính chung

SL % SL % SL %

- Ti vi, radio 10 25,00 6 30,00 28 26,70

- Lớp tập huấn 34 85,00 15 75,00 49 81,50

- Hàng xóm 20 50,00 8 40,00 16 46,70

- Công tác truyền thông

KN của xã 12 30,00 5 25,00 17 28,30

Số hộ điều tra 40 100,0

0 20 100,0

0 60 100,00

( Nguồn: Số liệu điều tra)

Theo số liệu điều tra cho thấy người nông dân tiếp cận thông tin về rau an toàn từ rất nhiều nguồn khác nhau, vì vậy một nông dân không chỉ tiếp cận với một nguồn thông tin mà có thể từ hai hoặc nhiều hơn thế. Trong đó nguồn thôn tin từ các lớp tập huấn chiếm tỷ lệ lớn nhất 81,50 %. Họ cho rằng các lớp tập huấn về IPM (Integrated Pests Management – Quản lý tổng hợp dịch hại bảo vệ cây trồng), về kỹ thuật sản xuất rau an toàn của chi cục BVTV huyện, mô hình trồng rau an toàn của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã giúp cho họ có nhiều thông tin hơn về rau an toàn. Các lớp tập huấn không chỉ hướng dẫn cho người dân về mặt lý thuyết mà có sự kết hợp giữa học và hành. Bên cạnh đó người nông dân còn có một cách tiếp cận thông tin khá hiệu quả từ những người hàng xóm (46,7 %). Đây là cách lan truyền thông tin rất tốt, thiết thực và không tốn kém. Những người nông dân không có cơ hội tham gia vào các lớp tập huấn thì đều có thể được những người nông dân khác hướng dẫn lại trên chính đồng ruộng của mình. Những người tham gia vào lớp tập huấn trên đôi lúc còn khó

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w