KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Hộp 4.1 Câu chuyện đường đời
4.4 Giải pháp cho vấn đề ra quyết định của hộ nông dân
Sản xuất rau an toàn muốn phát triển được thì các vấn đề cần được giải quyết một cách đồng bộ. Trong khuôn khổ nội dung của đề tài nghiên cứu chúng tôi tập trung vào một số vấn đề chủ yếu để phần nào khắc phục được những yếu tố có tác động gây khó khăn cho nông dân trong việc đưa ra những quyết định hợp lý đối với sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi.
Tăng cường thực hiện một cách đồng bộ việc đầu tư xây dựn cơ sở vật chất, vật tư, lao động…tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất rau, từ đó giúp tăng năng suất, bảo đảm chất lượng của rau an toàn. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác truyền thông, kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn quy trình sản xuất rau an toàn của hộ, củng cố kiến thức và nâng cao nhận thức của nông dân về rau an toàn. Trên cơ sở đó tiến tới việc áp dụng những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, tạo nên một vùng sản xuất rau an toàn tập trung và xây dựng niềm tin, uy tín đối với người tiêu dùng thông qua các biện pháp cụ thể:
4.4.1 Giải pháp về tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất cho nông dân
Việc tham gia tập huấn về kỹ thuât sản xuất rau an toàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nông dân, không chỉ trong nhận thức mà cả kỹ năng sản xuất.
Quá trình sản xuất trên đồng ruộng không chỉ có nam giới mà nữ giới là lực lượng chiếm tỷ lệ đông đảo. Do đó, cần thực hiện giải pháp sau:
* Lồng ghép giới trong hoạt động tập huấn: công tác triển khai tập huấn cần có sự phối kết hợp lồng ghép giới vào đó để nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn, tạo điều kiện cho nữ giới có điều kiện phát huy khả năng tiếp nhận cũng như áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
* Bổ sung và hoàn thiện kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho nông dân
Do sự tác động của nhiều yếu tố nên nên trong nhiều trường hợp nông dân còn đưa ra những quyết định sản xuất không đảm bảo quy trình sản xuất rau an toàn. Như việc lạm dụng thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học để tiêu diệt nhanh chóng tình trạng sâu bệnh phá hoại.
o Đối với quy trình sản xuất rau an toàn:
Nên xác định một cách cụ thể những khâu kỹ thuật mà hộ chưa làm được hoặc làm nhưng chưa tốt và những khó khăn mà hộ gặp phải trong sản xuất. Để giải quyết được điểm yếu này cần tăng cường giới thiệu kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân tham gia vào các mô hình sản xuất, giúp họ có cơ hội thực hành. Áp dụng tưới tiêu tiết kiệm, tưới phun mưa, gia tăng diện tích được tưới mà lại tiết kiệm nước. Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV, xử lý phân hữu cơ tại gia đình bằng các chế phẩm vi sinh và túi bioga. Từ đó tạo cho hộ thói quen sử dụng phân hữu cơ thay cho phân hóa học.
o Tăng cường mở lớp tập huấn cho nông dân sản xuất rau an toàn.
Trong quá trình điều tra có đến 81,67 % số hộ đã tham gia các lớp tập huấn IPM và kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Số còn chủ yếu là được học hỏi từ những người khác vì theo cán bộ cộng đồng tại địa phương cho biết các lớp tập huấn chưa đủ để tạo điều kiện cho tất cả nông dân trồng rau tham gia mà đối tượng chủ yếu là những nông dân sản xuất giỏi, và các thông tin về rau an toàn được các hộ trao đổi và lan truyền cho nhau. Do đó, khi nói về quy trình sản xuất rau an toàn có nhiều hộ còn mơ hồ, các hộ chủ yếu quan tâm tới một số khâu chính
nên việc thực hiện còn hạn chế. Vì vậy, cần bổ sung kiến thức về rau an toàn cho các hộ chưa được tập huấn đồng thời tăng cường giám sát các hộ trong quy trình sản xuất rau an toàn, kết hợp lồng ghép giáo dục ý thức, trách nhiệm cho các hộ hiểu sự cần thiết phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật.
4.4.2 Giải pháp cho vấn đề ra quyết định đối với đầu vào trong sản xuất RAT của hộ
Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nông dân đối với đầu vào trong sản xuất chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
* Quy hoạch khu sản xuất rau an toàn tập trung
Theo báo cáo tổng kết năm 2009 của xã Lệ Chi, trong phương hướng phát triển nông nghiệp là tiếp tục sản xuất rau an toàn thành khu vực sản xuất tập trung, hạn chế tình trạng ruộng đất canh tác theo kiều manh mún như hiện nay.
Do đó, HTX DVNN và các đoàn thể khác như: Hội Nông dân, Hội phụ nữ,…cần cùng nhau nghiên cứu và quy hoạch diện tích rau an toàn trong tổng diện tích canh tác của xã phù hợp đạt được chỉ tiêu đặt ra trong phương hướng 2011 diện tích rau an toàn là 50 đến 60 ha. Nhu cầu rau an toàn hiện nay đang có xu hướng tăng cao vì vậy xã cần phải mở rộng hơn nữa diện tích sản xuất. Việc quy hoạch rau an toàn thành vùng tập trung sẽ tiện lợi hơn rất nhiều cho các hộ trong sản xuất rau, mặt khác sẽ nâng cao lợi ích xã hội do các cơ sở hạ tâng được đầu tư một cách tập trung như hệ thồng thủy lợi, hệ thống nhà lưới, giao thông.
Bên cạnh đó cơ cấu các loại rau an toàn trồng trong các vụ cũng cần được lờn kế hoạch rừ ràng trờn cơ sở xỏc định nhu cầu của thị trường, khả năng thớch ứng của từng loại rau đối với điều kiện tự nhiên. Trong đó hợp tác xã cần phải nêu cao vai trò của mình trong cơ cấu diện tích từng loại rau an toàn. Tránh tình trạng sản xuất theo cảm tính, theo phong trào như của nông dân hiện nay. Để nắm bắt được nhu cầu của thị trường cần thường xuyên cập nhật thông tin đối với từng loại rau và xu hướng của người tiêu dùng hiện nay, từ đó cung cấp cho hộ triển khai sản xuất. Các thông tin này được nên được tuyên truyền trên hệ
thống loa, đài phát thanh đến các thôn vào từng thời điểm trong năm để các hộ cú thể nắm rừ và đưa ra quyết định tổ chức sản xuất.
* Hình thành cơ sở sản xuất giống rau an toàn
Trong xã hiện nay, cơ sở sản xuất cây giống cho sản xuất rau an toàn rất ít, không đủ cung ứng cho nhu cầu sản xuất của các hộ. Việc sản xuất cây giống khỏe và sạch bệnh sẽ phần nào nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng rau an toàn. Vì vậy trên địa bàn xã rất cần thiết hình thành cơ sở sản xuất cây giống.
Để hình thành cơ sở sản xuất cây giống đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho sản xuất rau an toàn thì nông dân cần được trang bị kỹ thuật sản xuất. Khi có cơ sở sản xuất giống tại địa phương người sản xuất sẽ hạn chế được những rủi ro về chất lượng cũng như số lượng cây giống. Hơn nữa cắt giảm thời gian đi lại cũng như chi phí lao động khi đi mua giống.
4.4.3 Giải pháp cho vấn đề ra quyết định về kỹ thuật chăm sóc RAT của hộ Đối với những quyết định trong việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc rau an toàn chúng ta cần có một số biện pháp nhằm hạn chế những quyết định mang tính cá nhân của hộ nông dân:
* Kiên cố hóa hệ thống thủy lợi
Xã Lệ Chi là một xã có truyền thống về trồng rau, song xét về mặt cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất rau chưa được đầu tư. Hệ thống thủy lợi của khu sản xuất rau đang xuống cấp một cách trầm trọng, việc cung cấp nước tưới thất thường lúc thừa lúc thiếu, ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất của các hộ.
Do vậy xã cần có kế hoạch xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước vào khu vực trồng rau, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, và quản lý nguồn nước tưới tốt hơn, tránh tình trạng thiếu nước nông dân không đào được giếng khoan đành “dùng tạm” nước ao hồ. Việc xây dựng hệt hống thủy lợi cho khu sản xuất rau an toàn không chỉ có tác dụng thường xuyên cung cấp nước cho
đồng ruộng mà còn là cơ sơ cho việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ như các hình thức tưới nước tiết kiệm.
* Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất rau an toàn
Cùng với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là biện pháp cần thiết để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất rau an toàn ở Lệ Chi còn nhiều hạn chế. Do vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn, cần tăng cường áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Các biện pháp sản xuất hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thủy lợi và mùa vụ. Cho nên, các yếu tố thời tiết như: Mưa nhiều, nắng nhiều, lũ lụt, hạn hán, rét hại kéo dài có ảnh hưởng lớn đến sản xuất rau an toàn. Nên việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất mới như tưới tiêu khoa học, áp dụng phương pháp tưới phun vào sản xuất một phần chủ động hơn trong chăm sóc, tiết kiệm nước tưới mặt khác còn có điều kiện sử dụng nguồn nước sạch trong sản xuất rau an toàn.
Việc áp dụng các sản phẩm của công nghệ sinh học như thuốc BVTV vi sinh hay phân bón vi sinh…Một mặt đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm, mặt khác lại có tác dụng bảo vệ môi trường rất thích hợp sản xuất rau an toàn, nên được khuyến khích sử dụng.
* Tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân Khi nông dân được nhận thức một cách đầy đủ về vai trò của việc sản xuất rau an toàn, cũng như tác hại của việc sản xuất rau theo lối truyền thống thì hộ nông dân sẽ biết cách áp dụng kỹ thuật sản xuất nào là tốt nhất. Việc hình thành thói quen trong kỹ thuật chăm sóc là điều rất cần thiết, nó có thể tạo nên tính tự giác cao cho mỗi người dân.
Tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền đến với nông dân dưới nhiều hình thức như lao đài, tờ rơi, tờ bướm… về ý nghĩa và kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Với thời gian, thời lượng phỏt thanh cố định để nụng dõn tiện theo dừi. Tổ
chức các hội thi lồng ghép những kiến thức liên quan đến việc chăm sóc rau như thế nào là an toàn nhất.
* Xây dựng mối liên kết chặt chẽ
Một trong những giải pháp giúp hộ có sự đồng nhất trong việc chăm sóc rau an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật đó là xây dựng mối liên kết. Các liên kết rất đa dạng, có thể là liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau, hoặc liên kết giữa nông dân với HTX, hoặc với các tổ chức… Thông thường khi các hộ tham gia vào các nhóm, hay vào các tổ chức đều có những quy định nghiêm ngặt yêu cầu hộ phải thực hiện. Sự ràng buộc bởi những quy định chung có tác dụng nâng cao ý thức của nông dân cũng như giúp cho các cá nhân có thể bổ sung kiến thức hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất. Vì với hình thức liên kết, lợi ích là thuộc về tất cả mọi người nên sẽ khắc phục được những ứng xử tiêu cực của các cá nhân.
4.4.4 Giải pháp cho đầu ra của sản phẩm rau an toàn
Đầu ra của sản phẩm rau an toàn được phản ảnh thông qua thị trường tiêu thụ và hình thức tiêu thụ. Việc tiêu thụ thuận lợi là đồng lực lo lớn khuyến khích nông dân tập trung sản xuất được tốt hơn.
* Khai thác thị trường Hà Nội, tìm kiếm thị trường mới
Thị trường tiêu thụ rau an toàn hiện nay của xã Lệ Chi đa phần là thị trường Hà Nội, việc đưa sản phẩm rau của hộ sang các thị trường các tỉnh khác hầu như không có. Do đó, cùng với kế hoạch chung của toàn xã về mở rộng diện tích, nâng cao năng suất chất lượng rau an toàn thì việc tìm kiếm thị trường mới là rất cần thiết. Trong đó, thị trường xuất khẩu đang còn là một thị trường tiềm năng, có thể tiêu thụ với giá cao và chuyển sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên môn hóa.
* Xây dựng mối liên kết chặt chẽ trong tiêu thụ
Hiện nay, trên địa bàn xã Lệ Chi mới chỉ tồn tại hình thức liên kết trong tiêu thụ rau mang tính sơ khai. Sự liên kết giữa người mua và người bán không bền chặt, cũng như không có sự đảm bảo đối về đầu ra cho sản phẩm rau an toàn.
Để thúc đẩy tiêu thụ rau an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm của hộ, tạo ra sức cạnh tranh trong tiêu thụ rau an toàn thì cần có sự liên kết giữa các hộ nông dân với HTX, các tổ chức, doanh nghiệp, các hiệp hội… Trong đó, phát huy vai trò của HTX trong việc giới thiệu sản phẩm rau an toàn đến các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, các cửa hàng, siêu thị, từng bước xây dựng thương hiệu cho rau an toàn Lệ Chi.
Mặt khác, muốn phát triển sản xuất lâu dài và tạo được sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng vê chất lượng sản phẩm, tiến tới sản xuất theo hướng sản xuất chuyên môn hóa thì việc xây dựng thương hiệu rau an toàn của xã Lệ Chi là điều cần thiết phải làm. Thương hiệu rau an toàn được hiểu một cách đơn giản là tên của sản phẩm rau an toàn và gắn liền với nơi sản xuất do cơ quan Nhà nước có chức năng công nhận và có đăng ký với cơ quan chuyên trách. Nó là cơ sở để người tiêu dùng có thể nhận biết và tin tưởng vào rau an toàn.
Tuy nhiên, đối với xã Lệ Chi, việc sản xuất rau an toàn còn mang nặng tính cá thể, độc lập mà thương hiệu được xây dựng thông qua một tổ chức có đủ điều kiện có tư cách pháp nhân. Vì vậy, để xây dựng cho rau an toàn Lệ Chi là một điều hết sức khó khăn. Do đó, hợp tác xã là một tổ chức có đủ điều kiện để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau an toàn, nên việc gắn kết chặt chẽ giữa nông hộ sản xuất rau an toàn với hợp tác xã trong tiêu thụ sản phẩm là một hướng đi đúng và hiệu quả cần làm và phải làm.
PHẦN 5.