Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định về kỹ thuật chăm sóc RAT của hộ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 82 - 85)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hộp 4.1 Câu chuyện đường đời

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trồng rau trong sản xuất rau an toàn

4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định về kỹ thuật chăm sóc RAT của hộ

Đối với kỹ thuật chăm sóc rau an toàn các hộ đã được học và quan sát qua lớp tập huấn, qua hàng xóm. Trong đó việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, nguồn nước tưới có ảnh hưởng lớn đến kết quả, chất lượng sản xuất RAT. Mặc dù vậy, nông dân vẫn có những lựa chọn không đồng nhất với nhau trong việc áp

dụng đúng quy trình kỹ thuật. Qua việc tìm hiểu và phân tích chúng ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định về đầu vào trong sản xuất RAT của hộ là:

* Nhận thức của nông dân

Các lớp tập huấn như: IPM, tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã trong thời gian vừa qua đã giúp cho nông dân nâng cao hiểu biết và kiến thức về sản xuất rau an toàn cũng như vai trò của việc sản xuất rau an toàn. Do đó, phần nào thay đổi thói quen sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV và nguồn nước tưới. Về phân bón nông dân sử dụng phân chuồng hoai mục ngày càng phổ biến và nhiều hộ thấy rừ được lợi ớch của nú như cải tạo đất, khụng gõy ụ nhiễm môi trường cũng như bao vệ sức khỏe con người. Thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp được sử dụng nhiều hơn thay vì lạm dụng thuốc hóa học. Nguồn nước tưới cũng được người dân lưu ý sử dụng, tưới rau bằng nước giếng khoan trước đây không hề có thì bây giờ có nhiều hộ cũng đã có giếng khoan phục vụ nước tưới cho rau.

* Khả năng liên kết trong sản xuất

Việc ra quyết định của hộ nông dân còn có sự ảnh hưởng của khả năng liên kết trong sản xuất rau an toàn. Ở đây chủ yếu là vai trò của các tổ chức địa phương trong việc xây dựng mối liên kết trong sản xuất. Sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân là mang tính độc lập, 100% số nông dân được hỏi cho rằng họ không tham gia liên kết với các hộ khác hay với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào. Trong khi đó trong xã HTX vẫn tồn tại, vẫn có các xã viên tham gia vào HTX, tuy nhiên, HTX chỉ giữ vai trò cung ứng một số vật tư NN như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, và cùng với cơ quan cấp trên, hội nông dân triển khai các lớp tập huấn IPM, tập huấn kỹ thuật sản xuất RAT. Nhưng HTX lại không tham gia điều hành công tác triển khai sản xuất RAT ở các hộ. Dó đó, không kiểm soát được việc nông dân áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn.

Sự thiếu hụt bộ máy quản lý trong chăm sóc rau an toàn tạo điều kiện cho lối canh tác truyền thống của nông dân phát tác. Do sản xuất độc lập, cái mà hộ

quan tâm hàng đầu vẫn là lợi ích của cá nhân hộ, nên khi gặp khó khăn về các khâu chăm sóc, họ giải quyết bằng những phương án mà hộ dễ thực hiện nhất, trước mắt nhất. Vì vậy, mới có hiện tượng nông dân vẫn sử dụng thuốc hóa học tác dụng mạnh để tiêu diệt sâu bệnh, và sử dụng nước ao, hồ tưới cho rau.

* Điều kiện tự nhiên

Trong sản xuất rau an toàn cần đảm bảo một số yêu cầu khắt khe đối với việc sử dụng thuốc BVTV, vì vậy người nông dân cần đưa ra những lựa chọn đúng về loại thuốc phòng trừ sâu bệnh sao cho hạn chế các chất độc hại tồn dư trong cây rau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự biến động thất thường của khí hậu thời tiết làm phát sinh nhanh chóng các loại sâu, bệnh mà không có dự báo trước, nếu không tiêu diệt khẩn trương thì sâu bệnh sẽ phát tán rộng ra cánh đồng hoặc làm mất trắng lứa rau. Do đó nông dân lựa chọn những thuốc có tác dụng mạnh như thuốc có nguồn gốc hóa học thay vì sử dụng thuốc sinh học vì thời gian tiêu diệt sâu bệnh của thuốc sinh học lâu hơn, theo tâm lý của nông dân thường là tránh rủi ro nên việc sử dụng thuốc hóa học sẽ chắc chắn hơn.

Khô hạn kéo dài, các con sông dần cạn kiệt, việc cung cấp nước về đồng ruộng không được thường xuyên. Các ruộng rau thiếu nước, giải pháp đưa ra trong lúc này là sử dụng nước giếng khoan hoặc nước ao hồ. Việc nông dân quyêt định sử dụng nước ao hồ để giải quyết vấn đề thiếu nước đã đi ngược lại so với điều kiện sản xuất rau an toàn. Quyết định này nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của rau mà còn tạo nên thói quen không tốt của nông dân trong canh tác rau an toàn.

* Hệ thống thủy lợi

Hiện nay trên cánh đồng rau của thôn Gia Lâm không có hệ thống mương cứng, các mương đào đang xuống cấp, gây nên tình trạng khi nước về nhiều gây ngập úng cho những ruộng ở gần, khi nước về ít lại không dẫn tới các ruộng ở xa. Hiện tượng thất thoát nước trên hệ thống mương đào kiểu này là rất lớn. Sự xuống cấp của hệ thống mương đào trên các đồng rau nơi đây có ảnh hưởng

không nhỏ đến sản xuất rau của hộ, đặc biệt với tình trạng cạn kiệt của các con sông như sông Hồng, sông Đuống trong thời gian vừa qua đã khiến cho nông dân phải đưa ra quyết định và do dự trong sử dụng nguồn nước tưới. Theo kết quả nghiên cứu trong phần ra quyết định có 34 hộ sử dụng nước giếng khoan và 26 hộ sử dụng nước ao, hồ. Thông thường trong sản xuất rau an toàn, nếu không có nguồn nước sạch để tưới cho rau nông dân nên dùng nước sông hoặc giếng khoan để tưới, không nên sử dụng nước đọng ở những ao, hồ. Tuy nhiên, nông dân được nhận thức về điều đó nhưng họ vẫn làm theo lối canh tác cũ.

4.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định về đầu ra sản phẩm RAT

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w