Những vấn đề lý luận về quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái tại xã lê hồ huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 20 - 23)

Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1 Cở sở lý luận

2.1.2 Những vấn đề lý luận về quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái

Quản lý chuột hại cho lúa trên quan điểm sinh thái học, quan điểm này cho rằng hệ thống phòng trừ dịch hại phải dựa trên cơ sở sinh thái học, phù hợp với điều kiện môi trường. Vì vậy những hiểu biết về hệ sinh thái nông nghiệp chính là cơ sở khoa học để xây dụng chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại trong sản xuất nông nghiệp.

Phòng trừ chuột hại là một trong những vấn đề nan giải cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và y tế công đồng. Để phòng trừ chuột hại có hiệu quả chúng ta phải dựa trên cơ sở sinh học, sinh thái học của các loài chuột gây hại, và hiểu biết về sinh thái học nông nghiệp. Từ đó mới có thể xây dụng được chiến lược phòng trừ chuột hại mang tính tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng.

Chuột là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với sản xuất nông nghiệp. Là loại động vật có vú có khả năng sinh sản nhiều, sự sinh sản phụ thuộc vào nguồn thức ăn trên đồng ruộng; khi nguồn thức ăn dồi dào, nơi cư trú an toàn rọng chuột sinh sản nhiều; khi nguồn thức ăn ít và nơi cư trú an toàn hẹp lại chuột sinh sản ít đi, gây hại tập trung ở những điểm xác định, chúng phải đi xa để kiếm ăn, đi lại nhiều tạo thành đường mòn trên đồng ruộng và thường làm tổ và đào hang ở những nơi có nhiều cây bụi.

Vì vậy có thể giải thích những nguyên nhân làm cho số lượng chuột hại tăng lên nhiều trong những năm gần đây là:

Do cấy một năm 3 vụ, trong đó có hai vụ lúa và một vu màu đối với Miền Bắc và ba vụ chính ở miền nam cùng với việc thời gian gieo một vụ kéo dài, trên đồng ruộng lượng thức ăn luôn luôn dư thừa quanh năm và từ năm này sang năm khác.

Săn bắt các loài thiên địch của chuột quá mức để làm thực phẩm đặc sản hay xuất khẩu lậu ra nước ngoài làm giảm số lượng quần thể các loài thiên địch của chuột, không đủ khả năng khống chế sự gia tăng số lượng của chuột dẫn đến sự bùng phát số lượng chuột.

Có quá nhiều bờ ruộng và nhiều nơi cư trú cho chuột sinh trưởng và phát triển trên đồng ruộng.

Chưa nâng cao hiểu biết cho người dân về chuột hại, người dân phòng trừ chuột đơn lẻ không mang tính cộng đồng, diện tích phòng trừ chuột trên đồng ruộng nhỏ, hiệu quả diệt chuột chưa cao. Chưa xây dựng được chiến lược quản lý chuột hại tổng hợp trên cơ sở hệ sinh thái làng xã với sự tham gia của cộng đồng.

Nhận thức của người dân về những loài thiên địch của chuột còn ít. Chưa hiểu biết rừ về đặc điểm sinh học và sinh thỏi học của chỳng nờn khong cú chiến lược bảo tồn và phát huy những ưu điểm của chúng.

Quản lý chuột hại tổng hợp phải trên cơ sở sinh thái và sinh học của các loài chuột gây hại trên đồng ruộng và hệ sinh thái đồng ruộng. Cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng, thời vụ của những cây trồng ảnh hưởng đến sinh sản và biến động quần thể của những loài chuột gây hại chính, sức sinh sản của những loài chuột trên đồng ruộng. Các biện pháp phòng trừ chuột mà người nông dân áp đã áp dụng, thời điểm mà họ áp dụng, phương pháp tổ chức của nông dân khi phòng trừ chuột (hoạt động của người dân khi phòng trừ chuột), hoạt động bảo vệ các loài thiên địch của chuột như rắn, chim cú, và các loài thiên địch khác hợp lý để chúng khống chế sự gia tăng của quẩn thể các loài chuột. Sử dụng thuốc hóa học một cách hợp lý không sử dụng thuốc có độ độc cao nên sử dụng những loại thuốc ít độc hại với các loài thiên địch. Phòng trừ chuột ngay từ đầu mùa vụ trước mùa vụ sinh sản tập trung để giảm mật độ quần thể ban đầu của chuột trước mùa sinh sản tập trung. Áp dụng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng chiến lược quản lý chuột hại mang tính cộng đồng tại các địa phương.

Quản lý chuột hại trên quan điểm sinh thái học là kết hợp những nghiên cứu cơ bản về chuột như sinh học và sinh thái quần thể của những loài chuột gây hại trên đồng ruộng và phát triển những phương pháp quản lý chuột hại trực tiếp ở mức độ hệ sinh thái nông nghiệp (Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.HỒ CHÍ MINH, Quản lí chuột hại lúa, 2005, PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất, ThS. Nguyễn Hữu Huân). Lý thuyết này là cơ sở cho một nền nông nghiệp bền vững và ít ảnh hưởng đến môi trường. Những kế hoạch quản lý chuột hại phải đưa ra yêu cầu hiểu biết sâu sắc về sinh học và sinh thái học của từng loài chuột. Dựa vào cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng, thời điểm sinh trưởng của cây trồng trên đồng ruộng cho phép chúng ta hiểu được biến động quẩn thể, biến động sinh sản và mùa sinh sản, sinh thái của một số loài chuột.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái tại xã lê hồ huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w