Phần III: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý
Lê Hồ là một trong 18 xã của huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), là một xã đồng bằng không có núi, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Với vị trí địa lý như sau:
+ Phía đông xã giáp xã Đại Cương, Đồng Hóa + Phía tây giáp xã Tượng Lĩnh
+ Phía nam giáp xã Tân Sơn + Phía bắc giáp xã Nguyễn Úy
Địa hình
Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình đa dạng. Phía bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét. Mà Lê Hồ là một xã nằm ở phía bắc sông Đáy nên có địa hình thấp, đất đai khá màu mỡ phù hợp cho nhiều cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Với năm thôn là Phương Thượng, thôn Phương Đàn, An Đông, Đại Phú và Đồng Thái.
3.1.1.2 Thời tiết và khí hậu
Lê Hồ nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên mang đặc trưng chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm phân bố theo bốn mùa rừ rệt cú một mựa đụng lạnh, khụ, mựa xuõn ẩm, mựa hạ núng ẩm, mưa nhiều kéo dài và một mùa thu khô mát. Điều kiện thời tiết khí hậu cũng là một nhân tố rất lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 160C và cao nhất vào tháng 7 là 320C. Mùa đông vào tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ thấp, thường có sương muối nên cũng gây ảnh hưởng rất nhiều cho việc sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện dễ sinh ra một số bệnh cây như bệnh sương mai trên cây dưa chuột bao tử. Song với mức nhiệt độ trung bình như vậy rất thích hợp cho các giống dưa có nguồn gốc từ Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ sinh trưởng và phát triển. Vì chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 300C vào ban ngày và 180C - 210C vào ban đêm. Vì thế mà dưa chuột bao tử rất thích hợp để trồng vào vụ đông và vụ xuân hè
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình trong năm vào khoảng 1600 mm, chủ yếu tập trung và các tháng từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm hơn 75% lượng mưa cả năm.
Trong đó cao nhất là vào tháng 8 lượng mưa khoảng 307,6mm và có năm đã gây ra tình trạng ngập úng. Trong khi đó thì khoảng tháng 12 lại hầu như không có mưa. Chính vì lượng mưa phân bố không đều vào các tháng, các mùa đã gây ra không ít khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cho các cây trồng cần tưới nhiều như trồng dưa chuột bao tử. Song đó chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thuỷ lợi một cách hợp lý, có hiệu quả, để việc tưới tiêu cho cây trồng được đúng lúc, kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Độ ẩm
Vùng có độ ẩm không khí cao, độ ẩm bình quân năm là 82%, trong năm độ ẩm dao động trong khoảng từ 60% đến 92%.
Số giờ nắng lớn, trung bình vào khoảng 1471 giờ/năm.
Về điều kiện giú, giú thổi theo hai mựa rừ rệt: Mựa đụng với giú mựa đông bắc mang theo khô hanh và lạnh giá và thỉnh thoảng xuất hiện sương mù đặc biệt là vào mùa xuân. Đến mùa hè xuất hiện gió mùa đông và đông nam mát mẻ, và đem theo những cơn mưa bất chợt.
Các tháng từ tháng 4 đến tháng 6 thỉnh thoảng xuất hiện gió tây khô nóng bức khó chịu nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất.
3.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã
Đất đai là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với người dân. Đó chính là cuộc sống, là sinh kế của người dân. Vì vậy mà việc phân bổ và sử dụng đất đai như thế nào là rất cần thiết đối với cuộc sống của người dân. Xã Lê Hồ với tổng diện tích đất tự nhiên là 748,4 ha, địa hình bằng phẳng không có đồi núi và diện tích không thay đổi qua các năm bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó đất phi nông nghiệp có sự thay đổi qua các năm, đất phi nông nghiệp tăng dần lên. Từ bảng số liệu 3.1 dưới đây cho ta thấy: Năm 2007 là 177,15 ha chiếm 23,672 % so với diện tích đất tự nhiên. Với diện tích 178,06 ha là của năm 2008 chiếm 23,792 % so với diện tích đất tự nhiên. Và diện tích dất phi nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng đến năm 2009 diện tích là 179,09 ha chiếm 23,930 % so với diện tích đất tự nhiên của xã. Điều này cho thấy diện tích đất phi nông nghiệp của xã có xu hướng tăng dần qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 0,122 %. Sở dĩ có việc tăng như vậy là do sự tăng dân số nên diện tích đất ở tăng lên và đặc biệt là do người dân chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh làm cho diện tích đất chuyên dùng tăng. Sự phân bổ hợp lý diện tích đất phi nông nghiệp đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của xã phát triển hơn và làm cho đời sống của người dân trong xã ngày được cải thiện.
Bên cạnh đó xã vẫn còn một diện tích nhỏ đất chưa sử dụng là 0,94 ha chiếm 0,126 % so với diện tích đất tự nhiên và diện tích này vẫn chưa được cải tạo và sử dụng. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp không giảm nhưng do có sự gia tăng về dân số nên diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một nhân khẩu đang giảm dần qua 3 năm. Năm 2007 là 692,78 m2/khẩu, năm 2008 là 689,93 m2/khẩu đến năm 2009 còn lại là 680,32 m2/khẩu. Tương tự như vậy diện tích
đất nông nghiệp bình quân trên một lao động cũng giảm qua 3 năm, năm 2007 là 132 m2, năm 2008 là 130,43 m2, năm 2009 là 128,94 m2, bình quân mỗi năm giảm 0,635 %. Tuy nhiên sự biến động này không lớn.
Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một hộ cũng có sự biến động nhưng không đáng kể, năm 2007 là 0,275 ha/hộ, năm 2008 là 0,278 ha/hộ, năm 2009 là 0,270 ha/hộ.
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ đất của xã ST
T Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
SL (ha)
CC (%)
SL (ha)
CC (%)
SL (ha)
CC
(%) 08/07 09/08 BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 748,4 0
100,0 0
748,4 0
100,0
0 748,4 100,0 0
100,0 0
100,0
0 100,00
I Đất Nông nghiệp Ha 570,2
8 76,20 569,4
0 76,08 568,3
7 75,95 99,85 99,82 99,84 1.1 Đất trồng cây hàng năm Ha 517,9
7 90,83 517,5
8 90,90 516,8
7 90,94 99,93 99,86 99,90
1.2 Đất cây lâu năm Ha 11,04 1,94 11,04 2,13 11,04 1,94 100,0
0
100,0
0 100,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản Ha 41,30 7,23 40,78 7,07 40.46 7,22 101,1
9 99,22 100,37 II Đất phi nông nghiệp Ha 177,1
5 23,76 178,0
6 23,79 179,0
9 23,93 100,5 1
100,5
8 100,55
2.1 Đất chuyên dùng Ha 120,7
3 68,15 121,7
9 68,40 121,9
2 68,08 100,8 8
100,1
9 100,54
2.2 Đất ở Ha 41,45 23,40 41,47 23,30 42,32 23,63 100,0
5
102,0
5 101,05 2.3 Đất phi nông nghiệp khác Ha 0,36 8,45 0,36 8,30 0,54 8,29 100,0
0
150,0
0 125,00
III Đất chưa sử dụng Ha 0,94 0,13 0,94 0,13 0,94 0,13 100,0
0
100,0
0 100,00 Một sô chỉ tiêu bình quân
1 1. BQ đất NN/khẩu Ha/
khẩu 0,069 0,069 0,068 99,46 98,55 99,01
2 2. BQ đất NN/LĐ Ha/ LĐ 0,132 0,130 0,129 98,49 99,23 99,36
3 3. BQ đất NN/LĐNN Ha/
LĐNN 0,137 0,140 0,135 102,3
2 96,43 99,37
4 4. BQ đất NN/hộ NN Ha/ hộ 0,275 0,278 0,270 113,4
8 99,31 106,40 Nguồn: Ban địa chính xã Lê Hồ
Vốn là một xã đồng bằng đất đai màu mỡ được phù sa bồi đắp nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Mặc dù diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp có giảm đi qua các năm song con số vẫn còn quá nhỏ. Điều đó minh chứng cho bản chất thuần nông của người dân trong xã. Họ vẫn sống chủ yếu dựa vào sản phẩm thu được từ sản xuất nông nghiệp. Do đó việc phân bổ đất đai như thế nào để tất cả người dân trong xã đều có thể sử dụng để sản xuất hiệu quả là điều vô cùng quan trọng. Qua bảng (3.2) đã cho ta thấy sự phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp của xã. Với diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi qua các năm thì ta thấy. Năm 2007 với diện tích sản xuất nông nghiệp 570,28 ha chiếm 76,20 % so với diện tích đất tự nhiên của xã. Đến năm 2008 thì diện tích này chỉ còn là 569,40 ha chiếm 76,08 %, sang năm 2009 lại tiếp tục giảm còn là 568,37 ha chiếm 75,95 % .
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu được sử dụng cho cây trồng hàng năm mà cây trồng chính là cây lúa. Song diện tích đất lúa cũng giảm dần qua từng năm do chuyển đổi cây trồng sang những cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn. Mặc dù diện tích chuyển đổi vẫn còn rất nhỏ song nó cũng phần nào thể hiện sự thay đổi trong suy nghĩ của người dân. Bởi tư tưởng của người dân thì rất khó thay đổi. Họ đã quen với việc trồng lúa và không tin tưởng nếu trồng một loại cây khác.
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất của xã
Chỉ tiêu ĐVT
2007 2008 2009 So sánh (%)
SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%) 08/07 09/08 BQ
A. Tổng diện tích đất NN Ha 570,2
8
100,0
0 569,4 100,0 0
568,3 7
100.0
0 99,85 99,82 99,84 I. Đất sản xuất nông nghiệp Ha 529,1
0 91,81 528,6
2 92,84 527,9
1 92,88 99,91 99,87 99,89 1. Đất trồng cây hàng năm Ha 517,9
7 97,90 517,5
8 97,91 516,8
7 97,91 99,93 99,87 99,90
- Đất trồng lúa Ha 517,3
4 99,89 516,9
7 99,88 516,4
2 99,91 99.93 99,89 99,91 - Đất trồng cây hàng năm khác Ha 0,63 0,11 0,61 0,12 0,45 0,09 96,83 73,77 85,3
2. Đất trồng cây lâu năm Ha 11,04 2,09 11,04 2,09 11,04 2,09 100,0
0
100,0
0 100,00
II. Đất NTTS Ha 41,27 7,16 40,78 7,16 40.46 7,12 101,1
9 99,22 100,37 B. Chỉ tiêu BQ
- Đất canh tác/ khẩu Ha/ khẩu 0,063 0,062 0,062 98,41 99,61 99,01
- Đất canh tác/ LĐ Ha/ LĐ 0,119 0,118 0,118 99,16 99,69 99,43
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%) 4
- Đất canh tác/ hộ NN Ha/ hộ NN 0,250 0,253 0,246 101,1
0 97,23 99,17 Nguồn: Ban địa chính xã Lê Hồ
3.1.2.2 Tình hình dân số lao động của xã
Lê Hồ với địa hình đồng bằng nên sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành nghề sinh sống chủ yếu của người dân. Thông qua bảng (3.3) ta thấy: Với tổng nhân khẩu của toàn xã năm 2007 là 8236 khẩu ứng với 2247 hộ, năm 2008 là 8297 nhân khẩu với số hộ là 2270 tăng 23 hộ so với năm 2007. Năm 2009 số nhân khẩu là 8369 ứng với số hộ là 2296 tăng so với 2008 là 24 hộ. Từ đây ta thấy số nhân khẩu và số hộ trong toàn xã luôn có sự biến động qua các năm. Sự tăng này có nguyên nhân chính là do dân số của xã không ngừng tăng lên. Cùng với sự thay đổi số nhân khẩu và số hộ nói chung trong xã thì số hộ sản xuất nông nghiệp của xã cũng có sự thay đổi đáng kể. Năm 2007 số hộ sản xuất nông nghiệp là 2072 hộ chiếm 92,21 % sang năm 2008 số hộ sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi. So với năm 2007 thì con số này có sự giảm xuống chỉ còn là 2048 hộ chiếm 90,22 %. Với chủ trương chung của Đảng và nhà nước đưa đất nước phát triển theo hướng CNH- HĐH nên xã Lê Hồ đang từng bước hướng người nông dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang một số ngành nghề khác cho thu nhập cao hơn và chuyển đổi cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả lao động nên năm 2009 thì số hộ sản xuất nông nghiệp chỉ là 2104 hộ chiếm 91,76
%. Chính vì vậy mà số hộ phi nông nghiệp đang có chiều hướng tăng lên chủ yếu là tham gia vào các ngành công nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và mở các dịch vụ,… Năm 2009 số hộ CN – TTCN là 63 hộ tăng 4 hộ so với năm 2007 và giảm 33 hộ so với năm 2008. Hộ làm TMDV năm 2009 là 126 hộ tăng 10 hộ so với năm 2007 và giảm 16 hộ so với năm 2008. Sự chuyển đổi này phần lớn là do tác động của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu khiến cho một số doanh nghiệp, xưởng thủ công không có vốn hoạt động, hàng hóa không tiêu thụ được.
Bảng 3.3: Tình hình dân số của xã Lê Hồ
Chỉ tiêu ĐVT
2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%)
SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%) 08/07 09/08 BQ
1. Tổng số nhân khẩu Người 8236 8297 8369 100,74 100,87 100,08
2. Tổng số hộ Hộ 2247 100,00 2270 100,00 2293 100,00 101,02 101,01 101,02
- Hộ NN “ 2072 92,21 2048 90,22 2104 91,76 98,84 102,73 100,79
- Hộ CN – TTCN “ 59 2,63 96 4,23 63 2,75 162,71 65,63 113,57
- Hộ TM – DV “ 116 5,16 142 6,26 126 5,50 122,41 88,73 105,57
3. Tổng số LĐ thực tế LĐ 4338 100,00 4389 100,00 4394 100,00 101,18 100,11 100,65
- LĐNN “ 4153 95,74 4062 92,55 4167 94,83 97,81 102,59 100,07
- LĐ CN – TTCN “ 64 1,48 118 2,69 93 2,12 184,38 78,81 1131.60
- LĐ TM – DV “ 121 2,79 209 4,76 184 4,19 172,73 88,04 130,39
Chỉ tiêu BQ
- BQ khẩu/ hộ Khẩu 3,67 3,66 3,65 99,73 99,73 99,73
- BQ LĐ/ hộ LĐ 1,93 1,93 1,92 100,00 99,48 99,74
- BQ LĐNN/ hộ “ 1,85 1,79 1,82 96,76 101,68 99,22
Nguồn: Ban thống kê xã Lê Hồ
Tổng số lao động thực tế của xã Lê Hồ cũng biến động không nhiều vì mấy năm gần đây tỷ lệ biến động dân số cũng không cao do nhận thức của người dân đang dần nâng cao hơn. Năm 2007 là 4338 lao động, năm 2008 là 4389 lao động, năm 2009 là 4394 lao động. Số lao động thực tế của xã bao gồm lao động trong ngành nông nghiệp, CN – TTCN và TM – DV, năm 2007 lao động CN – TTCN là 64 lao động chiếm 1,48 % so với tổng số lao động thực tế, năm 2008là 118 lao động chiếm 2,96 %, năm 2009 là 93 lao động chiếm 2,12 %, như vậy lao động CN – TTCN có xu hướng tăng chậm trong 3 năm. Tương tự như vậy, lao động trong ngành TM – DV cũng có sự thay đổi song những thay đổi đó không lớn nhưng nó lại phản ánh được sự thay đổi trong nhận thức của người dân.
Người nông dân không còn suy nghĩ theo lối mòn trước kia nữa. Họ bắt đầu quan tâm rất nhiều đến hiệu quả sản xuất để lựa chọn hình thức sản xuất phù hợp nhằm nâng cao hơn thu nhập cho gia đình, cuộc sống đủ đầy hơn…
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành phi nông nghiệp. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, chính sách về kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước; Thứ hai, do diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân 1 lao động giảm đi và số lao động tăng thêm buộc các lao động phải tìm thêm ngành nghề mới để giải quyết việc làm cho chính bản thân và gia đình nhằm ổn định cuộc sống,, tăng thu nhập.
3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo nền tảng cho các ngành kinh tế khác phát triển. Những năm qua, ban lãnh đạo xã cùng với sự quan tâm, hỗ trợ chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đã rất chú trọng đến việc xây dựng, tu bổ, sửa chữa cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các trạm điện, trường học, trạm y tế cho địa phương và đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa rất to lớn đối với cuộc sống của người dân xã Lê Hồ: Với một trạm biến áp, 100% số hộ trong xã
được dùng điện, xã đã xây dựng xong điểm bưu điện văn hoá xã với rất nhiều các đầu sách báo phục vụ sản xuất, báo an ninh và rất nhiều sách truyện để phục vụ cho bà con trong địa bàn, xây dựng đài truyền thanh xã để cập nhật những thông tin mới về thời tiết, chính sách, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho các cây trồng, vật nuôi,…trạm y tế được sửa sang hoàn thiện khang trang và rộng rãi hơn trước. Đặc biệt xã đã giành nhiều sự quan tâm cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ tương lai với hai trường mầm non C1, C2 khang trang, hai trường tiểu học cựng một trường trung học cơ sở,… Tất cả đều được thể hiện rừ trong bảng(3.4).
Bảng 3.4: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
I. Đường giao thông Km 16,5
1. Đường liên xã “ 4,2
2. Đường liên thôn “ 12,3
- Đường Bêtông “ 12,3
- Đường đất “ 0
II. Hệ thống điện
1. Trạm biến thế Trạm 2
2. Tổng số hộ dùng điện Hộ 2104
III. Hệ thống thuỷ lợi
1. Trạm bơm Trạm 1
2. Mương máng Km 32.0
- Mương Bêtông “ 20,5
- Mương đất “ 11,5
IV. Công trình phúc lợi
1. Trường học Trường
- Nhà trẻ, mẫu giáo Trường 2
- Tiểu học Trường 2
- Trung học cơ sở “ 1
2. Trạm Y tế/ Cán bộ y tế Trạm/ Người 1
3. Nhà tình nghĩa Nhà 3
4. Chùa chiền Cái 4
5. Bưu điện Văn hóa Cái 1
6. Đài truyền thanh xã Cái 1
Nguồn: Phòng thống kê xã Lê Hồ
3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của xã
Sự phát triển kinh tế xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân luôn là mục tiêu hàng đầu của xã Lê Hồ. Chính vì vậy mà chính quyền xã đã không ngừng tiếp thu những chính sách, những đổi mới, những chỉ đạo có lợi cho người dân, những khoa học kỹ thuật tiến bộ và khuyến khích người dân làm theo để nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống. Và từ một xã thuần nông Lê Hồ đang từng bước đổi mới mình với những bước đi vững chắc. Từ việc thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi bằng những cây hàng hóa, xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế, ổn định thu nhập cho người dân, giảm thiểu tối đa những rủi ro đến những chính sách dồn điền đổi thửa tạo ra những thuận lợi mới cho sản xuất, phát triển mạng lưới giao thông để mở rộng các hoạt động dịch vụ,…Nó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch về cơ cấu giá trị sản phẩm giữa các ngành theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm
TT Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)
Gía Trị (Tr.đ)
Cơ Cấu (%)
Giá Trị (Tr.đ)
Cơ Cấu (%)
Giá Trị (Tr.đ)
Cơ Cấu
(%) 08/07 09/08 BQ
Tổng GTSX 29.569 100,00 31.167 100,00 34.873 100,00 107,21 111,89 109,55 1 Ngành Nông Nghiệp 22.149 76,20 21.920 70,31 25.701 73,70 98,97 117,25 108,11
1.1 Trồng trọt 12.820 57,88 12.463 56,86 15.992 62,22 97,22 128,32 112,77
1.2 Chăn nuôi 9.329 42,12 9.457 43,14 10.709 37,78 101,37 113,24 107,31
2 Ngành CN- TTCN 2.194 7,39 3.755 12,11 3.352 9,61 172,06 88,80 130,43
3 Ngành TM – DV 5.226 17,67 6.492 20,83 6.819 19,55 124,22 105,04 114,63
Một số chỉ tiêu BQ
1 GTSX/hộ 13,16 13,73 15,21 104,33 110,78 107,45
2 GTSX/Lđ 6,82 7,10 7,94 104,11 111,83 107,97
3 GTSX NN/hộ NN 10,69 10,70 12,22 100,09 114,21 107,15
Nguồn:Phòng thống kê xã Lê Hồ