Các nghiên cứu trước đây về phương pháp quản lý chuột hại lúa theo hướng bền vững sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái tại xã lê hồ huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 30 - 33)

Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.3 Các nghiên cứu trước đây về phương pháp quản lý chuột hại lúa theo hướng bền vững sinh thái

Peter Brown và Khamouane Khamphoukeo (2007) nghiên cứu về nhận thức của nông dân đối với các biện pháp quản lý chuột hại cây trồng tại vùng đồng bằng và miền núi của Lào. Các tác giả đã chỉ ra rằng chuột là một nguyên nhân hàng đầu gây ra tổn thất năng suất cho các hộ nông dân nghèo tại nước Lào, mặc dù các nông dân này đã tìm mọi cách phòng trừ. Thiệt hại năng suất dao động từ 0-100% và trung bình là 19%. Biện pháp phòng chống chuột hại phổ biến ở đây là thuốc hóa học và bẫy. Nông dân cho rằng quản lý chuột hại là điều tối cần thiết và điều quan trọng là nông dân phải cùng nhau hành động trong phòng chống chuột.

Singleton và cộng sự (Singleton et al, 2003) thực hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của các chương trình hoạt động cộng đồng trong quản lý chuột hại lúa tổng hợp tới việc sử dụng thuốc hóa học, rào chắn nilon, và sử dụng điện của nông dân trong các làng ở miền Tây Java, Indonesia, Đồng bằng sông Hồng-

Việt nam, và đồng bằng sông Mekông ở Việt nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc hóa học diệt chuột là biện pháp phổ biến nhất trong quản lý chuột hại, kể cả các loại thuốc không đăng ký như endosulfan và dầu ở Indonesia, thuốc chuột Trung quốc tại Việt nam. Khoảng 40% hộ nông dân ở Sóc Trăng sử dụng điện để diệt chuột. Việc dỡ bỏ các hàng rào chắn nilon cũng là một vấn đề ô nhiễm môi trường cần được quan tâm trong quản lý chuột hại. Sau khi tham gia vào chương trình quản lý chuột hại tổng hợp (bền vững sinh thái), việc sử dụng thuốc hóa học, hàng rào chắn nilon và sử dụng điện đã giảm đáng kể. Tại miền Tây Indonesia và đồng bằng sông Hồng, Việtnam, số nông dân sử dụng thuốc hóa học giảm xuống còn 49% và 66% tương ứng. Việc sử dụng endosulfan và dầu cũng giảm đáng kể khoảng 28%. Khoảng 72% nông dân không còn sử dụng rào chắn nion nữa. Tại đồng bằng sông Mekong Việtnam, số lượng hộ nông dân dùng thuốc hóa học giảm 24%. Các kết quả này cho thấy lợi ích xã hội và môi trường của việc sử dụng biện pháp quản lý chuột hại theo hướng tổng hợp, bền vững sinh thái.

Theo nghiên cứu của Florencia G. Palis, Stephen Morin, Hồ Văn Chiến và Trương Ngọc Chi. “Đánh giá các khía cạnh kinh tế xã hội đối với sự tiếp nhận bẫy chuột cộng đồng của nông dân miền Nam Việt Nam”(2005, Tr 85 - 89).

Đánh giá các khía cạnh kinh tế xã hội đối với sự tiếp nhận bẫy chuột cộng đồng của nông dân miền Nam Việt Nam cho thấy sự tiếp nhận kỹ thuật mới này của nông dân dựa trên kỹ thuật có thể chấp nhận được, kinh tế và xã hội. Về mặt kỹ thuật, nông dân nhận thấy rằng bẫy chuột cộng đồng là phương pháp phòng trừ chuột hiệu quả. Nó giảm thiệt hại do chuột gây ra. Lợi nhuận từ việc áp dụng bẫy chuột cộng đồng bao gồm năng suất cao hơn, giá trị của chuột vào bẫy, giảm chi phí bẫy chuột, công đặt bẫy bã. Sự lợi ích của bẫy cộng đồng về mặt chi phí là sự chia sẻ của các nông dân trong vùng ảnh hưởng của bẫy. Bẫy cây trồng cộng động yêu cầu cần có sự tham gia của tập thể. Tuy nhiên , trở ngại quan trọng trong việc trong việc tiếp nhận kỹ thuật mơi này là giá thành lập bẫy ban

đầu cao mà không phải nông dân nào cũng có thể đóng góp được. Vì vậy chính quyền nên hỗ trợ nông dân bằng cách cung cấp vật liệu làm bẫy để bẫy chuột cộng đồng được tiếp nhận rộng rãi.

Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Tuất, ThS. Nguyễn Hữu Huân

“Quản lý chuột hại lúa” .NXB Nông Nghiệp TPHCM, 2005.

Nghiên cứu được viết trong quá trình triển khai dự án quản lý chuột hại lúa tại Bắc Bình tỉnh Bình Thuận bằng “Bẫy cây trồng cộng đồng”, và qua đánh giá tác động về mặt xã hội và hiệu quả kinh tế do Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc tế (IRRI) thực hiện, nghiên cứu nhận thấy phương pháp này đã làm lợi cho nông dân trồng lúa: Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, tiết kiệm chi phí diệt chuột, khuyến khích sự tham gia của bà con nông dân và giúp giữ gìn nguồn nước và môi trường sống của con người và động vật.

Phần III: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái tại xã lê hồ huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w