Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp quản lý chuột hại theo hướng bền vững sinh thái tại xã Lê Hồ huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
4.3.1 Thời gian và lao động cho diệt chuột của các hộ điều tra
Bảng 4.9: Thời gian và lao động cho diệt chuột tính trên một sào (Không tính thời gian cho cấy- gieo trồng đồng loạt)
Diễn giải Nhóm I Nhóm II Chung
+ Vụ chiêm 2009
- Số ngày tham gia diệt chuột 0,14 0,25 0,19 - Số giờ sử dụng cho diệt chuột 3,29 5,89 4,59 + Vụ mùa 2009
- Số ngày tham gia diệt chuột 0,17 0,12 0,14
- Số giờ sử dụng cho diệt chuột 4,04 2,86 3,45 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2009 Từ bảng biểu số liệu ta có biểu đồ thể hiện thời gian và số ngày cho quản lý chuột hại lúa của hai nhóm hộ trong hai vụ vừa qua dưới đây:
Biểu đồ 4.9.1: So sánh thời gian và số ngày cho quản lý chuột hại của hai nhóm hộ điều tra
Qua biểu đồ ta thấy số giờ chung để quản lý chuột là 4,59h/sào tương đương với 0.19 ngày/sào đối với vụ chiêm và 3,45h/sào tương đương với 0,14 ngày/sào đối với vụ mùa dành cho quản lý chuột hại của các hộ điều tra. Lý do vụ chiêm có số giờ và số ngày chuột hại nhiều hơn là do sau khi cắt vụ mùa song thì thời gian nghỉ để gieo mạ cấy vụ chiêm là rất gần vì vậy chuột lúc nào cũng có thức ăn, vì thế sinh sôi nhiều lên, gây nên hại lúa nhiều hơn so với vụ mùa.
Mặt khác vụ chiêm có những nơi vùng dốc cao, bà con không trồng lúa mà trồng cây trồng khác nên tỷ lệ chuột hại cho lúa tính trên số diện tích tăng lên đáng kể.
Nhóm I là nhóm mà các hộ đã từng áp dụng bẫy cây trồng và các hộ được hưởng lợi từ bẫy vì vậy có thể họ có cách diệt chuột khác hiệu quả hơn nên chỉ tốn với số giờ 3,29h/sào tương đương với 0,14 ngày/sào đối với vụ chiêm và 4,04h/sào tương đương với 0,17 ngày/sào. Đối với nhóm II thì số giờ sử dụng cho diệt chuột là vụ chiêm là 5,89h/sào tương đương với 0,25 ngày/sào, vụ mùa là 0,12 ngày /sào. Nhìn trên biểu đồ ta thấy số giờ quản lý chuột của nhóm II vụ chiêm cao hẳn so với các hộ nhóm I. Đó là vì các hộ đã từng làm bẫy và những hộ bên cạnh bẫy không bị chuột hại là do họ sử dụng một số biện pháp hiệu quả như đào hang, đặt bẫy bỏn nguyệt … vỡ vậy bắt được khỏ nhiều chuột. Rừ ràng, việc áp dụng bẫy cây trồng và các hình thức quản lý chuột theo hình thức cộng đồng có hiệu quả đến nhận thức của các hộ nhóm I, với số lượng 5,89h/sào dành cho quản lý chuột hại của nhóm I bà con có thể dùng số thời gian này để thêu được một sản phẩm cho công ty dệt với giá 10,000đ/sản phẩm, vả lại còn giảm bớt chi phí và thời gian cho diệt chuột.
4.3.2 Tỷ lệ thiệt hại năng suất lúa so với trước khi dùng bẫy cây trồng cộng đồng
Bảng 4.10: Tỷ lệ thiệt hại năng suất so với trước khi dùng bẫy cây trồng cộng đồng giữa các nhóm hộ (% thiệt hại)
Diễn giải Nhóm I Nhóm II
Vụ chiêm 0,00 3,50
Vụ mùa 0,00 2,80
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2009 Qua bảng ta thấy tỷ lệ thiệt hại năng suất của các hộ không tham gia bẫy cây trồng trung bình từ 2,80 đến 3,50 %/ha, trong khi đó các hộ tham gia bẫy cây trồng không bị thiệt hại, ở đây là so sánh giữa những hộ đã từng áp dụng và những hộ không áp dụng bẫy cây trồng, từ đây chúng ta thấy việc áp dụng bẫy cây trồng giảm chuột hại đáng kể, những hộ áp dụng bẫy cây trồng tuy chi phí có tăng lên nhưng so với mức thiệt hại lúa do chuột gây ra thì chi phí đó ít hơn hẳn.
4.3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp bẫy cây trồng cộng đồng tại xã Lê Hồ huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
Bảng 4.11: Chi phí quản lý chuột theo phương pháp thông thường (Tr.đ/ha)
Diễn giải Vụ chiêm 2009 Vụ Mùa 2009
Nhóm 1 0,48 0,46
Nhóm 2 0,51 0,50
Chung 0,49 0,48
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Qua bảng ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.11.1: Chi phí quản lý chuột theo phương pháp thông thường ở các nhóm hộ
Qua biểu đồ chỳng ta thấy rừ chi phớ diệt chuột của nhúm I thấp hơn nhóm II ở cả hai vụ nhưng không chênh nhau bao nhiêu, nhóm I chi phí cho vụ chiêm là 0,48 tr/ha, nhóm II chi phí là 0,51 triệu/ha ở vụ chiêm. Đối với vụ mùa chi phí cho quản lý chuột của nhóm I là 0,46 triệu/ha và nhóm II là 0,5
tr/ha. Năm 2009 không áp dụng bẫy cây trồng nên đa số bà con sử dụng thuốc chuột là biện pháp chính cho quản lý chuột, nhóm I có chi phí ít hơn một chút đó là do một số hộ có những biện pháp diệt chuột hiệu quả như đao hang, hun khó, bẫy bán nguyệt. Do trong quá trình tiếp thu, áp dụng bẫy cây trồng và hoạt động cộng đồng của dự án một số hộ đã nhận ra rằng những biện pháp trên có hiệu quả hơn rất nhiều so với dùng thuốc hóa học, do đó chi phí của nhóm I có thấp hơn nhóm II. Nhóm II mang là những hộ còn chưa nhận thức được cách diệt chuột theo các phương pháp áp dụng trên vì vậy các hộ này chủ yếu diệt chuột bằng thuốc hóa học. Mặc dù việc dùng thuốc hóa học đôi khi không hiệu quả nếu không biết cách đánh.
Bảng 4.12: Chi phí quản lý chuột theo phương pháp bẫy cây trồng (đ/ha)
Diễn giải Vụ Chiêm 2009 Vụ Mùa 2009
Chi phí Cơ cấu Chi phí Cơ cấu
I. Tổng chi 20,060,00
0 100 19,500,00
0 100