Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4 Đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích các hộ nông dân áp dụng phương pháp quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái tại xã
Lê Hồ huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
Qua phân tích thực trạng các biện pháp áp dụng quản lý chuột tại địa phương, so sánh các lợi ích của bẫy cây trồng với các phương pháp quản lý chuột hại khác chúng tôi có một số kiến nghị sau:
a) Kiến nghị đối với các cấp chính quyền, địa phương
+ Hỗ trợ kinh phí của Tỉnh/huyện ban đầu, ban đầu có thể 80%, rút xuông dần dần để sau này ND khi đã quen với phương pháp này sẽ đầu tư toàn bộ.
Nông dân là những người luôn chỉ thấy cái lợi trước mắt, việc áp dụng bẫy cây trồng vừa mất tiền và tốn thời gian họ có thể không áp dụng. Vì vậy, để lấy lòng tin của họ thì chính quyền các cấp ban đầu nên đầu tư kinh phí cho các hộ, ban đầu có thể là 80% hoặc 100%, sau đó khi bà con thấy bẫy cây trồng thật sự hiệu quả thì họ sẽ tự đầu tư để làm bẫy này.
+ Công tác tuyên truyền cho ND về sử dụng thuốc HH và các BP quản lý chuột hại thường xuyên.
Công tác tuyên truyền cho nông dân về việc sử dụng thuốc hóa học và các BP quản lý chuột hại khác hầu như không có ở địa phương, bà con cũng không quan tâm đến sự ảnh hưởng của việc lạm dụng sử dụng thuốc hóa học và cũng không chú trọng đến các phương pháp khác như đào hang, xông khói, đổ nước … Vì vậy các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là tổ khuyến nông xã nên thường xuyên tuyên truyền cùng với việc sử dụng bẫy cây trồng nên khuyến khích bà con nên áp dụng các biện pháp trên để diệt chuột hiệu quả hơn.
+ Kiểm soát chất lượng thuốc chuột trên TT (thuốc được phép sử dụng trong danh mục)
Như đã tìm hiểu qua điều tra chúng tôi nhận thấy bà con hầu như không biết rừ về thuốc mà mỡnh sử dụng, chỉ biết thuốc diệt chuột là mua về, việc dựng thuốc khụng biết rừ về thuốc như vậy cú thể mua phải thuốc giả, khụng diệt được chuột mà còn có thể gây hại đến con người. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm soát các loại thuốc chuột để việc diệt chuột hiệu quả hơn.
+ Tâp huấn cho ND cách thức làm Bẫy CT
Đối với những hộ đã từng làm bẫy cây trồng thì đã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, nhưng đối với những hộ mà chưa được hướng dẫn thì có thể họ không biết cách làm, việc làm bẫy cây trồng cũng khá phức tạp và cần kỹ thuật nên các bộ khuyến nông cần tập huấn cho một số hộ nông dân thật tỉ mỉ để bà con áp dụng và làm đúng kỹ thuật. Việc này cực kì quan trọng vì nếu bẫy không làm đúng kỹ thuật sẽ không bắt được chuột.
+ Cung cấp các thông tin và so sánh lợi ích kinh tế, môi trường của bẫy CT để ND hiểu và áp dụng.
Đối với những hộ đã áp dụng bẫy cây trồng thì họ nhận thức được lợi ích của bẫy cây trồng nhưng đa số bà con không nhận thức được điều này, vì vậy chính quyền địa phương cần tổng hợp, báo cáo, cung cấp các thông tin về lợi ích của bẫy cây trồng như lợi ích kinh tế, môi trường so với các phương pháp diệt chuột khác để bà con nhận ra rằng bẫy cây trồng là một biện pháp quản lý chuột hại hiệu quả.
b) Kiến nghị đối với các hộ nông dân xã Lê Hồ
Như đã phân tích hiệu quả của việc áp dụng bẫy cây trồng một hình thức quản lý chuột mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, nhưng việc áp dụng bẫy cây trồng chưa thực sự được quan tâm để áp dụng ra cộng đồng vì vậy chúng tôi có một số kiến nghị mong bà con nông ngoài việc áp dụng các biện pháp thông thường thì bà con nên sử dụng bẫy cây trồng trong những vụ mùa sau.
Thứ nhất, do dự án chi phí có hạn, vì vậy bà con có thể tự mua bẫy lồng, tự tổ chức để làm bẫy, việc này cần thiết phải có sự liên kết giữa các hộ dân bên cạnh ruộng đặt bẫy.
Thứ hai, mặc dù bẫy cây trồng không có hiệu quả kinh tế nhưng việc diệt chuột không thể hiệu quả triệt để được, vì vậy bà con cần thiết phải có những biện pháp diệt chuột khác, như đào hang, hun khói, đánh bẫy bán nguyệt, bẫy lồng ...
Thứ ba, bẫy cây trồng mang tính cộng đồng cao, việc bà con cùng tham gia sẽ tăng thêm, tinh thần trách nhiễm cho mỗi thành viên, đồng thời làm tình làng nghĩa xóm ngày càng đoàn kết chặt chẽ.
Thứ tư, bẫy cây trồng không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, không gây ô nhiễm cho nguồn nước, không ảnh hưởng tới sức khỏe đối với con người và vật nuôi so với cách diệt chuột bằng thuốc hóa học, vì vậy bà con nên sử dụng bẫy cây trồng để diệt chuột.
Thứ năm, bà con cần nhận thấy rằng việc áp dụng bẫy cây trồng đã mang lại những lợi ích mà những phương pháp diệt chuột khác không thể có được.
Thứ sáu, mặc dù đã co những cán bộ kỹ thuật suống địa bàn hướng dẫn ký thuật làm bẫy, nhưng bà con cũng cần tự tìm tòi và học hỏi để có thêm kinh nghiệm trong việc áp dụng bẫy cây trồng từ việc làm bẫy đến thu gom và việc bảo trì bẫy.
Thứ bảy, xây dựng các nhóm nông dân như tổ diệt chuôt hiện tại để cùng sử dụng nhiều biện pháp và có chính sách quản lý chuột hại tốt hơn.
Thứ tám, vai trò của các cấp chính quyền xã có trách nhiệm đôn đốc khuyến khích bà con tham gia, vì đây tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả.
c) Đề xuất một số phương pháp phòng trừ chuột hại tại xã Lê Hồ
Muốn phòng trừ chuột có hiệu quả, giảm thiệt hại do năng chuột gây ra trên các cây trồng thì các biện pháp phòng trừ chuột hại phải mang tính cộng đồng cao, toàn dân diệt chuột, phòng trừ liên tục, áp dụng nhiều biện pháp khác
nhau như các biện pháp thủ công, sinh học, hóa học, biện pháp sử dụng bẫy TBS + TC đồng thời phải bảo tồn các loài thiên địch của chuột như rắn hổ mang, rắn cạp nong, chi cú mèo, chim cú lợn, nuôi mèo, để lập lại cân bằng sinh thái tự nhiên giữa chuột và các loài thiên địch của chuột. Đồng thời phải áp dụng các kết quả nghiên cứu về sinh học, sinh thái học chuột vào phòng trừ chuột hại, xác định các thời điểm phòng trừ chuột có hiệu quả nhất trong một năm và trong các vụ cây trồng, để giảm tối đa số lượng quần thể chuột trước mùa sinh sản tập trung của chúng.
Một số biện pháp bà con nên sử dụng để phòng trừ chuột hại cho thôn, xã:
Biện pháp cơ lý
+ Sử dụng khí cụ diệt chuột
Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi thấy bà con sử dụng biện pháp này chưa phổ biến, mặc dù biện pháp này khá hiệu quả trong việc bắt chuột, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Vì vậy khuyến cáo bà co nên đưa biện pháp này vào danh sách các biện pháp quản lý chuột hại. Biện pháp này sử dụng các loại bẫy như kẹp, bẫy lồng, bẫy dây, bẫy bá nguyệt … đây là nhóm các biện pháp mà bà con đã từng sử dụng trước đây. Khi áp dụng biện pháp này cần lưu ý:
* Cắt đứt nguồn thức ăn của chuột để chúng phải đói và khi gặp mồi chúng không thể không ăn.
* Chọn lựa mồi mà chúng thích: ngọt, thơm, thay đổi mồi để tránh nhàm chán, chọn mồi mà ở đó không có như trong kho thóc gạo, làm mồi chứa nhiều nước như khoai lang, rau, trên ruộng thì chọn mồi thức ăn khô, thức ăn chiên rán…
* Biệ pháp này cần chon thời điểm đúng thì mới hiệu quả, thông qua tổ diệt chuột thô chúng tồi tìm hiểu thì đa số các bác trả lời rằng diệt chuột ngoài
đồng trước lúc gieo cấy lúa hoặc các loại cây trồng khác. Đặt bẫy vào trước khi mặt trời lặn và thu bẫy vào ban sáng.
* Địa điểm đặt bẫy: Nơi cửa hang, cạnh đường đi, rắc thêm vật liệu tương tự nơi đặt bẫy chỉ để mồi ló ra để tránh sự phát hiện nhạy bén của chuột.
* Xử lý bẫy: Sau khi bắt được chuột, khí cụ cần được xử bằng nước sạch, phơi khô mới dùng lại vì chuột rất nhạy cảm với mùi đồng loại bị mắc bẫy. Bẫy phải sập nhanh, chỉ cần chạm nhẹ là sạch.
+ Soi đèn diệt chuột
Dùng đèn pin sáng rọi thẳng vào mặt chuột, chuột không chạy dược dùng gậy và hoặc xiên là diệt được. Thường sử dụng trong thời gian gieo mạ hoặc những thời điểm chúng hoạt động mạnh trên các bờ đập, đê như sau thu hoạch, trong mùa lũ. Tổ chức nông dâ thành từng nhóm 3 -5 người bắt chuột theo hình thức cuốn chiếu sẽ rất hiệu quả.
+ Biện pháp đào hang bắt chuột
Biện pháp này có ưu điểm là có thể bắt và tiêu diệt cả ổ chuột, nhưng tốn công sức và gây hại hư bờ ruộng, chân đê, ngoài ra có khi còn đưa mầm bệnh trong hang chuột ra ngoài.
Trước khi đào hang cần: Xác định chính xác hang đang có chuột, tìm và lấp kín các cửa hang chỉ chừa lại một cửa. Đào các hang chính trước, bịt các hang phụ, sau khi đào hang phụ, sau khi đào hang hết hang chính mới đào hang phụ. Không được dùng tay trần để tránh bị các loài như rắn cắn, khi đào đến ổ phải từ từ phòng chuột lao ra chạy mất, đào song phải lấp hang cẩn thận.
Biện pháp này cũng an toàn cho môi trường sinh và sinh vật khác. Nhưng gây hại các công trình thủy lợi, gây nguy hiểm trong các mùa lũ khi đào bắt chuột trong các công trình thủy lợi như đê và các hệ thông kè đập.
+ Biện pháp dùng rào cản bao quanh ruộng
Gần đây biện pháp này cũng được nhiều bà con áp dụng tại xã. Có thể bảo vệ từng ruộng nhất là các ruộng mạ giống. Biện pháp này gây ô nhiễm môi trường do người nông dân không thu hút các nylon ngoài ruộng đồng. Vì vậy bà con nếu sử dụng nilon sau khi bị hỏng nên đem về nhà và có thể bán cho đồng nát.
+ Bẫy hàng rào cản
Dựa vào đặc điểm di cư tìm kiếm thức ăn, chuột thường di cư từ những vùng ít thức ăn sang vùng khác nhiều thức ăn.
Đặt hàng rào cản bằng nilon con từ 0,8 – 1 m và đặt những bẫy lồng lớn đối diện nhau ở bên dưới hàng rào cản, giữa những vùng cư trú của chuột và những vùng có nhiều thức ăn, kiểm tra bẫy, thu chuột và bắt chuột hàng ngày.
Đây chính là hình thức bẫy cây trồng khá hiệu quả trong việc diệt chuột.
Biện pháp sinh học
+ Nuôi chó, mèo bắt chuột
Vai trò của mèo trong việc hạn chế chuột nhà ở các khu dân cư tập trung vào các nơi để lương thực. Với chuột đồng, mèo có thể bắt chuột ở những ruộng gần nhà ở, song với các cánh đồng rộng lớn tác dụng của mèo có phần bị hạn chế. Qua tìm hiểu bà con nói với chúng tôi rằng nuôi mèo thường bị bắt trộm mất, vì vậy ít nuôi. Vì thế nên bà con cần có ý thức bảo vệ mèo để mèo bắt chuột.
Ở xã Lê Hồ trong các thôn rất nhiều nhà nuôi chó, vì vây đây là lợi thế để diệt chuột, do chó có khứu giác rất tốt vì thế bà con nên dùng chó để phát hiện ra ra mà chuột ở để đào bắt
Biện pháp hóa học
Cho đến nay việc sử dụng thuốc hóa học vẫn là phổ biến nhất, thuốc hóa học diệt chuột khá tốt nhưng gây ô nhiễm môi trường, vì không bắt được chuột,
bà con ở xã nên mua thuốc có trong danh mục trên thị trường, do chuột là loài rất tinh khôn nên đôi khi thuốc rải chuột không ăn vì vậy bà con cần lưu ý:
Chọn mồi dụ chuột cần đảm bảo: chuột thích ăn, dễ kiếm, giá rẻ, rễ bảo quản, nên để chuột ăn mồi không tẩm thuốc 2 - 3 ngày rồi mới cho bả độc.
Khi đánh bả độc bà con cần thông báo rộng rãi cho các hộ chung quanh vùng biết, cần nhốt gia súc, gia cầm cho tới khi vệ sinh sạch sẽ nơi đánh mồi, thu nhặt chuột chết, nên đặt bã xa nguồn nước sinh hoạt. Hàng ngày phải thu nhặt hết bả và xác chuột đem chôn và xử lý bằng vôi bột tránh xa nguồn nước để tránh ô nhiễm môi trường.
* Một số thời điểm phòng trừ chuột có hiệu quả bà con nên áp dụng
Dựa vào biến động quần thể đặc tính sinh học, sinh thái, đặc điểm canh tác để xác định thời điểm phòng trừ diệt chuột tập trung.
- Qua điều tra bà con thì đa số bà con cho rằng sau khi thu hoạch lúa trong vụ lúa xuân và lúa mùa, thời kỳ đổ nước chuẩn bị gieo cấy cho vụ tiếp theo, và mùa mưa chuột di cư lên các bờ mương lớn, bờ mương nhỏ các khu vực đất hoang, là những nơi có mật độ chuột cao. Trong giai đoạn này thức ăn trên đồng ruộng khan hiếm đối với chuột nên áp dụng các biện pháp đánh bả diệt chuột sinh học hay bả bằng thuốc hóa học đều mang lại hiệu quả cao. Áp dụng các biện pháp phòng trừ bằng thủ công như dùng bẫy bán nguyệt, bẫy lồng, đào bắt, … hiệu quả phòng vào thời điểm này là có hiệu quả nhất. Vì vậy khi này các cấp chính quyền xã, thôn huy động bà con diệt chuột cùng tổ diệt chuột của mỗi thôn thì chuột sẽ giảm đi rất nhiều.
- Phòng trừ chuột trước các giai đoạn sinh sản tập trung của chuột vào tháng 11, 12, 1, 2 để giảm mật độ chuột đây là thời điểm diệt chuột bố và chuột mẹ, vì vậy bà con nên áp dụng các biện pháp như đào hang, hun khói … để bắt chuột cho hiệu quả.
- Phòng trừ chuột vào mùa mưa tháng 7 – 8 chuột di cư lên các bờ mương lớn mật độ quần thể chuột cao phòng trừ vào thời điểm này cũng có hiệu quả.
- Phòng trừ chuột hại trong suốt cả vụ bằng bẫy hàng rào cản và bẫy cây trồng.
Những hoạt động được ưu tiên để diệt chuột hiệu quả cho bà con
* Gieo cấy các loại cây trồng đồng loạt trong vòng 2 tuần, do xã đã có dịch vụ do HTX làm đất nên bà con có thể áp dụng điều này.
* Đắp bờ có chiều rộng nhỏ hơn 30 cm, để chuột không có chỗ đào hang.
* Giảm số lượng bờ trên ruộng lúa, đặc biệt là các kênh mương dẫn nước và đường giao thông, phá bỏ nơi cư chú của chuột.
* Thu dọn các loại thức ăn như hạt lúa rơi vãi khi thu hoạch cũng như các thức ăn dư thừa trong khu vực nhà ở và ngoài vườn.
* Sử dụng bẫy cây trồng TBS và các biện pháp khác để phòng chuột suốt cả vụ.
* Tổ diệt chuột một số thôn chưa nhiệt tình để diệt chuột cho bà con vì vậy cần nhiệt tình hơn, luôn luôn sáng tạo ra các phương pháp diệt chuột có hiệu quả …
Phần VI: Kêt luận và khuyến nghị