Về số lượng
Phòng LĐ-TB&XH hiện nay có 08 người làm việc tại phòng, trong khi đó chỉ tiêu về nhân lực của phòng là 10 người. Trong đó có 7 biên chế và có 1 hợp đồng của sở tăng cường, phòng có 6 Nam và 2 Nữ. (Nam chiếm 75%, Nữ chiếm 25%).
Phòng LĐTBXH huyện Hữu Lũng đang bị mất cân bằng về giới tính và thiếu nhân lực, cần phải bổ sung một cách hợp lí. Và cơ quan đang dự định sẽ tuyển thêm 2 cán bộ trong tháng 9/2014. Với chính sách an sinh cần phải bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em ngày càng được mở rộng, cần bổ sung thêm cán bộ Nữ giới phụ trách vấn đề.
* Phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng nhân lực của tổ chức
•Trình độ học vấn:
Về trình độ chuyên môn: Đội ngũ cán bộ, công chức Phòng LĐTB&XH huyện Hữu Lũng là tập thể lao động được đào tạo ở nhiều ngành, nghề khác nhau nhưng có trình độ chuyên môn khá đồng đều, cụ thể:
Trình độ Đại học: Có 04/08 người, (chiếm 50%). Trong đó có Trưởng phòng là cử nhân Kinh tế, các cán bộ, nhân viên còn lại tốt nghiệp các trường Đại học chuyên ngành Kế toán tài chính, Quản trị nhân lực và Công tác xã hội.
Trình độ Cao đẳng: có 02 người (chiếm 25%). Chuyên nghành Quản trị nhân lực, công tác xã hội.
Trình độ Trung cấp: có 02 người (chiếm 25%). Chuyên ngành Bảo hiểm, Quản trị nhân lực.
Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu nêu trên, ta có thể nhận thấy đội ngũ
người lao động trong cơ quan đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về trình độ, cũng như chuyên môn được đào tạo, vì cơ bản họ được đào tạo những chuyên ngành đúng theo lĩnh vực chuyên môn phụ trách hoặc ít nhiều cũng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn hiện tại. Việc phân công công việc đúng trình độ chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể áp dụng đúng lý thuyết học được vào thực tiễn công việc, giúp cho việc giải quyết công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
• Về trình độ Tin học và ngoại ngữ
Đối với thời đại ngày nay, Tin học và ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng đối với người lao động nó có yếu tố khẳng định về sự hiểu biết cũng như giao tiếp của con người gần như phải có đối với sinh viên các trường đào tạo Đại học hiện nay. Trong tổ chức cũng vậy, cần phải được qua lớp đào tạo 2 chứng chỉ đó thì mới khẳng định được sự hiểu biết cũng như học vấn của cán bộ mình ví dụ như là: áp dụng tin học văn phòng trong làm việc cũng như sử lý công việc, Tiếng anh trong giao tiếp khi công tác cũng như tiếp xúc với người nước ngoài.
Phòng LĐ-TB&XH huyện Hữu lũng hiện nay về cơ bản là đáp ứng được như là; có chứng chỉ Tin học 04/8 người, trong đó có 3 bằng A, 1 bằng B (Chiếm 50%). Về Tin học có 02/8 người có 1 bằng A, 1 bằng B (chiếm 25%).
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có cán bộ, nhân viên chưa qua đào tạo cần có phương án lên kế hoặc đề cử các cán bộ này đi học để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như sức mạnh cho tổ chức.
•Về trình độ lý luận chính trị:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, vì vậy trình độ lý luận về chính trị là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được quan tâm trong quá trình công tác. Nó giúp cho cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng trong tư tưởng, đồng thời giúp các cán bộ nắm vững được chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tạo niềm tin cho nhân dân. Hiện nay phòng có 2 người có bằng lý luận chính trị. Là trưởng phòng (lớp Chính trị cao cấp), và Phó phòng (Trung cấp). Từ bằng cấp đó, chứng minh được các lãnh đạo của phòng đã qua
lớp đào tạo, giúp cho Trưởng phòng và Phó phòng vững vàng, kiên định trong tư tưởng, quan điểm về đường lối và định hướng cho các hoạt động của phòng, nhờ đó tạo niềm tin cho cấp dưới.
Ngoài ra, các cán bộ còn lại trong phòng đang trong quá trình xin xác nhận của cấp trên để chuẩn trình độ chính trị sơ cấp. Như vậy, về cơ bản trình độ lý luận chính trị của cán bộ, chuyên viên trong phòng là chưa đáp ứng yêu cầu của công việc, vì vậy cần phải quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn nữa để các cán bộ tiếp tục nâng cao trình độ lý luận chính trị của mình, góp phần nâng cao tư tưởng, lập trường chính trị và nâng cao uy tín, năng lực quản lý.
•Về kinh nghiệm, thâm niên công tác:
Về độ tuổi thâm niên công tác
- Trên 20 năm công tác: 04 người (chiếm 50%) - Từ 10 năm đến 20 năm: 03 người (chiếm 37,5%) - Dưới 10 năm: 01 người (chiếm 12,5%)
Từ bảng số liệu ta thấy rằng về độ tuổi, thâm niên công tác của phòng là khá cao, nhìn chung là có kinh nghiệp công tác được thể hiện như là trên 20 năm công tác có đến 04 người (chiếm 50%) lao động trong phòng. Từ 10-20 năm có 03 người (chiếm 37,5%) còn dưới 10 năm thì chiếm 1 phần rất nhỏ đó là 1 người (chỉ chiếm 12,5%) mà thôi. Có thể kết luận tổ chức này có độ tuổi, cũng như kinh nghiệp già dặn trong làm việc. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của kinh nghiệm trong công tác, đó là một yếu tố quan trọng, nó thể hiện khả năng của chúng ta trong cách giải quyết công việc, kinh nghiệm công tác giúp ta khắc phục được nhiều hạn chế trong chuyên môn, giúp cho công việc của chúng ta được đảm bảo độ chính xác, tin cậy hơn.
Qua đánh giá và phân tích nhân lực phòng LĐ-TB&XH, chúng ta có thể thấy được những điểm mạnh, điểm yếu về nhân lực tại phòng hiện nay, thông qua đó đưa ra căn cứ để khai thác, tận dụng những điểm mạnh vào thực tiễn công việc và khắc phục những điểm yếu của nguồn nhân lực trong tương lai.
Phân tích SWOT về nhân lực của phòng Lao động– Thương binh và Xã hội:
Điểm mạnh:
- Đa số cán bộ,nhân viên trong
Điểm yếu:
- Số lượng chưa đảm bảo
phòng đều có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tới 75%, trong khi Trung cấp chỉ 25%. có trình độ chuyên môn khá cao, thâm niên công tác lâu năm đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Làm đúng và liên quan đúng với chuyên nghành đào tạo
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm, lối sống lành mạnh chấp hành mọi chủ trương của Đảng và Pháp luật.
- Có sự kết hợp giữa người có trình độ cao với người có trình độ thấp hơn.
- Đa số là người dân tộc thiểu số nên khi dễ dàng tiếp xúc với người dân
- Có sự kết hợp giữa người có kinh nghiệm công tác lâu năm với người mới vào làm việc.
- Có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cán bộ trong quá trình làm việc.
còn khuyết 01 chuyên viên. (theo chỉ tiêu nhân lực của phòng,và khuyến nghị trong báo cáo tổng kết năm 2014)
- Một số cán bộ công tác chưa đúng với chuyên ngành được đào tạo, vì vậy thời gian để thích ứng được với công việc còn nhiều.
- Một số cán bộ trước khi đến phòng làm việc đã làm những công việc khác không liên quan với việc hiện tại (Phó phòng đã từng là giáo viên, và cán bộ bên Giáo dục).
- Phòng là cơ quan quản lý nhà nước nhưng hầu hết các nhân viên trong phòng chưa có trình độ lý luận chính trị (chưa qua lớp đào tạo lý luận chính trị sơ cấp).
Cơ hội:
- Trình độ chuyên môn cao, Kinh nghiệm lâu năm, giải quyết công việc dễ dàng
- Có cơ hội được làm việc lâu hơn và có khả năng đề bạt lên vị trí cao hơn nếu các cán bộ có đủ năng lực và trình độ.
- UBND huyện và Phòng có mở một số đợt tập huấn, khóa đào tào, cử đi học nâng cao trình độ. Là cơ hội để cán bộ trong phòng được học lên cao hơn.
Thách thức:
- Yêu cầu, đòi hỏi về công việc ngày càng cao, đòi hỏi các cán bộ cần tích cực hơn nữa.
- CBCC phải đảm nhận nhiều công việc cùng 1 lúc gây căng thẳng.
- Một số người lớn tuổi, nhiều năm công tác chưa kịp tiếp thu những ứng dụng mới về công nghệ thông tin.
- Chính sách đãi ngộ cho các cán bộ còn thấp, mức lương hạn chế nên ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, mức độ hăng say với công việc.
- Các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ còn hạn chế.
- Tư tưởng nóng vội chủ quan của một số cán bộ
Qua việc sử dụng công cụ phân tích SWOT chúng ta thấy được điểm mạnh điểm yếu của đội ngũ nhân lực phòng LĐ-TB&XH huyện Hữu Lũng, cũng như là thấy được mối quan hệ của S-W, (Strengths-Weaknesses) O-T (Opportunities-Threats). Giữa chúng có mối quan hệ liên quan nhất định, nhìn vào S rồi ta nhìn qua W sẽ đánh giá được cái sẽ đạt được và còn hạn chế của tổ chức, O và T cũng vậy. Từ cơ hội rồi thách thức luôn rình rập tổ chức ta nhìn nhận ra nó thì sẽ biết cách tận dụng cơ hội mà vượt qua thách thức.
Từ sự đa dạng của của tổ chức qua việc phân tích SWOT sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Hữu lũng biết được điểm mạnh điểm yếu của mình cũng như việc tận dụng cơ hội cùng vượt qua thử thách.
* Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực.
- Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí :
Công tác sắp xếp cán bộ có tầm quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước, mọi hoạt động của hệ thống chính trị đều liên quan đến cán bộ.
Công tác bố trí và sử dụng cán bộ nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của cơ quan là điều kiên để cán bộ cống hiến, phát huy năng lực nhằm góp phần ngăn chặn, đầy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị…Hiện nay công tác bố trí sắp xếp nhân lực của UBND huyện Hữu lũng còn rất yếu kém để có thể khắc phục những yếu kém trên cần thực hiện các bước sau :
• Đánh giá cán bộ, tiến hành quy hoạch cán bộ lãnh đạo nhằm đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.
• Luân chuyển về các địa phương hoặc lĩnh vực công tác khác ở môi trường khó khăn gian khổ hơn để rèn luyện thử thách, sàng lọc cán bộ.
• Lựa chọn cán bộ cần phải khéo léo, sử dụng lao động đúng chỗ đúng sở trường mới có thể phát huy tốt năng lực của cán bộ.
Tóm lại, công tác sắp xếp bố trí nhân lực là một vấn đề mà cần có sự khéo léo trong việc lựa chọn công việc cho phù hợp với năng lực của mỗi người.
- Công tác tuyển dụng :
Hàng năm sở Nội vụ xác định các chỉ tiêu biên chế còn thiếu gửi về phòng Nội vụ nhằm bổ sung cho các cơ quan đều gửi phiếu xác định nhu cầu nhân lực cho đơn vị, kết hợp với biên chế theo chỉ tiêu của sở Nội vụ thành phố. Sau khi xác định nguồn nhân lực còn thiếu thì gửi phiếu lên cho phòng Nội vụ.
- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực :
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức được tăng cường nhất là bồi dưỡng kiến thức nhà nước, kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ nhân dân, đất nước. Đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
-Mối quan hệ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức :
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là tổ chức hoạt động tập thể, làm việc tập thể nên ở đó các thành viên chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực mình đảm nhiệm trước Trưởng phòng và Phó phòng. Và các thành viên đó cũng
chịu trách nhiệm trước UBND huyện và cơ quan chuyên môn cấp trên, đó là mối quan hệ từ trên xuống, từ dưới lên hay ngang nhau cùng phối hợp giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức.
Phòng LĐ-TB&XH do quy mô của phòng không có bộ phân chuyên trách đảm nhận, vì vậy công tác đảm nhận nhân lực trong cơ cấu tổ chức được ông Trưởng phòng Trần Văn Ba phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng và phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, chỉ đạo điều hành các hoạt động của phòng, quản lý nhắc nhở và kiểm tra cán bộ, nhân viên trong phòng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình như đã được phõn cụng rừ ràng.
Phó trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Phó phòng được thay mặt Trưởng phòng điều hành các hoạt động của phòng khi Trưởng phòng đi vắng và được ủy quyền. Phó trưởng phòng phụ trách những lĩnh vực được Trưởng phòng phân công, khi giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách, Phó trưởng phòng chỉ trình Trưởng phòng quyết định những vấn đề mới phát sinh chưa có chủ trương, kế hoạch và các biện pháp giải quyết cụ thể.
Các cán bộ, chuyên viên phụ trách mỗi lĩnh vực: lao động, việc làm; dạy nghề; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới là những cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn. Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trưởng và Phó phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về tình hình thực hiện công việc trên lĩnh vực đã được phân công.
Kế toán là người thực hiện các chế độ chi trả và thanh quyết toán của phòng trong đó có nguồn chi trả trợ cấp đối với đối tượng chính sách và người có công và các nguồn kinh phí khác được giao cho phòng quản lý và thực hiện chi trả thuộc các chương trình công tác của phòng.
Trong quá trình làm việc, các chuyên viên phụ trách mỗi mảng thường xuyên có sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt công việc của mình và hoàn thành tốt các mục tiêu chung của phòng. Sự hỗ trợ và trao đổi công việc như vậy giữa các lĩnh vực góp phần nâng cao cao được hiệu quả công việc của từng bộ phận và cả phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Việc bổ nhiệm đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh được UBND tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật