Kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hữu lũng – lạng sơn (Trang 49 - 55)

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CễNG TÁC XểA ĐểI GIẢM NGHẩO Ở HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN

2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo của huyện Hữu Lũng 1. Thực trạng

2.2.4. Kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng

- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ và các phòng, ban, ngành, đoàn thể ở huyện. Đảng uỷ, chính quyền, đoàn thể các xã, thị trấn xác định giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, do vậy công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án được thông suốt từ cấp huyện đến cơ sở.

Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 16/4/2014 về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2014 trên địa bàn huyện. Ban chỉ đạo Giảm nghèo từ huyện đến các xã, thị trấn thường xuyên được kiện toàn và có sự phân công cụ thể các thành viên chỉ đạo phụ trách địa bàn. Đồng thời đã tổ chức, triển khai đến các cơ quan ban ngành, đoàn thể giúp đỡ các hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo gia đình chính sách, người có công, bằng các hình thức như: cho vay vốn, học tập kinh nghiệm sản xuất, phương thức sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, phân bón cho hộ nghèo, đặc biệt là các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

- Công tác tuyên truyền, vận động

Trong các hội nghị tập huấn, triển khai công tác, các cuộc họp giao ban của UBND huyện và các ngành đã lồng ghép việc tuyên truyền phổ biến chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo cho lãnh đạo UBND, cán bộ, công chức các xã, thị trấn và các trưởng thôn bản, khu phố. Ban chỉ đạo Giảm nghèo huyện đã tiếp nhận sản phẩm truyền thông từ tỉnh để tuyên truyền gồm Tờ rơi, Pa Nô giảm nghèo treo tại khu vục công cộng của xã; tuyên tuyền về công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí để thực hiện truyền thông hạn hẹp nên công tác tuyên truyền, vận động chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả đạt được chưa cao.

- Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm + Tổ chức, triển khai thực hiện:

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 25/9/2014 về việc Điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 trên địa bàn huyện, phân công cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện phụ trách các xã, thị trấn.

Mở hội nghị tập huấn công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo lãnh đạo và cán bộ văn hóa xã hội của 26 xã, thị trấn. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Tổ chuyên viên giúp việc kiểm tra đôn đốc công tác điều tra rà soát tại các xã, thị trấn.

Nhìn chung, Công tác rà soát hộ nghèo được thực hiện theo trình tự, thủ tục và đúng quy trình quy định. Tuy nhiên, ở một số địa phương trên địa bàn do thời gian để hoàn thành công việc điều tra, rà soát ngắn, các phiếu điều tra, mẫu biểu được thiết kế khá phức tạp có liên quan với nhau, các hộ dân sống dàn trải trên địa bàn rộng nên gây khó khăn cho các điều tra viên trong quá trình tác nghiệp, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn huyện. Mặt khác, một bộ phận người dân muốn vào hộ nghèo để được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước

nên khi khai thông tin về thu nhập của hộ gia đình trong 01 năm không đúng thực tế gây khó khăn cho công tác bình xét hộ nghèo tại các thôn, khối phố.

Kết quả điều tra cụ thể:

- Số hộ nghèo: 3.337 hộ, chiếm tỷ lệ 11,53 % - Số hộ cận nghèo: 3.561 hộ, chiếm tỷ lệ 12,31 %.

+ Công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo

Sau khi kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được các cấp phê duyệt, toàn bộ dữ liệu, thông tin về hộ nghèo được quản lý bằng phần mềm Excel, các bảng biểu theo quy định.

- Thực hiện các chính sách giảm nghèo +Chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo:

Tính từ đầu năm 2014 đến ngày 30/10/2014, kết quả cho vay hộ nghèo và học sinh, sinh viên thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể cụ thể như sau:

*Cho vay hộ nghèo:

- Số lượt hộ nghèo được vay vốn: 796 hộ.

- Tổng doanh số cho vay: 23.514 triệu đồng.

- Tổng số hộ dư nợ: 3.489 hộ - Tổng số dư nợ: 85.915 triệu đồng.

*Học sinh, sinh viên:

- Số Học sinh, sinh viên được vay: 315 hộ - Tổng Doanh số cho vay: 2.278 triệu đồng.

- Tổng số học sinh, sinh viên dư nợ cho vay: 1.212 hộ.

- Tổng số dư nợ: 25.387 triệu đồng.

Thông qua số vốn vay hàng năm đã góp phần cải thiện đời sống, hàng trăm hộ nhờ có vốn vay đã chuyển biến nhận thức, tìm ra phương thức làm ăn có hiệu quả, hàng chục ngàn lao động được tạo việc làm nhờ cho vay vốn hộ nghèo qua Ngân hàng CSXH, vốn vay đã tác động tích cực đến đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng nghèo, vùng khó khăn, từ cuộc sống tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hoá, góp phần ổn định xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao mức sống của người dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giảm nghèo bền

vững đồng thời Nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên đã phần nào giảm bớt những khó khăn cho những hộ gia đình nghèo có con em đang đi học các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong cả nước.

+ Chính sách hỗ trợ về Bảo hiểm y tế:

Tổng số Người được cấp thẻ BHYT là: 55.672 người, trong đó: người nghèo được hỗ trợ là 4.959 người.

Năm 2014, tổng số thẻ BHYT cấp cho các đối tượng tương đối lớn, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện việc cấp thẻ BHYT đã có sự phối kết hợp giữa phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội huyện và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn nên các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ kịp thời, đảm bảo nhu cầu được khám chữa bệnh của người dân khi ốm đau. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo, mạng lưới Y tế cơ sở luôn được củng cố, duy trì 100% người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi đủ điều kiện đều được hưởng chính sách về Y tế.

Tuy nhiên, do số lượng đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí trên địa bàn huyện lớn việc lập danh sách của một số xã, thị trấn không được kịp thời, để sót nhiều đối tượng, cấp thẻ không dứt điểm, không đúng các văn bản hướng dẫn về mẫu biểu, phông chữ, năm sinh…đã quy định, việc rà soát giữa các đối tượng không kỹ nên để trùng lặp giữa các đối tượng gây láng phí ngân sách Nhà nước.

+ Hỗ trợ về giáo dục:

Kinh phí hỗ trợ cho học sinh thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ đến thời điểm hiện tại huyện đã thực hiện chi trả cho tất cả các học sinh, sinh viên đủ điều kiện được hỗ trợ.

Chính sách hỗ trợ giáo dục theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ đã góp phần giảm bớt những khó khăn cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo nhưng nguồn kinh phí của cấp trên cấp để thực hiện chi trả không kịp thời nên gây ra những khó khăn nhất định cho các đối tượng được thụ hưởng.

+ Hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất theo chương trình 135 năm 2014:

Chương trình 135 giai đoạn II có tác động rất lớn đối với các hộ nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện, thông qua việc hỗ trợ phân bón, giống cây trồng giúp cho hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn huyện. Năm 2014 đã hỗ trợ xây dựng được 08 công trình với tổng kinh phí 7.530 triệu đồng; hỗ trợ phương tiện sản xuất cho 1.730 hộ với kinh phí là 1.200 triệu đồng.

- Hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện năm 2014; hỗ trợ theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg và hỗ trợ xây dựng và cải thiện nhà ở:

+ Hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện năm 2014:

Tổng số hộ nghèo được hỗ trợ là: 4.308 hộ, tổng kinh phí hỗ trợ là 1.861 triệu đồng. Các xã, thị trấn đã làm các thủ tục rút tiền để chi trả cho các đối tượng đúng theo quy định.

+ Hỗ trợ hộ nghèo theo Quyết định 102 là 4.002 hộ với 15.884 nhân khẩu với tổng kinh phí hỗ trợ là 1.315,52 triệu đồng.

+ Hỗ trợ xây dựng và cải thiện nhà ở:

Năm 2014 tổng số hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở toàn huyện là 11 hộ với tổng kinh phí là: 330 triệu đồng theo nguồn kinh phí hỗ trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

+ Cứu Trợ đói giáp hạt cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hộ gặp khó khăn đột xuất năm 2012:

Cứu trợ tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 là: 408 hộ, 1.266 nhân khẩu, 18.990 kg gạo bằng 237.375.000 đồng.

Cứu đói giáp hạt năm 2014 cho 326 hộ, 1.037 nhân khẩu, 15.555 kg gạo bằng 202.215.000 đồng.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cho các hộ bị ảnh hưởng của cơn bão số 02 năm 2014 đã hỗ trợ cho 716 hộ bằng 40.305 kg gạo.

Trong năm 2014, công tác cứu trợ tết và cứu trợ đói giáp hạt được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời đã góp phần giảm bớt những khó khăn cho các hộ nghèo, hộ gặp khó khăn đột xuất.

- Đánh giá chung

Qua một năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND, ban chỉ đạo Giảm nghèo của huyện, xã thị trấn đã triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ và đạt được những kết quả nhất định góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện có sự phối kết hợp giữa các ban ngành liên quan đảm bảo cho các đối tượng người nghèo, hộ nghèo điều được thụ hưởng các chính sách của Đảng và nhà nước quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn tồn tại một số vấn đề sau:

+ Các chương trình, dự án đầu tư cho đối tượng người nghèo, hộ nghèo do nhiều phòng, ban ngành phụ trách dẫn đến sự chồng chéo trong quá trình tổ chức triển khai tại cơ sở.

+ Các văn bản chỉ đạo, định hướng của cấp trên chưa kịp thời, thời gian để thực hiện tại cơ sở tương đối ngắn dẫn đến các chương trình hoàn thành không kịp tiến độ thời gian, chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao.

+ Công tác cấp thẻ BHYT ở một số xã chưa thực hiện theo đúng các văn bản Hướng dẫn quy định, dẫn đến cấp thẻ không dứt điểm phải chia làm nhiều đợt, số lượng thẻ cấp cho các đối tượng bị sai, trùng lặp giữa các đối tượng…

+ Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ còn thiếu nên các công tác chi trả cho các đối tượng chưa được kịp thời.

+ Công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo chưa được thực hiện thường xuyên.

+ Một bộ phận người dân mang nặng tư tưởng ỷ lại, muốn vào hộ nghèo để được thụ hưởng các chính sách của Đảng và Nhà nước, không vươn lên để thoát nghèo.

2.2.5. Ưu điểm, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hữu lũng – lạng sơn (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w