Ưu điểm, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng Ưu điểm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hữu lũng – lạng sơn (Trang 55 - 58)

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CễNG TÁC XểA ĐểI GIẢM NGHẩO Ở HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN

2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo của huyện Hữu Lũng 1. Thực trạng

2.2.5. Ưu điểm, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng Ưu điểm

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ban lãnh đạo huyện đã và đang thực hiện mọi chính sách, biện pháp theo quy định nhằm trợ giúp những hộ nghèo có đời sống ổn định, bảo đảm sức khỏe, tinh thần vươn kên thoát nghèo.Các dự án và chính sách đối với hộ nghèo đều được bảo đảm một cách đồng bộ trên tất cả mọi mặt sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo quyền lợi cho các hộ dõn núi chung và cho cỏc hộ nghốo núi riờng. Cỏc chớnh sỏch đều rừ ràng cụ thể, nhân dân đều dễ dàng nắm bắt, biết được quyền lợi của mình. Đời sống nhân dân nâng lên một bước, thu nhập tăng dần.

Các cán bộ trực tiếp triển khai chương trình XĐGN đã luôn bám sát theo dừi, đụn đốc việc thực hiện chương trỡnh của cỏc hộ nghốo nờn những thắc mắc của nhân dân luôn được giải đáp kịp thời. Giúp người dân hiểu được chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương và quyền lợi của họ. Các chính sách được phổ biến đến người dân thông qua các phương tiện truyền thông như loa, đài, để người dõn nắm rừ và thuận lợi trong quỏ trỡnh thực hiện chớnh sỏch XĐGN. Bên cạnh đó, ý chí phấn đấu và lòng quyết tâm của đa số các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo cao. Đây là một nhân tố quan trọng nó quyết định đến sự thành công của chương trình XĐG ở huyện.

Hạn chế

Là huyện còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, huyện đã thực hiện nhiều chương trình XĐGN, ổn định cuộc sống cho người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được thì huyện vẫn còn gặp những bất cập, yếu kém cần phải nỗ lực tháo gỡ.

Hữu Lũng là huyện trung du địa bàn trải rộng, giao thông đi lại khó khăn, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu. Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân còn thiếu và xuống cấp, thiếu vốn đầu tư.

Trong năm qua, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như hạn hán, mưa bão thất thường làm ảnh hưởng đến mùa vụ của bà con nhân dân, giá cả vật tư, xăng

dầu, phân bón... trên thị trường luôn biến động thường xuyên, trong khi đó thị trường tiêu thụ sản phẩm nông dân còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không ít đến đời sống và sản xuất của nhân dân, làm tăng tỷ lệ các hộ tái nghèo.

Cấp uỷ, Chính quyền ở một số xã, thị trấn chưa phát huy tốt các nguồn lực đầu tư cho chương trình giảm nghèo, thụ động trong công tác quản lý, chưa chủ động lồng ghép xây dựng chương trình giảm nghèo vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Trình độ dân trí của một bộ phận người dân vùng sâu, vùng có điều kiện Kinh tế - Xã hội đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, một bộ phận người dân mang nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước không tự lực vươn lên để thoát nghèo.

- Giảm nghèo chưa bền vững, số hộ cận nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm còn cao. Đời sống nhân dân, nhất là 6 xã vùng cao còn nhiều khó khăn.

Khoảng cách thu nhập của các dân cư còn lớn. Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp trong huyện còn nhiều

- Công tác vận động tuyên truyền người dân tham gia XĐGN chưa được chú trọng. Hoạt động của ban XĐGN của huyện còn kém dẫn đến kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn thấp. Mạt khác, một bộ phận những người chưa năng động tìm các phương thức đói nghèo còn tư tưởng chờ, ỉ lại vào chính sách ưu đãi của nhà nước.

- Tình trạng bình xét hộ nghèo chưa thực sự dân chủ do còn hiện tượng nể nang dẫn đến hiện tượng bình xét không đúng đối tượng hoặc bỏ xót đối tượng diễn ra ở một số thôn. Có hộ lười lao động, hộ có người mắc tệ nạn xã hội vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ khiến người dân bất bình. Nguồn lực cho công tác XĐGN và phúc lợi xã hội còn hạn chế chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp. Các chương trình, dự án đầu tư XĐGN chủ yếu mới đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế…mà chưa chú trọng đầu tư trực tiếp đến phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho người dân. Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân. Chất lượng các dịch vụ nhìn chunh thấp.

- Công tác XĐGN chưa thật sự tập trung vào các thôn, các đối tượng thật sự khó khăn nhất. Một bộ phận không nhỏ lao động của cả huyện chưa có nghề hoặc chưa có kỹ năng lao động, công việc chưa thật sự ổn định với tiền lương, tiền công và bảo trợ xã hội thấp. Những rủi ro về kinh tế, xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có xu hướng tăng lên…tác động đến đời sống và an sinh của người dân. Những yếu kém bất cập trên đây chủ yếu là do công tác lãnh đạo, quản lý còn nhiều yếu kém, hiệu lực hiệu quả chưa cao, nhận thức về công tác XĐGN và phúc lợi xã hội chưa đầy đủ. Chưa hình thành được hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội rộng khắp với những cơ chế chủ động tích cực, bền vững, làm chỗ dựa chắc cho người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Chưa huy động được sự mạnh mẽ tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo đảm an ninh xã hội và phúc lợi xã hội.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hữu lũng – lạng sơn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w