1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đói nghèo.
1.2.1.1. Theo quan niệm của Quốc tế
Theo Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) :
Nghèo đói là trạng thái một bộ phận cư dân không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Khái niệm nghèo đói có thể chia theo hai cách khác nhau: Nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối.
- Nghèo tương đối là sự thỏa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của con người như: Cơm chưa ngon, quần áo mặc chưa đẹp, nhà ở chưa khang trang…
Hay nói cách khác là sự so sánh về thỏa mãn các nhu cầu cuộc sống giữa người này với người khác, vùng này với vùng khác.
Trong những xã hội được coi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là sự khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương
đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về Văn hóa – Xã hội thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một cách thức xã hội nghiêm trọng.
- Nghèo tuyệt đối là sự không thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con người để duy trì cuộc sống như: cơm ăn không đư no, áo mặc không đủ ấm…
không so sánh với ai khác nhưng bản thân họ không đủ lượng calo cần thiết để duy trì cuộc sống.
1.2.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam
- Nghèo là một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thảo mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
- Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của Chính Phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời đó là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Không thể lãng quyên nhóm cộng đồng yếu thế, ít cơ hội theo kịp tiến trình cơ hội phát triển mà Chính phủ với việc cải cách, Sửa đổi những khiếm khuyết của thể chế kinh tế để nhóm nghèo đói tự vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Như vậy đã có hai quan niệm về nghèo đói nhưng nhìn chung chúng đều đề cập đến sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng quan niệm nghèo đói của Việt Nam để đánh giá thực trạng trên địa bàn.
1.2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác xóa đói giảm nghèo.
Xóa đói giảm nghèo được coi là sự nghiệp của toàn dân, là một chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế xã hội.
Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, gắn xóa đói
giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia và an sinh xã hội. Xác định rừ cỏc vựng trọng điểm, cỏc hoạt động ưu tiờn để tập trung nguồn lực đầu tư cú hiệu quả. Gắn xóa đói giảm nghèo là giải quyết việc làm với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo điều kiện và cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Xóa đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước được coi là chương trình mục tiêu quốc gia. Đói nghèo là một vấn đề xã hội bức xúc của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và mang tính toàn cầu, là trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế xó hội của cả nước núi chung và của huyện Hữu lũng núi riờng. Thấy rừ tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo ngay từ khi cách mạng mới thành công (năm 1945) Đảng ta đã coi nhiệm chống nạn đói là một trong 6 nhiệm vụ cấp bách, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay Xóa đói giảm nghèo đã trở thành mục tiêu quốc gia của Đảng, Nhà nước và địa phương hưởng ứng, quan tâm hàng đầu. Xóa đói giảm nghèo là lĩnh vực mới với thời gian thực hiện chưa dài, nhưng lại là vấn đề xã hội mang tính cấp thiết và đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề đói nghèo thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật cụ thể.
1.2.3. Lý luận chung về xóa đói giảm nghèo bền vững.
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đó là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu để cải thiện và nâng cao cuộc sống của dân cư.
Xóa đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế. Bất cứ quốc gia nào cũng phải lấy nền quan trọng nhất là phát triển tăng trưởng kinh tế để xóa đói giảm nghèo, chỉ có tăng trưởng kinh kinh tế mới cho phép các quốc gia tích lũy để đầu tư cho xóa đói giảm nghèo vì xóa đói giảm nghèo cũng cần rất nhiều nguồn lực và trong nhiều năm. Mặt khác tăng trưởng kinh tế phải vì người nghèo, vùng nghèo thì mới làm cho khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lý với tiến trình phát triển của xã hội. Nếu tăng trưởng kinh tế mà không vì người nghèo thì chính nó làm cho khoảng cách giàu nghèo tăng thêm và điều này không ảnh hưởng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong phân bố ngân sách chúng ta không
được thiên lệch về hướng nào. Nếu tăng trưởng kinh tế quá nhanh thì nguồn ngân sách cho xóa đói giảm nghèo sẽ ít và người nghèo không theo kịp qua trình phát triển kinh tế và ngược lại nếu chú trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo mà không quan tâm đến tăng trưởng kinh tế thì làm cho người nghèo càng nghèo thêm.
Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng và tăng trưởng bền vững vào tăng trưởng kinh tế trên diện rộng được coi là một bộ phận quan trọng của chiến lược và nhiệm vụ chung của xã hội và chính người nghèo.
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CễNG TÁC XểA ĐểI GIẢM NGHẩO Ở