Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CễNG TÁC XểA ĐểI GIẢM NGHẩO Ở HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế xã hội huyện Hữu Lũng
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên.
2.1.1.1. Địa hình.
Huyện Hữu Lũng thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố 80 km, thuộc dải đất nối liền vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta.
Phớa Đụng giỏp 2 huyện Chi Lăng và Bắc Sơn, phớa Tõy giỏp Vừ Nhai (tỉnh Thỏi Nguyên), phía Tây - Nam và Đông Nam giáp huyện Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam, Yờn Thế của tỉnh Bắc Giang. Địa hỡnh được phõn chia rừ giữa vựng nỳi đỏ vôi ở phía Tây Bắc và vùng núi đất ở phía Đông Nam. Phần lớn diện tích ở vùng núi đá vôi có độ cao 450 - 500m và ở vùng núi đất có độ cao trên dưới 100 m so với mặt nước biển. Nhìn chung, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi và các dãy núi đất. Địa hình núi đá chiếm trên 25% tổng diện tích tự nhiên.
Xen kẽ giữa vùng núi đá là những thung lũng nhỏ địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp của cư dân. Xen kẽ các vùng núi đất là các dải đất ruộng bậc thang phân bố theo các triền núi, triền sông, khe suối trong vùng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp được tạo lập từ nhiều đời nay cung cấp lương thực cho cư dân sinh sống trong vùng.
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn.
Hữu Lũng chịu sự ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh và ít mưa về mùa Đông, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 22,70C. Tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là 28,50C. Tháng 01 có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất là 2,50 C. Lượng mưa trung bình năm là 1.488,2mm với 135 ngày mưa trong năm và phân bố từ 13 - 17 ngày/tháng, tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và chiếm trên 9% lượng mưa cả năm.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hữu Lũng.
Về kinh tế
Tập trung chỉ đạo thúc đẩy phát triển sản xuất của các ngành Nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện.
Khai thác mọi tiềm năng sẵn có về đất đai, tài nguyên, lao động và lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Đồng thời vận dụng các cơ chế chính sách phù hợp để kích thích sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân. Tổ chức và thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để tìm thị trường hàng hoá và thị trường vốn cho phát triển sản xuất. Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất theo hướng tập trung có quy mô lớn, sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao.
a) Về sản xuất nông - lâm nghiệp:
Tập trung chỉ đạo và ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, sản xuất hàng hóa và dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Duy trì phát triển sản xuất hàng hóa tập trung như vùng na, vùng nguyên liệu thuốc lá, vùng trồng măng, muồng... và tăng cường các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chính sách khuyến nông, hỗ trợ vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.
Khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên đất lâm nghiệp, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, gắn quy hoạch sản xuất với bố trí lại dân cư hợp lý. Chú trọng thực hiện chương trình trồng rừng kinh tế, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu bằng việc huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xây dựng nông thôn mới và ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nông
thôn; phát triển giao thông nông thôn và thủy lợi….
b) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
Phát triển công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp ở vùng tập trung đông dân như thị trấn, trung tâm cụm xã, vùng có nguồn nguyên liệu tại chỗ. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi, kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là cụm công nghiệp huyện Hữu Lũng. Khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa công nghiệp.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đẩy mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng cụm Công nghiệp của huyện, hình thành vùng sản xuất công nghiệp tập trung để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Duy trì phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống về sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản mà huyện có lợi thế cạnh tranh. Củng cố và khuyến khích phát triển các loại hình hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.
Thu hút và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện tập trung đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế, giao thông, thủy lợi và các công trình, dự án phúc lợi công cộng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Tổ chức quản lý tốt các dự án đầu tư thuộc chương trình quốc gia, dự án thuộc nguồn vốn tỉnh phân cấp cho huyện và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn tự có tại địa phương, nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn vốn đóng góp của dân cư và vốn tài trợ quốc tế. Thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách và Pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao chất lượng các công trình với giá thành hợp lý. Nâng cao trình độ quản lý các dự án đầu tư, trình độ lực lượng cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, gắn trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các phòng ban chuyên môn ở cấp huyện với quy trình đầu tư các dự án, tránh tình trạng chồng chéo. Tổ chức tốt công tác phân cấp đầu tư cho
các xã và cơ sở đối với một số dự án có quy mô nhỏ. Đổi mới phương pháp phân bổ, giao chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn cấp huyện quản lý, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Thực hiện nghiêm túc quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và phê duyệt quyết toán công trình, quan tâm công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình đã hoàn thành sau đầu tư, tránh lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
c) Thương mại, dịch vụ và du lịch:
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành thương mại và dịch vụ trên địa bàn. Tăng nhanh khối lượng hàng hoá bán buôn và bản lẻ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, tìm thị trường cho nông sản hàng hoá trong nước và nước ngoài để tiêu thụ các sản phẩm như: na, gỗ rừng trồng và các loại sản phẩm khác mà địa phương có thế mạnh. Củng cố và thành lập mới các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác thương mại và dịch vụ trên địa bàn để tổ chức lưu thông hàng hoá và thu mua nông sản cho nông dân. Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, tạo cơ sở vật chất cho phát triển thương mại. Có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn và từng bước đổi mới các hoạt động dịch vụ về tín dụng, tiền tệ và bảo hiểm.
d) Thu, chi ngân sách:
Tăng cường công tác chống thất thu ngân sách, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn; huy động tối đa các nguồn thu vào ngân sách.
Thực hành nghiêm chỉnh Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách.
Về xã hội
a) Huy động và sử dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ cho giảm nghèo, lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu khác để tạo điều kiện cải thiện mức sống dân cư trong vùng, xã nghèo; thúc đẩy phát triển sản xuất và chống tái nghèo tại vùng khó khăn. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công và các đối tượng chính sách.
b) Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh điều trị cho nhân dân. Thực hiện các mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, bệnh nhân nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Tập trung đầu tư trang thiết bị y tế và giường bệnh tại các cụm xã, trạm xá xã để tổ chức khám chữa bệnh tại chỗ có hiệu quả.
Quan tâm đào tạo bác sỹ chuyên ngành, cán bộ y tế cho cơ sở.
c) Phát triển giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy hiệu quả, coi trọng 3 mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, của tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, tạo môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng gia đình, từng tập thể, từng cộng đồng. Thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh vùng đặc biệt khó khăn, con hộ nghèo, học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất trường học, lớp học để phục vụ tốt cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
d) Tăng cường xây dựng sân chơi, bãi tập, các thiết chế văn hóa nhằm nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Nâng cao chất lượng các loại hình hoạt động văn hóa - thông tin. Hỗ trợ phát triển văn hóa truyền thống, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tổ chức tốt phong trào thực hiện nếp sống văn hoá tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và khu dân cư. Nâng cao tỷ lệ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá đối với các hộ gia đình ở khu dân cư; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, các thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn làng văn hoá.
đ) Xây dựng, củng cố nền Quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân của huyện ngày càng vững chắc. Thực hiện tốt công tác quốc phòng - quân sự địa phương. Từng bước nâng cao nâng cáo chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang nhân dân, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Chủ động đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.3. Đặc điểm về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhằm chấn chỉnh các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo tại các điểm di tích và lễ hội thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, UBND huyện Hữu Lũng đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng và chính quyền các xã, thị trấn tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động các điểm di tích, lễ hội thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Phòng Văn hóa- Thông tin đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn công tác tổ chức, kiện toàn các ban quản lý di tích, công tác quản lý thu chi tài chính đối với quỹ công đức, công tác tổ chức lễ hội, hoạt động tại đền chùa.
2.1.4. Đặc điểm về dân số.
Tổng dân số trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2013 là 114.860 người, bằng 15,29% dân số của tỉnh Lạng Sơn, mật độ dân số 142 người/km2. Có 07 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu...; trong đó dân tộc Nùng chiếm 52,3%, dân tộc Kinh 38,9%; dân tộc Tày 6,6%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,23%, dân tộc Dao chiếm 0,44%, dân tộc Hoa chiếm 0,14%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,39% dân số toàn huyện.
2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo của huyện Hữu Lũng