MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CễNG TÁC XểA ĐểI GIẢM NGHẩO CỦA HUYỆN HỮU LŨNG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hữu lũng – lạng sơn (Trang 58 - 63)

3.1. Một số giải pháp về xóa đói giảm nghèo của huyện

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác giảm nghèo. Phát huy vai trò chức năng tham mưu của các cơ quan chức năng để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo.

Phát huy mạnh mẽ tính dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo, lấy ý kiến của dân để thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo.

3. Thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình, đề án trên địa bàn tỉnh đảm bảo chương trình giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức. Gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm tạo điều kiện cho người lao động sau đào tạo tìm được việc làm.

4. Thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ hộ nghèo thiếu đất sản xuất;

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tốc độ phát triển kinh tế khu vực phi nông nghiệp, đồng thời lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp và hiệu quả, thâm canh tăng năng suất, nâng cao giá trị thu nhập nhằm giảm bớt những khó khăn, giúp các hộ do thiếu đất sản xuất thoát nghèo.

5. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội để trợ giúp đối tượng người nghèo. Tăng cường chỉ đạo và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thiên tai nhằm tránh và giảm thiểu thiệt hại do yếu tố khách quan mang lại. Quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo từ các nguyên nhân rủi ro.

6. Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế, đặc biệt ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã đặc biệt khó khăn, thôn bản đặc biệt khó khăn. Lồng ghép việc

thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc chương trình ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; tập trung thực hiện đồng bộ các dự án, chính sách trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt coi trọng vai trò của cấp thôn bản, vai trò của trưởng thôn bản để bảo đảm sự tham gia của người dân trong giám sát và đánh giá. Xây dựng cơ chế và chỉ tiêu giám sát ở cấp xã, thôn bản cho phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm của địa phương.

8. Điều hành, quản lý chương trình, thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo ở các cấp. - Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

9. Đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức như: thông qua các phương tiện thông tin, phát tờ rơi, pa nô tuyên truyền giảm nghèo; lồng ghép trong các Hội nghị, cuộc họp giao ban triển khai công tác tháng, năm…

10. Kiện toàn Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, tăng cường sự kiểm tra của cấp trên với cấp dưới nhằm kịp thời đánh giá sơ kết, tổng kết từng thời gian.

11. Tập trung huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo để họ tự vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững, khắc phục tình trạng đói nghèo thông qua việc khảo sát đánh giá hộ nghèo hàng năm. Xây dựng mô hình điểm ở xã để chỉ đạo rút kinh nghiệm.

12. Các chương trình, dự án đầu tư cho người nghèo, hộ nghèo phải tập trung, phân công cho một ngành phụ trách để đảm bảo chất lượng thực hiện công việc.

3.2. Một số kiến nghị

3.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước

Cần khẳng định rằng chính sách xã hội không phải là sự ban ơn hay bố thí đến những đối tượng được hưởng, mà đó là nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội là

nhiệm vụ của toàn Đảng và toàn dân, sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng để công tác xóa đói giảm nghèo đạy được kết quả tốt nhất. Đảng và nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến những huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn để cho người nghèo có cơ hội phát triển không chỉ trong hiện tại mà còn hướng tới phát triển bền vững. Củng cố cũng như hoàn thiện bộ máy làm công tác xóa đói giảm nghèo từ trung ương đến địa phương.

Bên cạnh sự trợ giúp về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xóa đói giảm nghèo thành công nhanh và bề vững nhất.

3.2.2. Đối với UBND huyện Hữu Lũng

- Về đào tạo cán bộ: Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao hơn nữa về công tác đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là cán bộ của từng thôn.

Khi cán bộ được đào tạo thì phải đi về các thôn bản để hướng dẫn các kiến thức đã được nâng cao cho từng người nghèo, hộ nghèo. Củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện, cử cán bộ chủ chốt trực tiếp là trưởng ban có các đoàn thể tham gia.

- Về cơ chế chính sách: Các đoàn thể, ban nghành, các cấp lãnh đạo có liên quan cần thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo, giúp người dân có những kiến thức, lợi ích và quyền lợi khi thực hiện những chính sách đó. Phải chắc chắn quyền lợi của người dân được đảm bảo.

- Đánh giá mức đúng mức thu nhập và đời sống của các hộ gia đình trong thôn, xã. Xác định chính xác các hộ đói, nghèo thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm, thiếu nhân lực…để xây dựng kế hoạch và có biện pháp hỗ trợ cụ thể

- Chính quyền huyện cần huy động về nguồn kinh phí sẵn có để tổ chức giúp đỡ người nghèo, để cho người nghèo có được nguồn kinh phí phục vụ cho sản xuất, làm ăn. Để có kinh phí thực hiện cần có sự phối hợp huy động giữa các ban nghành đoàn thể thực hiện đúng, phù hợp với từng địa phương. Giành một lượng vốn cho người nghèo được vay qua chương trình đầu tư vật nuôi (trâu,

bò). Có kỹ thụât đơn giản và thu lại vốn bằng sản phẩm để tiếp tục đầu tư mở rộng.

- Tiếp tục tăng cường các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và xóa đói giảm nghèo, xây dựng và nhân điển hình trong thực hiện chính sách và phong trào “Lá lành đùm lá rách”, phát huy hiệu quả các mô hình trợ giúp người nghèo tại địa phương.

3.2.3. Đối với từng hộ gia đình

Cần khẳng định rằng xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính bản thân mình, người nghèo phải tự vươn lên thoát nghèo. Chính người nghèo phải coi công cuộc xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp của chính mình, bởi chỉ có sự tự giác, nỗ lực mới là động lực, là điều kiện tiên quyết nhất cho sự thành công vươn lên thoát nghèo, thoát khỏi cảnh làm than, tù túng. Người nghèo cần gạt bỏ sự tự ti của mình, chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng, các đoàn thể trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng hơn do chính mình nỗ lực tạo nên. Ông cha ta đã nói “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”.

PHẨN KẾT LUẬN

Vấn đề nghèo đói, xóa đói giảm nghèo đã từ lâu mà Đảng và Nhà nước quan tâm, là nhiệm vụ được thực hiện hàng đầu. Tìm hiểu về đề tài này giúp chúng ta thấy được thực trạng về xóa đói giảm nghèo cũng như nguyên nhân đẫn đến nghèo đói từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục. Vấn đề nghèo đói tồn tại kìm hãm sự phát triển của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Nó mang lại nhiều khó khăn trước mắt và lâu dài. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân, tập thể đưa ra những hoạch định bền vững. Việc hoạch định ra nhứng chính sách, giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề riêng của cá nhân nào mà nó đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân, các tổ chức và các cấp lãnh đạo.

Không riêng huyện Hữu Lũng mà bất cứ một địa phương nào thì Chương trình Quốc gia Xóa đói giảm nghèo đang mang lại những hiệu quả nhất định. Nó góp phần nâng cao cuộc sống của nhân dân.

Nhân dân và chính quyền huyện Hữu Lũng đã bước đầu thu lại những kết quả khả quan. Chúng ta hi vọng trong thời gian tới sẽ đạt được những thành tựu lớn hơn trong công tác này. Có như vậy mới đưa đất nước lên những tầm cao mới về mức sống và chất lượng cuộc sống về cả những tiêu chí khác của người dân. Không ngừng nâng cao vai trò to lớn của truyền thống dân tộc Việt Nam.

Những khuyến nghị trong chuyên đề thực tập này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào quá trình thực hiện công tác Xóa đói giảm nghèo của huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn. Tuy nhiên với những hạn chế về phạm vi, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế chưa sâu sắc nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những sai xót, hạn chế. Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để tôi hoàn thành bài viết được hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho công tác của tôi sau này.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hữu lũng – lạng sơn (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w