1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2. Các khái niệm cơ bản
2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2.2.1. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Theo PGS. TS Trần Kim Dung, Quản trị nhân lực, (tái bản lần thứ 7 có sửa chữa bổ sung) NXB Thống kê, Hà Nội, 2009:
Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày, hoặc thậm chí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ. Như vậy, xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển.
- Giáo dục là các hoạt động tập thể chuẩn bị cho người lao động bước vào một ngành nghề hoặc chuyển sang một ngành nghề mới thích hợp hơn trong tương lai
- Đào tạo là quá trình bù đắp thiếu hụt về mặt chất lượng của người lao động nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với công việc
để họ có thể hoàn thành công việc hiện tại với năng suất và hiệu quả cao nhất.
“Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là đào tạo và phát triển các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch”. Theo ThS. Nguyễn Vân Điềm - PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (Đồng chủ biên), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2009.
2.2.2.Mục tiêu và vai trò của đào tạo và phát triển NNL
• Mục tiêu của đào tạo và phát triển
- Giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có;
- Giúp doanh nghiệp có thể chủ động đáp ứng nhu cầu nhân lực cho chiến lược phát triển dài hạn trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp;
- Nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rừ hơn về cụng việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mỡnh;
- Nâng cao khả năng thích ứng của nhân viên với các công việc trong tương lai;
- Nâng cao khả năng thích ứng của tổ chức với sự thay đổi của môi trường;
- Chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết;
- Thỏa mãn nhu cầu phát triển của nhân viên.
• Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động mang tính tất yếu khách quan đối với bất cứ tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân người lao động nào, vì vậy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với xã hội, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động.
- Vai trò đối với xã hội
Đối với một quốc gia, giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động là cơ sở để xã hội có được nguồn lực con người có chất lượng cao, góp phần tạo ra công dân tốt cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong xã hội. Ngoài ra, đào tạo và phát triển nhân sự có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường
quốc tế. Đào tạo và phát triển là cơ sở thế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nước phát triển.
- Vai trò đối với tổ chức và doanh nghiệp
Công tác đào tạo và phát triển đã giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp, nói cách khác mục tiêu của đào tạo là nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tốt và hiệu quả thực hiện công việc cao, sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, doanh nghiệp mình trên thị trường.
Như vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thế giới đang dần chuyển sang một phương thức sản xuất mới làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải thích ứng tốt đối với môi trường kinh doanh và phải đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, nâng cao kỹ năng, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; giảm bớt sự giám sát của người lao động; nâng cao tính ổn định, năng động của tổ chức, doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp; tạo nguồn lực có trình độ cao là nguồn cán bộ kế cận, là cơ sở cho sự thăng tiến của người lao động và công tác đào tạo phát triển còn làm cải thiện được mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới xóa được sự thiếu hiểu biết, sự tranh chấp,ngăn chạnh sự căng thẳng mâu thuẫn, tạo ra bầu không khí đoàn kết thân ái cùng phấn đấu để đạt được hiệu quả cao hơn và khả năng công tác tốt hơn.
- Vai trò đối với người lao động
Trong quá trình đào tạo mỗi người lao động sẽ được bù đắp những thiếu hụt trong học vấn, được truyền đạt những khả năng và kinh nghiệm thực hiện trong lĩnh vực chuyên môn của mình, được cập nhật những kiến thức và mở rộng sự hiểu biết của mình để không những có thể hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những biến đổi của môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thể hiện đó là: tạo
ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó của người lao động đối với doanh nghiệp giúp họ tự tin hơn, làm việc có hiệu quả hơn, cập nhật, trang bị thêm các kỹ năng và kiến thức mới cho người lao động đê họ không bị tụt hậu; đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động; tạo ra sự thích ứng giữa người lao động với công việc hiện tại cũng như tương lai; tạo cho người lao động cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, đó chính là cơ sở để chúng ta phát huy tinh thần sáng tạo của người lao động trong công việc, giúp phát huy khả năng của từng người lao động trở lên nhanh nhẹn đáp ứng sự thay đổi của môi trường.
Năng suất, hiệu quả cao sẽ mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp đó những lợi ích to lớn như: giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng quản lý lỗi thời, lạc hậu, kém hiệu quả, để từ đó doanh nghiệp nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức mình; hướng dẫn công việc cho các nhân viên mới, giúp họ làm quen với công việc nhanh chóng hơn; chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao đó là nguồn đội ngũ quản lý kế cận sau này cho tổ chức, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng của thực hiện công việc, tăng năng suất lao động
2.3. Nội dung cơ bản của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân