1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2. Các khái niệm cơ bản
2.3. Nội dung cơ bản của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Qỳa trỡnh thu nhập và phõn tớch thụng tin nhằm làm rừ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công viêc và xác định nhu cầu đào tạo hiện có phải là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ, nhân viên cụ thể. Đây là khâu quan trọng, tổ chức căn cứ vào bản phân tích công việc và việc đánh giá tình hình thực hiện công việc, căn cứ vào cơ cấu tổ chức để xác định số lượng và những loại kiến thức, kỹ năng cần đào tạo của tổ chức mình.
2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Tổ chức phải xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo, bao gồm: những kỹ năng cụ thể được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo, số lượng và cơ cấu nhân viên, thời gian đào tạo.
Việc xác định mục tiêu đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân sự và là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môn của người lao động trong mỗi tổ, doanh nghiệp. Vỡ vậy, cỏc mục tiờu đào tạo phải rừ ràng, cụ thể và có thể đánh giá được.
2.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Là việc lựa chọn người cụ thể đi đào tạo, ai cần được đào tạo và đào tạo loại kỹ năng nào? Để tránh tình trạng đào tạo nhầm đối tượng, làm tổn thất về thời gian và chi phí không cần thiết.
Tổ chức phải căn cứ vào việc xác định nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và kỹ năng nghề nghiệp của từng người.
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo
Các yếu tố thuộc môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực:
- Các yếu tố thuộc môi trường bên trong tổ chức, doanh nghiệp như mục tiêu chiến lược, chính sách, trình độ lao động, quy mô cơ cấu lao động, điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ của tổ chức, doanh nghiệp.
- Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, thị trường của doanh nghiệp.
2.3.5. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và các bài học cần được dạy, cho thấy những kiến thức, kỹ năng cần được dạy và dạy trong bao lâu, trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp.
- Chương trình đào tạo phải được xây dựng thật cụ thể về: số môn học, các môn học sẽ được cung cấp trong chương trình, số giờ học, tiết học của từng môn, chi phí cho mỗi môn, mỗi tiết, các phương tiện cần thiết cho chương trình như: giáo trình, tài liệu, trang thiết bị,…Trên cơ sở nhu cầu đào tạo và mục tiêu
đào tạo đã xác định, sau đó tổ chức, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất để lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.
- Có nhiều phương pháp đào tạo khác nhau để lựa chọn và mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó, tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp đào tạo khác nhau.
Phương pháp đào tạo phải phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, chi phí thấp và đem lại hiệu quả lớn nhất.
2.3.6. Dự tính chi phí đào tạo
Khi xây dựng chương trình đào tạo tổ chức cần phải tính đến chi phí cho việc đào tạo, bao gồm: chi phí thực chi phí cho chương trình và chi phí cho cơ hội.
- Chi phí thực: chi phí cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy, chi phí cho phương tiện dạy và học, chi phí cho người quản lý chương trình đào tạo.
- Chi phí cơ hội: xác định khi nào là thời điểm đầu tư cho đào tạo là hợp lý nhất.
2.3.7. Lựa chọn và đào tạo người dạy
Việc lựa chọn và đào tạo người dạy là khâu rất quan trọng, lựa chọn giáo viên có thể là người của tổ chức, cơ quan hoặc có thể thuê giáo viên bên ngoài về dạy hoặc có thể kết hợp giáo viên bên ngoài với người có kinh nghiệm lâu năm trong cơ quan. Các giáo viên, người dạy trước khi tham gia giảng dạy cần được đi tập huấn để nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ và cơ cấu của chương trình đào tạo.
2.3.8. Đánh giá chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được đánh giá căn cứ vào các tiêu chí như; mục tiêu đào tạo có đạt hay không? Điểm mạnh, điểm yếu của chương trình đào tạo; tính hiệu quả kinh tế của chương trình đào tạo thông thông qua chi phí và kết quả của chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo được đánh giá thông qua giảng viên người quản lý và học viên.
Hiệu quả chương trình đào tạo bao gồm kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học với chương trình đào tạo, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thời gian thu hồi chi phí đào tạo, sự thay đổi về năng suất, chất lượng và
hiệu quả lao động so với trước khi đào tạo, sự thay đổi thái độ và hành vi lao động sau đào tạo.
Các phương pháp đánh giá kết quả đào tạo có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát.
2.4. Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ