CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN SểC SƠN
3. Tình hình tổ chức công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở UBND huyện Sóc Sơn
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Việc xác định nhu cầu đào tạo chủ yếu được áp dụng với người lao động trực tiếp thông qua nhận xét, quyết định, ý kiến của cán bộ phụ trách đào tạo của đơn vị trực thuộc và căn cứ vào phiếu xác định nhu cầu đào tạo.
Phiếu xác định nhu cầu đào tạo
STT Nội dung Số lượng Hình thức Kinh phí dự kiến
Thời gian 1
2 3 4
…
Ngày… tháng… năm… Thủ trưởng đơn vị
Cuối năm Phòng Nội vụ gửi phiếu xác định nhu cầu đào tạo cho các phòng, ban trong UBND huyện. Sau đó thủ trưởng các phòng, ban căn cứ vào:
+ Nhu cầu đào tạo đối với CBCC của phòng, ban căn cứ vào tình hình thực hiện công việc, mức độ hoàn thành công việc; phòng ban, xem còn yếu ở mảng nào để cần đào tạo.
+ Nhu cầu đào tạo của cá nhân CBCC như học tại chức, học tập tại các trường đại học trong và ngoài nước thì
cá nhân làm đơn cụ thể để được xét duyệt.
Các thủ trưởng đơn vị sẽ xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị mình, rồi điền vào biểu mẫu chuyển cho Phòng Nội vụ. Sau đó cán bộ phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC sẽ căn cứ vào các phiếu đó và tình hình của UBND huyện để xác định nhu cầu đào tạo cụ thể và đưa vào kế hoạch đào tạo trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
Các CBCCVC tự đánh giá năng lực của bản thân mình thông qua phiếu đánh giá năng lực, sau đó có sự nhận xét của trưởng các đại diện phòng, ban về kết quả nhận xét đó và phiếu đánh giá đó được gửi đến phòng Nội vụ, Phòng Nội vụ có trách nhiệm tập hợp và báo cáo kết quả đánh giá đó cho Chủ tịch UBND huyện để Chủ tịch UBND huyện xem xét nhu cầu cần đào tạo và đưa ra quyết định cho CBCCVC nào cần đi đào tạo để yêu cầu Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho năm sau (phiếu đánh giá trang sau).
Phiếu đánh giá:
Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo của UBND huyện về cơ bản là phù hợp với yêu cầu thực tiễn công việc, nhằm thực hiện đúng các bước căn bản của công tác đào tạo và phát triển, nhằm xác định đúng đối tượng cần đào tạo, số lượng bao nhiêu, làm việc ở phòng, ban nào.
3.2.Xác định mục tiêu đào tạo
Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, UBND huyện xác định mục tiêu đào tạo.
Mỗi nhu cầu đào tạo khác nhau sẽ hướng về mục tiêu đào tạo khác nhau, nhưng cùng hướng về một mục đích phục vụ nhu cầu của UBND huyện, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của UBND huyện trong giai đoạn tới. UBND huyện ở giai đoạn này chưa đưa ra được từng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng vị trí cụ thể trong cơ quan.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Họ và tên:
Vị trí công tác hiện tại:
Ngày sinh:
Kết quả đánh giá:
1. Tự đánh giá
1.1. Về quá trình đi đào tạo
………
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
………
1.2. Về kỹ năng, kinh nghiệm công tác
………
1.3. Kết quả sau đào tạo
...
2. Đánh giá của trưởng đơn vị
………
Ngày … tháng … năm … Người đánh giá (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn)
3.3.Lựa chọn đối tượng đào tạo
Sau khi các cán bộ quản lý chuyên trách bộ phận, phòng ban trình các đối tượng lên Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBND xem xét và phê duyệt. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo và phát triển phù hợp là rất quan trọng như:
+ Đối với cán bộ quản lý: phải căn cứ vào tình hình hoạt động, quản lý của cơ quan để xác định số cán bộ quản lý đi học.
+ Đối với CBCC quản lý: lựa chọn đối tượng để nâng cao kỹ năng, tay nghề, khả năng làm việc và bổ sung thêm kiến thức mới cho CBCCVC mới vào.
+ Nếu là dạy nghề: lựa chọn đối tượng là nhân viên mới.
Để lựa chọn đối tượng CBCCVC được cử đi đào tạo phải thỏa mãn các điều kiện sau: Có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo; có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 3 lần thời gian đi đào tạo; có ít nhất 03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ; trong thời gian làm việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công việc được giao, thật sự có cống hiến đối với đơn vị, ít nhất là 03 năm trước khi đi học, không vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trơ lên;
được UBND huyện nhất trí cử đi học.
Việc lựa chọn đối tượng đi đào tạo là quan trọng, đối tượng đi đào tạo mà phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan, nếu đối tượng đi đào tạo không phù hợp gây nhiều thiệt hại, lãng phí chi phí cho ngân sách của Nhà nước và cơ quan.
BẢNG HỎI VỀ NHU CẦU ĐÀO TẠO
Bảng hỏi nghiên cứu, thăm dò về nhu cầu đào tạo của CBCCVC
Họ và tên: Nam/Nữ
Chức danh công việc:
Bộ phận công tác:
1. Các kiến thức (kỹ năng) mà anh/chị đã được đào tạo?
………
………
………..
2. Mức độ hài lòng với công việc hiện tại của anh/ chị?
• Hài lòng.
• Bình thườn.
• Không hài lòng.
3. Anh (chị) muốn có cơ hội học tập, bổ sung kiến thức, kỹ năng không?
• Muốn.
• Bình thường.
• Không muốn.
4. Anh(chị) muốn được đào tạo thêm về những kiến thức, kỹ năng gì?
………
………...
5. Trong công việc hiện tại, anh (chị) thấy cần phải bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng gì?
………
………
6. Anh (chị) muốn được đào tạo thêm nhằm mục đích gì?
• Bổ sung kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
• Thực hiện tốt hơn trong công việc.
• Có cơ hội thăng tiến hơn.
• Tăng lương.
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn)
3.4. Lựa chọn và đào tạo đội ngũ giáo viên
Hiện nay, về việc lựa chọn và đào tạo đội ngũ giáo viên về mảng này của UBND huyện chưa thật tốt đối với nhu cầu cần đào tạo, nhưng việc lựa chọn đội ngũ giáo viên cho từng chương trình đào tạo có những quy định tương đối cụ thể, nghiêm ngặt.
- Việc sử dụng những CBCCcủa UBND huyện có trình độ, tay nghề, kinh nghiệm để đào tạo, kèm cặp cử nhân mới ra trường vào làm việc tại UBND huyện:
+ Yêu cầu đối với cán bộ kèm cặp cử nhân mới phải gương mẫu trong quá trình kèm cặp CBCC thuộc bộ phận mình quản lý. Người cán bộ chịu trách nhiệm kèm cặp CBCC phải có trách nhiệm xây dựng chương trình, đề cương hướng dẫn.
+ Trong quá trình kèm cặp người cán bộ kèm cặp phải thường xuyên kiểm tra trình độ tay nghề của người được kèm cặp để xem chương trình, đề cương hướng dẫn có phù hợp không, có mang lại kết quả không.
+ Sau quá trình được kèm cặp, trình độ của người được kèm cặp phải nâng lên về mọi mặt như trình độ nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ý thức tổ chức, kỷ luật, văn hóa tổ chức… để đảm bảo cho người được kèm cặp phải thực hiện tốt công việc được giao, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động trong quá trình hướng dẫn.
- Với cán bộ, giảng viên thuê bên ngoài: UBND huyện thuê những giảng viên từ các trường chính trị hoặc từ các trường đại học chính quy có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy. Giáo viên được thuê về giảng dạy chịu trách nhiệm trong việc soạn đề cương và được Chủ tịch UBND huyện hoặc cán bộ phụ trách nhân lực thông qua.
Thực tế, tại UBND huyện công tác lựa chọn giáo viên giảng dạy có quy định trách nhiệm cụ thể, về căn bản đội ngũ giáo viên giảng dạy đáp ứng được yêu cầu nhưng việc giảng dạy bởi CBCC có kinh nghiệm trong UBND huyện thì là việc rất khó, vì vậy những CBCC giảng dạy chủ yếu là kiêm nhiệm nên không có kỹ năng sư phạm, kiến thức truyền đạt nhiều khi mang tính chủ quan nên có
nhiều kiến thức miên man không tập chung vào chủ đề giảng dạy, quan điểm lạc hậu, không phù hợp. Các giáo viên thuê ngoài thì không có quá trình tham gia và tiếp cận thực tế với UBND huyện để xây dựng chương trình và cách giảng dạy, nên việc giảng dạy nhiều khi chỉ mang tính lý thuyết, ít có phần thực hành nên người học chỉ có kiến thức chung chung. Vì vậy để có chương trình đào tạo phù hợp các giáo viên, người dạy, người hướng dẫn phải làm việc và có sự trao đổi với UBND huyện để xây dựng chương trình dạy và học được tốt hơn.
3.5. Xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo
Căn cứ vào chỉ tiêu của UBND huyện và nhu cầu thực tiễn của người lao động mà UBND huyện đưa lên cấp trên trình duyệt nếu được chấp nhận thì chương trình được bắt đầu tiến hành.
3.5.1. Xây dựng chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của UBND huyện bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
• Xác định số lượng đào tạo: số lượng đào tạo là bao nhiêu?
• Phương pháp đào tạo.
• Chi phí đào tạo là bao nhiêu?
• Địa điểm đào tạo.
• Lựa chọn giáo viên đào tạo.
• Thời gian đào tạo trong bao lâu?
• Những phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình đào tạo.
• Cán bộ phụ trách trong quá trình đào tạo.
• Đánh giá kết quả sau đào tạo.
Phòng Nội vụ lập chương trình đào tạo trình lên cho Chủ tịch UBND huyện duyệt, sau đó có trách nhiệm thông báo cho các phòng ban có CBCCVC đi đào tạo, phòng ban chịu trách nhiệm thông báo tới CBCCVC trong phòng.
3.5.2. Phương pháp đào tạo tại UBND huyện
Các loại hình đào tạo đã được UBND huyện sử dụng là: Đào tạo mới, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao.
Các phương pháp đào tạo được sử dụng là: Đào tạo bằng phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn; đào tạo bằng phương pháp luân chuyển, thuyên chuyển công tác; gửi đi học ở các trường, lớp chính quy.
3.6. Nguồn kinh phí đào tạo
Hằng năm, Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch đào tạo, căn cứ vào các yếu tố trong đào tạo để hoạch toán, dự tính chi phí cho mỗi khóa đào tạo sau đó trình lên Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
Kinh phí đào tạo gồm:
- Chi phí cho các phương tiện vật chất kỹ thuật, trang bị kỹ thuật, trang bị công tác giảng dạy…
- Chi phí cho đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy;
- Chi phí trả lương cho tổ chức, cá nhân mà UBND huyện thuê đào tạo.
UBND huyện đang trong đà đi lên và phát triển, vì vậy mà cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn kinh phí đầu tư cho việc đào và phát triển cũng được chú trọng, nguồn kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển bao gồm các nguồn sau:
+ Nguồn kinh phí từ nhân sách nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, của công chức và tài trợ của tổ chức, cá nhân, nước ngoài.
+ Nguồn kinh phí do UBND huyện bỏ ra, nguồn này được trích từ quỹ đào tạo và phát triển nhân sự của UBND huyện.
+ Nguồn kinh phí do người lao động bỏ ra để học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, tạo cơ hội cho bản thân có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức, thì UBND huyện có chấp hành và áp dụng để cho những CBCC được cử đi đào tạo bồi dưỡng được hưởng những quyền lơị của mình. Đào tạo, bồi dưỡng trong nước: Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng; được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài: Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục, và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Từ các nguồn kinh phí trên, cho thấy UBND huyện cũng đã chú trọng đến việc đầu tư chi trả cho kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và phát triển. Tuy nhiên quỹ chi cho đào tạo phát triển vẫn chưa thật sự cao nên số lượng các đối tượng được cử đi đào tạo vẫn còn hạn chế, chủ yếu là do CBCCVC tự nâng cao bồi dưỡng kiến thức của mình, đây cũng là hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBCC trong UBND huyện.
3.7. Đánh giá chương trình đào tạo tại UBND huyện
Đến cuối mỗi năm hay khóa đào tạo, trưởng đơn vị hoặc Phòng Nội vụ tổ chức đánh giá hiểu quả của năm hay khóa đào tạo đó. Việc đánh giá hiệu quả của khóa đào tạo được tiến hành bằng việc lấy ý kiến của giảng viên, người hướng dẫn đào tạo, người lao động, người quản lý chương trình đào tạo và ý kiến của người lao động để bổ sung cho đợt đào tạo sau có hiệu quả tốt hơn.
Việc đánh giá chương trình đào tạo thông qua phiếu đánh giá chương trình đào tạo, (phiếu đánh giá trang sau):
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Họ và tên: (có thể có hoặc không) Nam/Nữ 2. Bộ phận công tác:
3. Theo anh / chị khóa đào tạo vừa rồi tại công ty là:
• Rất có ích.
• Bình thường.
• Không cần thiết.
• Lãng phí.
Lý do:………...
4. Ý kiến của anh/ chị về phương pháp đào tạo áp dụng trong khóa học vừa rồi:
• Phù hợp.
• Bình thường.
• Không phù hợp.
Phương pháp đào tạo nên áp dụng:………...
5. Đánh giá của anh/ chị về giảng viên trong khóa đào tạo:
• Rất nhiệt tình.
• Chưa nhiệt tình.
• Không nhiệt tình.
• Ý kiến khác:………..
6. Đánh giá của anh/ chị về nội dung chương trình được đào tạo:
• Rất thiết thực, cụ thể, thực tế.
• Nội dung không bám sát thực tế, khó áp dụng.
• Ý kiến riêng:………..
7. Anh/ chị muốn bổ sung thêm nội dung gì cho khóa học không?
………
………
8. Anh/ chị có ý kiến gì về việc sửa đổi, bổ sung cho khóa học không?
………
………
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn)
- Căn cứ đánh giá hiệu quả công tác đào tạo tại UBND huyện như sau:
+ Đối với đào tạo bằng phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn, luân chuyển, thuyên chuyển công tác thì UBND huyện đánh giá kết quả đào tạo thông qua kết quả làm việc sau khi đào tạo của CBCCVC, căn cứ vào việc thực hiện công việc, tác phong, tay nghề, cách thức giải quyết công việc sau mỗi khóa học.
+ Đối với đào tạo bằng phương pháp gửi đi học ở các trường lớp chinh quy thì UBND huyện đánh giá kết quả đào tạo thông qua bảng điểm kết quả học tập của người CBCCVC để đánh giá trình độ năng lực của họ.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL