THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CPTM BAN MAI XANH
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY
3.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác PTCV tại Ban Mai Xanh 1. Đối với Ban Giám đốc Công ty
3.3.1.1. Nâng cao tầm nhìn và hiểu sâu về PTCV
Trong giải pháp ở phần 3.2.2. trên, người viết chọn Ban giám đốc là đối tượng phụ trách chính trong chương trình đào tạo, thực hiện việc chia sẻ nhằm nâng cao sự hiểu biết của nhân viên công ty đối với PTCV nói riêng và các công tác của QTNL nói chung bởi vai trò đặc biệt quan trọng, là kim chỉ nam cho bất kỳ chính sách nào tại công ty.
Để có thể trở thành con chim đầu đàn dẫn lối cho toàn công ty, hay nói gần hơn, để có thể chia sẻ được về vai trò và nâng cao vai trò của công tác PTCV trong tổ chức mình, Ban giám đốc phải là những người đi tiên phong trong việc học tập và tìm hiểu về PTCV. Không chỉ học để biết mà cần học để hiểu, học để chia sẻ lại được về PTCV cho các nhân viên trong công ty
Nếu có được quy trình tốt, người phụ trách thực hiện giỏi, nhân viên hiểu rừ về PTCV đi nữa nhưng ban giỏm đốc khụng hiểu biết sõu sắc về tầm quan trọng của PTCV thì công tác PTCV sẽ không được thực hiện hoặc hiệu quả
không cao.
3.3.1.2. Nghiêm túc kiểm tra việc thực hiện PTCV và định kỳ kiểm tra lại tính ứng dụng các kết quả của PTCV
Từ năm 2013 đến nay, công tác PTCV của công ty Ban Mai Xanh vẫn chưa hoàn chỉnh và hiệu quả ngoài lý do thêm nhiều công việc mới ra còn có nguyên nhân khác chính là do thiếu sự kiểm tra sát sao của ban giám đốc.
Ban giám đốc nên ra quy định về việc rà soát định kỳ 1 năm một lần tính phù hợp của MTCV để có sự bổ sung kịp thời hoặc có phương hướng tiến hành phân tích lại với các công việc có thay đổi về tính chất công việc hay thực hiện PTCV cho các công việc mới phát sinh, tránh “tích lũy công việc” gây khó khăn khi thực hiện và kém hiệu quả.
3.3.1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn PTCV nói riêng và QTNL nói chung cho chuyên viên hành chính nhân sự
Ban Mai Xanh từ khi thành lập đến nay có rất nhiều khóa đào tạo, tuy nhiên chưa có một chính sách đào tạo nào được đầu tư cho nhân viên phòng hành chính nhân sự kể cả việc hỗ trợ thời gian cho nhân viên tự đi học vào buổi tối ( nghỉ chiều sớm hơn).
Việc thực hiện PTCV đòi hỏi chuyên viên nhân sự cần nắm chắc được kiến thức, kỹ năng thực hiện PTCV nói riêng và kiến thức về QTNL nói chung .
Đầu tiên, ban giám đốc có thể chú trọng đến đào tạo nội bộ. Có thể giao cho trưởng phòng hành chính nhân sự trách nhiệm thực hiện việc đào tạo cho chuyên viên phòng mình các kỹ năng cần thiết tùy từng thời điểm. Nếu việc đào tạo nội bộ không đủ khả năng thực hiện hay không có hiệu quả có thể cân nhắc cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo PTCV tại các cơ sở đào tạo.
Ban giám đốc đầu tư cho đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn chuyên viên hành chính nhân sự chính là việc đầu tư có hiệu quả ảnh hưởng tốt đến tất cả các công tác khác. Đồng thời việc có chính sách cho đào tạo chuyên viên phòng hành chính nhân sự sẽ tạo động lực khích lệ các nhân viên thuộc quản lý cấp “ trung” phấn đấu,làm việc tốt hơn.
3.3.2. Đối với bộ phận chuyên trách về quản trị nhân lực của Công ty
3.3.2.1.Tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn cá nhân về PTCV
Song song với việc ban giám đốc có các chính sách đầu tư cho đào tạo chuyên viên hành chính nhân sự, tự bản thân mỗi chuyên viên trong phòng rất cần nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân bằng việc tự nghiên cứu tài liệu.
Nhất là chuyên viên thực hiện công tác PTCV cần tự khắc phục điểm yếu chuyên môn của bản thân.
Trưởng phòng hành chính nhân sự cũng có thể đề xuất ban giám đốc cho thực hiện đào tạo nội bộ. Trưởng phòng hành chính nhân sự sẽ chịu trách nhiệm đào tạo các chuyên đề khác nhau, liên quan đến công việc tùy thuộc vào nhu cầu thực hiện công việc ở từng thời điểm. Việc đề nghị đào tạo nội bộ thiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho cả công ty và cá nhân chuyên viên nhân sự.
3.3.2.2. Nghiêm túc tự kiểm điểm và rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình PTCV đã thực hiện
Với những lỗi liên quan đến kiến thức, chuyên viên thực hiện PTCV cần tự mình trau dồi thêm đồng thời với các lỗi liên quan đến kỹ năng thì cần ghi nhớ và chú ý rèn luyện bản thân. Việc đánh giá lại quá trình thực hiện công việc là việc rất cần thiết để phát triển cá nhân.
3.3.3. Đối với người lao động trong Công ty
Người lao động trong công ty hay gọi chung là nhân viên là đối tượng quan trọng nhất cần nắm chắc lợi ích từ việc thực hiện PTCV. Cụ thể đó là lợi ích từ MTCV, YCNS, TCCC mang lại cho công việc mình đang đảm nhiệm:
Biết mình cần làm gì, làm như thế nào, với ai, các tiêu chuẩn mà cấp trên đánh giá mình, mức lương, thưởng sẽ có liên quan như thế nào đến các tiêu chuẩn công việc, tránh việc thực hiện chồng chéo công việc của người khác mà không có hiệu quả, lợi ích gì....
Từ đó, nâng cao tinh thần hợp tác hơn nữa trong quá trình cung cấp thông tin cũng như kiểm tra lại thông tin các bản mô tả sau quá trình hoàn thiện để có những góp ý sửa đổi phù hợp nhất.