Đặc điểm khí hậu khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt 1. Đặc điểm nhiệt độ không khí

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng thông 3 lá (Trang 23 - 32)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm khí hậu khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt 1. Đặc điểm nhiệt độ không khí

So sánh nhiệt độ không khí (T, 0C ) của 12 tháng trong năm ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt (Bảng 3.1; Hình 3.1) cho thấy:

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình ở Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

(Số liệu thống kê 29 năm từ 1980 – 2008)

Tháng Nhiệt độ không khí trung bình ở ba khu vực:

Bảo Lộc Di Linh Đà Lạt Bình quân

(1) (2) (3) (4) (5)

1 20,2 19,5 15,8 18,5

2 21,1 20,4 16,7 19,4

3 22,3 21,5 17,9 20,5

4 23,2 22,7 18,9 21,6

5 23,3 22,8 19,4 21,8

6 22,7 22,2 19,1 21,3

7 22,2 21,8 18,7 20,9

8 22,0 21,6 18,5 20,7

9 22,2 21,6 18,5 20,7

10 21,9 21,1 18 20,3

11 21,3 20,5 17,4 19,7

12 20,3 19,7 16,1 18,7

Trung bình tháng 21,9 21,3 17,9 20,4

Trung bình cả năm 7.988,0 7.766,0 6.537,0 7.430,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của các trạm khí tượng Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

23

Hình 3.1. Biểu đồ mô tả nhiệt độ trung bình cả năm (a) và nhiệt độ trung bình tháng trong năm (b) ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

.

Năm T trung bình năm (0C) (a)

.

Tháng T trung bình tháng (0C) (b)

+ Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm ở ba khu vực là 20,40C; trong đó chỉ tiêu này ở khu vực Bảo Lộc (21,90C) cao hơn Di Linh (21,30C) và Đà Lạt (17,90C) tương ứng là 0,60C và 4,00C. Tổng nhiệt độ trung bình cả năm tại Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tương ứng là 7.988, 7.766 và 6.537 (0C). Như vậy, so với khu vực Bảo Lộc, tổng nhiệt độ cả năm ở khu vực Di Linh và Đà Lạt thấp hơn tương ứng 2220C và 1.4550C.

+ Ở cả ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt, nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng trong năm gia tăng dần từ tháng 1 (tương ứng 20,2; 19,5 và 15,80C) và đạt cao nhất vào tháng 5 (tương ứng 23,3; 22,8 và 19,40C); sau đó giảm dần đến tháng 12 (tương ứng 20,3; 19,7 và 16,10C). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất tại Bảo Lộc là 3,10C, còn Di Linh và Đà Lạt tương ứng là 3,30C và 3,60C. Chênh lệch nhiệt độ giữa năm có nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất tại Bảo Lộc là 1,00C, còn Di Linh và Đà Lạt tương ứng là 0,90C và 1,10C.

+ Hai khu vực Bảo Lộc và Đà Lạt có 4 tháng xuất hiện nhiệt độ không khí nhỏ hơn trị trung bình năm (tháng 11 và 12 năm trước đến tháng 1 và 2 năm sau), còn Di Linh là 5 tháng (tháng 10, 11 và 12 năm trước đến tháng 1 và 2 năm sau).

3.1.2. Đặc điểm lượng mưa

Lượng mưa trung bình tháng và trung bình năm ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt được ghi lại ở Bảng 3.2 và Hình 3.2. Từ đó có thể nhận thấy:

Bảng 3.2. Lượng mưa trung bình ở Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

(Số liệu thống kê 29 năm từ 1980 – 2008)

Tháng Lượng mưa trung bình ở ba khu vực:

Bảo Lộc Di Linh Đà Lạt Bình quân

(1) (2) (3) (4) (5)

1 57,9 10,7 7,2 25,2

2 63,0 7,4 18,1 29,5

3 112,2 39,3 76,5 76,0

4 216,1 84,0 166,2 155,4

5 255,2 158,0 210 207,7

6 327,7 194,9 196,8 239,8

7 397,4 206,4 219,1 274,3

8 525,0 235,0 253,4 337,8

9 403,5 194,8 274,1 290,8

10 352,4 170,4 249,6 257,5

11 185,0 79,7 99,2 121,3

12 77,8 29,7 34,3 47,3

Trung bình tháng 247,8 117,5 150,4 171,9 Trung bình cả năm 2.973,0 1.410,0 1.804,0 2.063,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của các trạm khí tượng Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

+ Tổng lượng mưa trung bình hàng năm ở Bảo Lộc (2.973,0 mm) cao hơn Di Linh (1.410,0 mm) và Đà Lạt (1.805,0 mm). Biến động lượng mưa trung bình năm tại Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tương ứng là 19,5%, 21,1% và 11,8%. Lượng

25

Hình 3.2. Biểu đồ mô tả lượng mưa trung bình cả năm (a) và trung bình tháng trong năm (b) ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

.

Năm

M (mm/năm) (a)

.

Tháng

M (mm/tháng) (b)

mưa thấp nhất ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tương ứng là 2.204, 799 và 1.354 mm; tương tự cao nhất là 5.238, 1.897 và 2.357 mm. Lượng mưa cao nhất tại Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt đều xuất hiện vào năm 2000 (tương ứng 5.238, 1.897 và 2.357 mm). Lượng mưa thấp nhất tại Bảo Lộc xuất hiện vào năm 1988 (2.204 mm), còn Di Linh rơi vào năm 1986 (799 mm) và Đà Lạt xuất hiện vào năm 1981 (1.354 mm).

+ Lượng mưa trung bình 12 tháng trong năm tại Bảo Lộc là 247,8 mm, còn Di Linh và Đà Lạt tương ứng là 117,5 mm và 150,4 mm. Ở cả ba khu vực này, lượng mưa đều gia tăng dần từ tháng 1 và đạt cực đại vào tháng 8 tại Bảo Lộc và Di Linh, còn Đà Lạt là tháng 9.

+ Ở khu vực Bảo Lộc và Di Linh có 6 tháng xuất hiện lượng mưa nhỏ hơn giá trị trung bình tháng trong năm – đó là tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Ngược lại, hiện tượng này tại Đà Lạt là 5 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

3.1.3. Đặc điểm độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình tháng và trung bình năm ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt được ghi lại ở Bảng 3.3 và Hình 3.3. Từ đó có thể nhận thấy:

+ Độ ẩm không khí trung bình năm ở Bảo Lộc (86%) cao hơn so với khu vực Di Linh (81%) và Đà Lạt (84%). Biên độ độ ẩm không khí trung bình năm tại Bảo Lộc là 82-89%, còn Di Linh và Đà Lạt tương ứng là 78-82% và 81-88%. Biến động độ ẩm không khí trung bình năm ở cả ba khu vực rất nhỏ - tương ứng 2,3% ở Bảo Lộc, 1,3% ở Di Linh và 2,4% ở Đà Lạt.

+ Độ ẩm không khí trung bình tháng ở cả ba khu vực hạ thấp nhất vào tháng 2 (tương ứng Bảo Lộc 79%, Di Linh 71% và Đà Lạt 73%), cao nhất xảy ra vào tháng 8 và 9 (tương ứng Bảo Lộc 92%, Di Linh 88% và Đà Lạt 91%).

+ Ở cả ba khu vực đều có 4 tháng xuất hiện độ ẩm không khí nhỏ hơn trị trung bình 12 tháng trong năm – đó là tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Bảng 3.3. Độ ẩm không khí trung bình ở Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

(Số liệu thống kê 29 năm từ 1980 – 2008)

Tháng Độ ẩm không khí trung bình ở ba khu vực:

Bảo Lộc Di Linh Đà Lạt Bình quân

(1) (2) (3) (4) (5)

1 80 75 81 78

2 79 71 73 74

3 80 71 77 76

4 83 76 82 80

5 87 82 87 85

6 90 85 88 88

7 90 86 89 89

8 92 87 91 90

9 91 88 91 90

10 89 87 87 88

11 87 82 84 84

12 84 79 80 81

Cả năm 86 81 84 84

Nguồn: Tính toán từ số liệu của các trạm khí tượng Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

3.1.4. Đặc điểm số giờ nắng

Đặc trưng thống kê số giờ nắng (N, giờ) trung bình hàng tháng và cả năm ở Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt được ghi lại ở Bảng 3.4 và Hình 3.4. Từ đó có thể nhận thấy:

Bảng 3.4. Số giờ nắng 12 tháng trong năm ở Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

(Số liệu thống kê 29 năm từ 1980 – 2008)

Tháng Số giờ nắng trung bình ở ba khu vực:

Bảo Lộc Di Linh Đà Lạt Bình quân

27

Hình 3.3. Biểu đồ mô tả độ ẩm trung bình cả năm (a) và trung bình tháng trong năm (b) ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

.

Năm

R(%) (a)

.

Tháng

R(%) (b)

(1) (2) (3) (4) (5)

1 213,0 266,2 242,9 240,7

2 209,5 255,2 230,0 231,6

3 222,3 264,7 241,8 242,9

4 198,5 235,4 203,8 212,6

5 180,9 201,2 189,3 190,5

6 146,5 161,8 153,1 153,8

7 140,0 170,6 148,7 153,1

8 118,7 144,2 132,6 131,8

9 120,8 142,7 128,5 130,7

10 140,7 151,9 141,1 144,6

11 160,1 182,0 168,1 170,1

12 182,0 220,5 214,4 205,6

Trung bình tháng 169,4 199,7 182,9 184,0 Trung bình cả năm 2033,1 2396,4 2194,4 2208,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của các trạm khí tượng Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

+ Tổng số giờ nắng trung bình năm tại Bảo Lộc là 2.033,1 giờ; cao nhất xuất hiện vào năm 1982 (2.260,2 giờ); thấp nhất xuất hiện vào năm 1997 (1.773,7 giờ).

Số giờ nắng trung bình năm tại Di Linh là 2.396,4 giờ; cao nhất xuất hiện vào năm 1987 (2.747,2 giờ); thấp nhất xuất hiện vào năm 1999 (2.084,3 giờ). Số giờ nắng trung bình năm tại Đà Lạt là 2.194 giờ; cao nhất xuất hiện vào năm 1985 (2507 giờ); thấp nhất xuất hiện vào năm 1997 (1902 giờ). Mặt khác, số giờ nắng trong năm ở Bảo Lộc và Đà Lạt đều có khuynh hướng giảm dần từ năm 1985, thấp nhất xuất hiện vào năm 1997.

Hình 3.4. Biểu đồ mô tả số giờ nắng trung bình năm (a) và trung bình tháng trong năm (b) ở khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

.

N(giờ/tháng)

Tháng

.

N(giờ/năm)

Năm

(a) (b)

+ Số giờ nắng trung bình 12 tháng trong năm tại Bảo Lộc là 169,4 giờ; cao nhất xuất hiện vào tháng 3 (222,3 giờ); thấp nhất xuất hiện vào tháng 8 (118,7 giờ).

Số giờ nắng trung bình 12 tháng trong năm tại Di Linh là 199,7 giờ; cao nhất xuất hiện vào tháng 1 (266,2 giờ); thấp nhất xuất hiện vào tháng 8 (144,2 giờ). Số giờ nắng trung bình 12 tháng trong năm tại Đà Lạt là 182,9 giờ; cao nhất xuất hiện vào tháng 1 (242,9 giờ); thấp nhất xuất hiện vào tháng 9 (128,5 giờ).

+ Tại Bảo Lộc mỗi năm có 4 tháng xuất hiện số giờ nắng thấp hơn trị trung bình tháng (169,4 giờ) – đó là tháng 8 (118,7 giờ) đến tháng 11 (160,1 giờ). Ở khu vực Di Linh mỗi năm có 6 tháng xuất hiện số giờ nắng thấp hơn trị trung bình tháng (199,7 giờ) – đó là tháng 6 (161,8 giờ) đến tháng 11 (182,0 giờ). Tại khu vực Đà Lạt mỗi năm có 6 tháng xuất hiện số giờ nắng thấp hơn trị trung bình hàng tháng (183 giờ) – đó là tháng 6 (153,1 giờ) đến tháng 11 (168,1 giờ).

3.1.5. Đặc điểm hệ số thủy nhiệt

Kết quả nghiên cứu hệ số thủy nhiệt (K) ở khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt cho thấy (Bảng 3.5 và Hình 3.5):

+ Hệ số thủy nhiệt trung bình tại Bảo Lộc là 3,67 cao hơn khu vực Di Linh (1,75) và Đà Lạt (2,67). Ở cả ba khu vực này hệ số thủy nhiệt cao nhất đều xuất hiện vào năm 2000 (Bảo Lộc - 6,59; Di Linh - 2,41 và Đà Lạt - 3,5). Hệ số thủy nhiệt thấp nhất tại Bảo Lộc xuất hiện vào năm 1988 (2,69), còn Di Linh vào năm 1986 (1,0) và Đà Lạt vào năm 1981.

+ Hệ số thủy nhiệt trung bình tháng trong năm ở cả ba khu vực đều gia tăng dần từ tháng 1 và đạt cao nhất vào tháng 8 tại Bảo Lộc và Di Linh, còn Đà Lạt là tháng 9; thấp nhất xuất hiện vào tháng 1 (0,15). Biến động hệ số thủy nhiệt giữa các tháng rất lớn (63,8%), còn giữa các năm là 11,9%.

Bảng 3.5. Hệ số thủy nhiệt 12 tháng trong năm ở Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

(Số liệu thống kê 29 năm từ 1980 – 2008)

Tháng Hệ số thủy nhiệt trung bình ở ba khu vực:

Bảo Lộc Di Linh Đà Lạt Bình quân

1 0,92 0,18 0,14 0,4

2 1,06 0,14 0,39 0,5

29

3 1,63 0,51 1,39 1,2

4 3,12 1,25 2,95 2,4

5 3,54 2,21 3,50 3,1

6 4,84 2,93 3,46 3,7

7 5,80 3,00 3,80 4,2

8 7,72 3,44 4,44 5,2

9 6,07 2,95 4,94 4,7

10 5,19 2,58 4,46 4,1

11 2,89 1,30 1,88 2,0

12 1,23 0,50 0,68 0,8

Trung bình 3,67 1,75 2,67 2,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Trạm khí tượng Đà Lạt

+ Khu vực Bảo Lộc có 7 tháng xuất hiện hệ số thủy nhiệt thấp hơn trị trung bình 12 tháng – đó là tháng 11 năm trước (2,89) đến tháng 5 năm sau (3,54). Trái lại, khu vực Di Linh có 6 tháng từ tháng 11 năm trước (1,30) đến tháng 4 năm sau (1,25), còn Đà Lạt chỉ có 5 tháng từ tháng 11 năm trước (1,88) đến tháng 3 năm sau (1,39).

3.1.6. Nhận định chung về khí hậu khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

Do phân bố ở những vị trí địa lý và độ cao khác nhau, nên khí hậu Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt cũng có những đặc điểm khác nhau. Khi nâng cao dần độ cao

Hình 3.5. Biểu đồ mô tả hệ số thủy nhiệt trung bình năm (a) và trung bình tháng trong năm (b) ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt

. .

Hệ số thủy nhiệt (K)

Tháng (b)

Năm

Hệ số thủy nhiệt (K) (a)

trung bình từ 500 m tại Bảo Lộc đến 1000 m tại Di Linh và 1500 m tại Đà Lạt, tổng nhiệt độ cả năm giảm dần từ 7.9880C xuống 7.7660C và 6.5370C.

Về lượng mưa, trị cao nhất xuất hiện tại khu vực Bảo Lộc (2.973,1 mm), thấp nhất tại khu vực Di Linh (1.410,3 mm), sau đó lại nâng cao ở khu vực Đà Lạt (1.804,5 mm). Khu vực Di Linh có số giờ nắng nhiều hơn so với khu vực Bảo Lộc và Đà Lạt. Độ ẩm không khí và hệ số thủy nhiệt cũng yếu tố đổi tương tự như lượng mưa. Nói chung, khí hậu Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt phân ra 2 mùa mưa và khụ rừ rệt (Hỡnh 3.6).

Theo hệ thống phân loại khí hậu của Thái Văn Trừng (1998), khí hậu Bảo Lộc thuộc cấp I (mưa ẩm), không có tháng khô, hạn và kiệt. Khí hậu Di Linh thuộc

31 .

T, M, R

Tháng

.

Tháng T, M, R

Hình 3.6. Đồ thị so sánh nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí và hệ số thủy nhiệt của khu vực Bảo Lộc (a), Di Linh (b) và Đà Lạt (c)

. .

Tháng Nhiệt, mưa và ẩm độ không khí

(a) (b)

(c)

cấp II (hơi ẩm), 4 tháng khô (tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau), 2 tháng hạn (tháng 1 và 2) và không có tháng kiệt. Khí hậu Đà Lạt cũng thuộc cấp II (hơi ẩm), 3 tháng khô (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau), không có tháng kiệt.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng thông 3 lá (Trang 23 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w