KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Phản ứng của Thông ba lá với khí hậu Đà Lạt
3.5.2. Xác định vai trò của khí hậu đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt
3.5.2.1. Vai trò của nhiệt độ không khí
Kết quả nghiên cứu ở mục 3.5.1 (Bảng 3.25) đã chỉ ra rằng chỉ số Kd của Thụng ba lỏ ở Đà Lạt chỉ biểu hiện rừ rệt với T1, T6, T9, T10 và T5-10. Vỡ thế, để xỏc định nhiệt độ khụng khớ của những thỏng cú ảnh hưởng rừ rệt nhất đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá, đã sử dụng phương pháp phân tích hàm phản hồi từng bước nhằm loại bỏ những yếu tố có hiện tượng cộng tuyến tính. Kết
69 .
Tháng
Hệ số tương quan (r)
Hình 3.40. Quan hệ giữa tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá với hệ số thủy nhiệt 12 tháng trong năm ở khu vực Đà lạt
quả tính toán cho thấy ba yếu tố T1, T6 và T5-10 có ý nghĩa lớn đối với tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá (Phụ lục 16). Khi phân tích riêng rẽ vai trò của ba yếu tố T1, T6 và T5-10 (phụ lục 16), nhận thấy hai yếu tố yếu tố T1 và T6 cú ảnh hưởng rừ rệt nhất đến tăng trưởng của Thông ba lá ở Đà Lạt. Những tính toán cũng nhận thấy (phụ lục 16), yếu tố T6 có hệ số chuẩn hóa (-0,551) và hệ số tương quan riêng phần (-0,268) lớn hơn so với yếu tố T1 (tương ứng -0,260 và -0,249). Vì thế, so với nhiệt độ tháng 1, nhiệt độ tháng 6 đóng vai trò lớn hơn đối với tăng trưởng của Thông ba lá ở Đà Lạt.
Mối quan hệ giữa Kd với tổ hợp T1 và T6 có dạng:
Kd = 4,94275 – 1,10655*T1 – 2,84575*T6 (3.23) r = 0,544; R2 = 29,57%; Se = ± 0,1017; P < 0,01.
Mối quan hệ giữa Kd với T6 có dạng (Hình 3.41):
Kd = 4,36107 – 3,3706*T6 (3.24)
r = -0,501; R2 = 25,1%; Se = ± 0,1028; P < 0,01.
Từ mô hình 3.23 và 3.24 cho thấy hai yếu tố T1 và T6 đã gây ra 29,57% biến động trong tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt.
Ngoài ra, sự nâng cao nhiệt độ tháng 1 và tháng 6 có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của Thông ba lá ở Đà Lạt.
3.5.2.2. Vai trò của lượng mưa .
Chỉ số Kd và T6
Năm
Hình 3.41. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá và chỉ số nhiệt độ tháng 6 ở khu vực Đà Lạt
Kết quả nghiên cứu ở mục 3.5.1 (Bảng 3.25) đã chứng tỏ rằng Thông ba lá cú phản ứng rừ rệt với M1, M6, M9, M10 và M12. Vỡ thế, để thấy rừ vai trũ của lượng mưa đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt, đã sử dụng phân tích hàm phản hồi từng bước để loại bỏ những yếu tố kém ý nghĩa (Phụ lục 17). Kết quả phân tích thống kê cho thấy hai yếu tố M1 và M10 đóng vai trò thực sự đối với tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt. So sánh vai trò của hai yếu tố M1 và M10 nhận thấy, hệ số xác định (R2) giữa Kd với M1 và M10 là 0,444;
trong đó yếu tố M1 đóng góp nhỏ hơn (0,178 với P = 0,028) so với yếu tố M10
(0,266 với P = 0,002). Ngoài ra, yếu tố M1 có hệ số chuẩn hóa (0,157) và hệ số tương quan riêng phần (0,184) cũng nhỏ hơn so với yếu tố M10 (tương ứng -0,580 và -0,569). Vì thế, so với lượng mưa tháng 1, lượng mưa tháng 10 có ảnh hưởng lớn hơn đối với tăng trưởng của Thông ba lá ở Đà Lạt. Những phân tích thống kê cho thấy mô hình biểu thị mối quan hệ giữa Kd với M1 và M10 có dạng:
Kd = 1,17429 + 0,01518*M1 – 0,19655*M10 (3.25) r = 0,667; R2 = 44,44%; Se = ±0,0904; P < 0,001.
Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa Kd với M1 có dạng (Hình 3.42):
Kd = 0,95183 + 0,04084*M1 (3.26)
r = 0,422; Se = ±0,1077; P = 0,0284.
Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa Kd với M10 có dạng (Hình 3.43):
71 .
Chỉ số Kd và M1
Năm
Hình 3.42. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá và chỉ số mưa tháng 1 ở khu vực Đà Lạt
Kd = 1,21388 – 0,22083*M10 (3.27) r = -0,652; Se = ±0,0901; P < 0,001.
Từ mô hình 3.23 - 3.25 cho thấy sự nâng cao lượng mưa vào tháng 1 có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng của Thông ba lá ở Đà Lạt. Ngược lại, mưa nhiều vào tháng 10 có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của Thông ba lá ở Đà Lạt. Nói chung, hai yếu tố T1 và T10 gây ra 44,44% biến động trong tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt.
3.5.2.3. Vai trò của độ ẩm không khí
Kết quả nghiên cứu ở mục 3.5.1 (Bảng 3.25) đã chỉ ra rằng sự nâng cao độ ẩm không khí ở Đà Lạt vào tháng 1, 6, 10-11 và 1-4 có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá. Ngược lại, sự gia tăng độ ẩm không khí của những tháng còn lại có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá.
Tuy vậy, phản ứng của Thụng ba lỏ chỉ biểu hiện rừ rệt đối với độ ẩm khụng khớ tháng 12 (R12). Mô hình phản hồi giữa Kd với R12 có dạng (Hình 3.44):
Kd = 2,20404 – 1,20884*R12 (3.28)
r = -0,503; R2 = 25,27%; Se = ±0,0681; P = 0,0075.
72 .
Chỉ số Kd và R12
.
Chỉ số Kd và M1
Hình 3.43. Yếu tố động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá và chỉ số mưa tháng 10 ở khu vực Đà Lạt
Năm
Từ mô hình 3.28 cho thấy độ ẩm không khí tháng 10 gây ra 25,3% biến động trong tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt.
3.5.2.4. Vai trò của hệ số thủy nhiệt
Kết quả nghiên cứu ở mục 3.5.1 (Bảng 3.26) đã cho thấy chỉ số Kd của Thông ba lá tồn tại mối quan hệ dương chặt chẽ với K1, K6. Tương tự, Kd có quan hệ õm chặt chẽ với K9, K10 và K12. Để xỏc định rừ vai trũ của K1, K6, K9, K10 và K12
đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt, đã phân tích hàm phản hồi từng bước giữa Kd với K1, K6, K9, K10 và K12 (Phụ lục 18). Kết quả tính toán cho thấy hai yếu tố K1 và K10 đóng vai trò thực sự đối với tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt. So sánh vai trò của hai yếu tố K1 và K10 cho thấy hệ số xác định (R2) giữa Kd với K1 và K10 là 0,436; trong đó yếu tố K1 đóng góp nhỏ hơn (0,177 với P = 0,029) so với yếu tố K10 (0,258 với P = 0,003) (Phụ lục 18).
Ngoài ra, yếu tố K1 có hệ số chuẩn hóa (0,163) và hệ số tương quan riêng phần (0,190) cũng nhỏ hơn so với yếu tố K10 (tương ứng -0,570 và -0,561). Vì thế, so với hệ số thủy nhiệt tháng 1, hệ số thủy nhiệt tháng 10 có ảnh hưởng lớn hơn đối với tăng trưởng của Thông ba lá ở Đà Lạt.
Những tính toán chi tiết cho thấy mô hình phản hồi giữa Kd với K1 và K10 có dạng:
Kd = 1,17227 + 0,01574*K1 – 0,19488*K10 (3.29) r = 0,660; R2 = 43,57%; Se = ±0,0911; P < 0,001.
Mô hình phản hồi giữa Kd với K1 có dạng (Hình 3.45):
73
Kd = 0,95193 + 0,04073*K1 (3.30) r = 0,421; Se = ±0,1077; P = 0,0288.
Mô hình phản hồi giữa Kd với K10 có dạng (Hình 3.46):
Kd = 1,21334 – 0,22005*K10 (3.31)
r = -0,644; Se = 0,0909; P < 0,001.
Từ mô hình 3.29 - 3.31 cho thấy sự nâng cao hệ số thủy nhiệt vào tháng 1 có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt. Ngược lại, sự nâng cao hệ số thủy nhiệt vào tháng 10 có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt. Mô hình 3.29 chỉ ra hai yếu tố K1 và K10 đóng góp 43,57% biến động trong tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt.
74
Hình 3.45. Yếu tố động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá và chỉ số thủy nhiệt tháng 1 ở khu vực Đà Lạt
.
Chỉ số Kd và K1
Năm
.
Chỉ số Kd và K10
3.5.2.5. Vai trò tổng hợp của nhiệt độ, mưa và độ ẩm không khí
Kết quả nghiên cứu ở mục 3.5.2.1 - 3.5.2.3 đã chứng tỏ rằng nếu xem xét ảnh hưởng riêng rẽ của từng yếu tố khí hậu, thì tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá có quan hệ chặt chẽ với 5 yếu tố T1, T6, M1, M10 và R12. Bởi vì các yếu tố khớ hậu cú quan hệ với nhau, do đú để phõn tớch rừ vai trũ của 5 yếu tố T1, T6, M1, M10 và R12 đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt, đã sử dụng phương pháp hàm phản hồi giữa Kd với T1, T6, M1, M10 và R12 (Phụ lục 19). Kết quả phân tích thống kê đã chỉ ra rằng chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá chỉ tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với 4 yếu tố T1, T6, M10 và R12. Mô hình phản hồi giữa Kd với T1, T6, M10 và R12 có dạng (Phụ lục 19):
Kd = 4,410 – 1,009*T1 – 1,4*T6 – 0,152*M10 – 0,857*R12 (3.32) R2 = 65,18%; Se = ±0,0747; P < 0,001.
Mô hình chuẩn hóa giữa Kd với T1, T6, M10 và R12 có dạng:
Kd = -0,206*T1 - 0,208*T6 - 0,448*M10 – 0,365*R12 (3.33)
So sánh hệ số tương quan riêng phần giữa Kd với T1, Kd - T6, Kd - M10 và Kd - R12 (tương ứng -0,308, -0,298, -0,569 và -0,502) và hệ số chuẩn hóa tuyệt đối của T1, T6, M10 và R12 (tương ứng -0,206, -0,208, -0,448 và -0,365) có thể nhận thấy, so với T1 và T6, hai yếu tố M10 và R12 đóng vai trò lớn hơn đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá. Về cơ bản, bốn yếu tố T1, T6, M10 và R12 đóng
75
góp 65,18% biến động trong tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt. Nói chung, sự gia tăng nhiệt độ tháng 1 và 6, lượng mưa tháng 10 và độ ẩm không khí tháng 12 đều dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt. Nói khác đi, Thông ba lá đòi hỏi chế độ nhiệt ẩm thấp vào tháng 1, 6, 10 và 12.