Một số đề xuất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng thông 3 lá (Trang 86 - 90)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.8. Một số đề xuất

3.8.1. Dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá

Từ những kết qủa nghiên cứu cho thấy chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá có hiện tượng tự tương quan với nhau. Ngoài ra, chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá cũng có mối liện hệ chặt chẽ với các yếu tố khí hậu. Đó là hai căn cứ để dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá.

3.8.1.1 Dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá dựa theo hiện tượng tự tương quan giữa các chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở năm hiện tại (KdH) và năm trước (KdT) tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo dạng:

+ Đối với Thông ba lá ở khu vực Bảo Lộc

Kd(H) = 1,54467 – 0,55550*Kd(T) (3.37) r = -0,501; R2 = 25,13%; Se = ±0,1269; P = 0,0243.

+ Đối với Thông ba lá ở khu vực Di Linh

Kd(H) = 1,55269 – 0,56688*Kd(T) (3.38) r = -0,549; R2 = 30,13%; Se = ±0,0942; P = 0,0149.

+ Đối với Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt

Kd(H) = 1,58524 – 0,598296*Kd(T) (3.39) r = -0,586; R2 = 34,40%; Se = ±0,0981; P = 0,0016.

Từ mô hình 3.37 - 3.39 việc dự đoán chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá được thực hiện như sau:

+ Trước hết, xác đinh 5 vòng năm trở lên của Thông ba lá bằng khoan tăng trưởng. Những vòng năm này được xác định gần nhất với năm hiện tại.

+ Kế đến, từ chuỗi bề rộng vòng năm, tính chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm di động 3 năm.

+ Tiếp theo, tính chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của năm sau bằng cách thay thế chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của năm hiện tại vào các mô hình 3.37 - 3.39.

3.8.1.2. Dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá dựa theo yếu tố khí hậu

87

Tăng trưởng của Thông ba lá cũng có thể dự đoán dựa trên những mô hình phản hồi của Thông ba lá đối với những yếu tố khí hậu. Để đạt được mục đích này, tác giả đề xuất sử dụng một trong những mô hình dự đoán sau đây:

+ Đối với khu vục Bảo Lộc

TT Mô hình dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá Công thức

1 Kd = 5,8242 – 4,84744*T3 (3.5)

2 Kd = -1,3911 + 2,3703*R3 (3.8)

3 Kd = -0,01299 + 0,98410*N3 (3.9)

4 Kd = 4,58121 – 4,09568*T3 + 0,489292*N3 (3.11) + Đối với khu vực Di Linh

TT Mô hình dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá Công thức 1 Kd = 5,27874 – 1,17466*T2 – 3,11467*T3 (3.13)

2 Kd = 3,14745 – 2,15853*T2 (3.14)

3 Kd = 5,06576 – 4,07576*T3 (3.15)

4 Kd = 1,70533 – 0,84033*T2 – 1,90828*T3 + 2,0349*R5 (3.19) + Đối với khu vực Đà Lạt

TT Mô hình dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá Công thức

1 Kd = 0,95183 + 0,04084*M1 (3.24)

2 Kd = 2,20404 – 1,20884*R12 (3.26)

3 Kd = 0,95193 + 0,04073*K1 (3.28)

4 Kd = 4,410 – 1,009*T1 – 1,4*T6 – 0,152*M10 – 0,857*R12 (3.30) Trong thực tế, việc dự đoán chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá được thực hiện theo 2 bước.

Bước 1. Thu thập những yếu tố khí hậu tương ứng với những mô hình dự đoán ở ba khu vực. Sau đó tính các chỉ số khi hậu (nhiệt độ, mưa, ẩm) theo phương pháp bình quân di động 5 năm đối với khu vực Bảo Lộc và 3 năm đối với khu vực Di Linh và Đà Lạt.

Bước 2. Xác định Kd của Thông ba lá bằng cách thay thế những chỉ số khí hậu vào những mô hình tương ứng. Nếu Kd bằng hoặc lớn hơn 1, thì những yếu tố khi hậu (nhiệt độ, mưa, ẩm) của tháng đó là thuận lợi cho tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá. Ngược lại, nếu Kd nhỏ hơn 1, thì những yếu tố khi hậu (nhiệt

độ, mưa, ẩm) của tháng đó là không thuận lợi cho tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá.

3.8.1.3. Dự đoán điều kiện khí hậu thuận lợi cho tăng trưởng của Thông ba lá Để dự đoán điều kiện khí hậu thuận lợi hay khó khăn cho tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt, tác giả đề xuất sử dụng tương ứng các Bảng 3.28, 3.30 và 3.32. Theo đó, trình tự những bước dự báo điều kiện khí hậu thuận lợi hay khó khăn cho tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá như sau:

+ Trước hết, thu thập những yếu tố khí hậu tương ứng với từng bảng phân cấp điều kiện khí hậu thuận lợi hay khó khăn cho tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở từng khu vực.

+ Kế đến, từ những yếu tố khí hậu, tra Bảng 3.28, 3.30 và 3.32 để xác định số cấp thời tiết tương ứng với từng yếu tố khí hậu.

+ Tiếp theo, tính tổng số cấp thời tiết tương ứng với ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt.

+ Sau cùng, thay thế tổng số cấp thời tiết tổng hợp vào ba mô hình 3.32, 3.33 và 3.34 tương ứng với ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt. Nếu chỉ số Kd bằng hoặc lớn hơn 1, thì tổng số cấp thời tiết tổng hợp của năm đó là thuận lợi cho tăng trưởng của Thông ba lá. Ngược lại, nếu chỉ số Kd nhỏ hơn 1, thì tổng số cấp thời tiết tổng hợp của năm đó là không thuận lợi cho tăng trưởng của Thông ba lá.

89

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng thông 3 lá (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w