Phân cấp điều kiện khí hậu đối với sinh trưởng của Thông ba lá

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng thông 3 lá (Trang 76 - 83)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.6. Phân cấp điều kiện khí hậu đối với sinh trưởng của Thông ba lá

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt đã chứng tỏ rằng:

(1) Tại khu vực Bảo Lộc, tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá phụ thuộc lớn nhất vào nhiệt độ không khí tháng 3 và số giờ nắng tháng 3. Về cơ bản, nhiệt độ cao vào tháng 3 có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá. Ngược lại, nắng nhiều vào tháng 3 có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá.

(2) Tại khu vực Di Linh, tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ không khí tháng 2, 3 và độ ẩm không khí tháng 5. Về cơ bản, nhiệt độ không khí cao vào tháng 2 và 3 có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá. Trái lại, sự nâng cao độ ẩm không khí vào tháng 5 có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá.

(3) Tại khu vực Đà Lạt, tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ không khí tháng 1 và 6, lượng mưa tháng 10 và độ ẩm không khí tháng 12. Về cơ bản, sự gia tăng nhiệt độ tháng 1 và 6, lượng mưa tháng 10 và độ ẩm không khí tháng 12 đều dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá.

Như vậy, khi phân bố ở ba khu vực có độ cao khác nhau, thì phản ứng của Thông ba lá đối với khí hậu cũng khác nhau. Chính vì thế, việc phân cấp điều kiện khí hậu thuận lợi hay khó khăn cho sinh trưởng của Thông ba lá cũng cần phải xây dựng riêng rẽ cho từng khu vực.

Nhận thấy rằng, về mặt thống kê, một mô hình dự đoán dựa trên nhiều yếu tố sẽ mắc phải những sai số lớn hơn so với mô hình bao gồm ít nhân tố. Ngoài ra,

nếu mô hình dự đoán dựa trên càng nhiều nhân tố dự đoán, thì chi phí dự đoán cũng càng cao. Mặc dù vậy, do có rất nhiều yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng của Thông ba lá, đồng thời ảnh hưởng này cũng thay đổi tùy theo thời gian trong năm, nên việc phân cấp điều kiện khí hậu thuận lợi hay khó khăn cho sinh trưởng của Thông ba lá đã được xây dựng dựa trên những mô hình biểu thị ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố khí hậu.

Xuất phát từ đó, các yếu tố khí hậu (yếu tố dự đoán) có vai trò lớn đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá đã được đánh giá và xếp hạng theo 5 cấp; trong đó cấp 1 – rất xấu, cấp 2 – xấu, cấp 3 – bình thường, cấp 4 – tốt và cấp 5 - rất tốt. Ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố khí hậu lên tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá được đánh giá theo tổng số cấp.

3.6.1. Phân cấp điều kiện khí hậu ở Bảo Lộc

Đối với khu vực Bảo Lộc, điều kiện khí hậu thuận lợi và khó khăn cho sinh trưởng của Thông ba lá được dự đoán dựa trên mô hình 3.11. Mô hình dự đoán có dạng:

Kd = 4,58121 – 4,09568*T3 + 0,489292*N3

R2 = 54,62%; Se = 0,1201; P = 0,0018.

Phân tích số liệu khí hậu ở Bảo Lộc cho thấy trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, phạm vi biến động của T3 và N3 được ghi lại ở Bảng 3.27.

Bảng 3.27. Đặc trưng thống kê nhiệt độ không khí và số giờ nắng tháng 3 ở khu vực Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng

Thống kê Nhiệt độ tháng 3

(T3) Số giờ nắng tháng 3 (N3)

(1) (2) (3)

Trung bình 22,3 222,3

Nhỏ nhất 21,0 153,0

Lớn nhất 23,2 265,6

Phạm vi biến động 2,2 112,6

Từ số liệu của bảng 3.27 cho thấy nếu phân chia nhiệt độ và số giờ nắng tháng 3 thành 5 cấp, thì khoảng cách giữa các cấp nhiệt độ và số giờ nắng tương

77

ứng là 0,40C và 22,5 giờ. Theo đó, từ mô hình 3.11 và bảng 3.27 đã phân chia 5 cấp thời tiết thuận lợi và khó khăn cho tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Bảo Lộc (Bảng 3.28).

Bảng 3.28. Phân cấp mức độ thuận lợi của nhiệt độ không khí và số giờ nắng tháng 3 đối với tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở Bảo Lộc TT Phân cấp các yếu tố khí hậu:

Cấp sinh trưởng Cấp thời tiết T3 (0C) N3 (giờ)

(1) (2) (3) (4) (5)

1 < 21,7 > 256,5 rất tốt 5

2 21,7-22,1 233,5-256,5 tốt 4

3 22,1-22,5 210,5-233,5 trung bình 3

4 22,5-22,9 187,5-210,5 xấu 2

5 > 22,9 < 187,5 rất xấu 1

Khi so sánh biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá (Kd) với biến động tổng số cấp thời tiết tháng 3 (X) ở Bảo Lộc từ năm 1988-2006 (Phụ lục 53), nhận thấy giữa chúng có sự tương đồng rất cao (73,7%).

Bằng thuật toán thống kê nhận thấy giữa chỉ Kd của Thông ba lá ở Bảo Lộc với X tồn tại quan hệ tuyến tính dương chặt chẽ theo dạng (Hình 3.47):

Kd = 0,641701 + 0,0574334*X (3.34)

r = 0,679; R2 = 46,15%; Se = ±0,1269; P = 0,0014.

Nói chung, những năm có tổng số cấp thời tiết tổng hợp được tính theo nhiệt độ không khí và số giờ nắng tháng 3 ở Bảo Lộc từ 6 trở lên sẽ dẫn đến sự gia tăng bề rộng vòng năm của Thông ba lá. Ngược lại, nếu số cấp thời tiết nhỏ hơn 6, thì tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá sẽ giảm. Từ mối liên hệ này có thể dự đoán mức thuận lợi của thời tiết đối với tăng trưởng của Thông ba lá ở Bảo Lộc

bằng cỏch theo dừi nhiệt độ khụng khớ và số giờ nắng thỏng 3. Sau đú thực hiện đánh giá mức độ thuận lợi của thời tiết đối với tăng trưởng của Thông ba lá ở Bảo Lộc theo cấp như ở Bảng 3.28.

3.6.2. Phân cấp điều kiện khí hậu ở Di Linh

Đối với khu vực Di Linh, điều kiện khí hậu thuận lợi và khó khăn cho sinh trưởng của Thông ba lá được dự đoán dựa trên mô hình 3.21. Mô hình dự đoán có dạng:

Kd = 1,70533 – 0,84033*T2 – 1,90828*T3 + 2,0349*R5

R2 = 80,09%; Se = ±0,052; P < 0,001.

Phân tích số liệu khí hậu ở Di Linh cho thấy, trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và phạm vi biến động của T2, T3 và R5 được ghi lại ở Bảng 3.29.

Từ số liệu của Bảng 3.29 cho thấy nếu phân chia nhiệt độ không khí tháng 2 và 3 và độ ẩm không khí tháng 5 thành 5 cấp, thì khoảng cách giữa các cấp nhiệt độ và độ ẩm không khí tương ứng là 0,40C và 2%. Theo đó, từ mô hình 3.21 và Bảng

79 .

Chỉ số Kd

Năm

Hình 3.47. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá (Kd) và tổng số cấp thời tiết tháng 3 ở Bảo Lộc (X)

Tổng cấp thời tiết tháng 3 (X)

3.29, đã phân chia 5 cấp thời tiết thuận lợi và khó khăn cho tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Di Linh (Bảng 3.30).

Bảng 3.29. Đặc trưng thống kê nhiệt độ không khí tháng 2, 3 và độ ẩm không khí tháng 5 ở khu vực Di Linh tỉnh Lâm Đồng

Thống kê Nhiệt độ không khí (T,0C): Độ ẩm không khí (R%):

tháng 2 tháng 3 tháng 5

(1) (2) (3) (4)

Trung bình 20,4 21,5 82

Nhỏ nhất 19,4 20,1 76

Lớn nhất 21,5 22,2 86

Phạm vi biến động 2,1 2,1 10

Bảng 3.30. Phân cấp mức độ thuận lợi của nhiệt độ không khí tháng 2, 3 và độ ẩm không khí tháng 5 đối với tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở Di Linh

TT Phân cấp các yếu tố khí hậu:

Cấp sinh trưởng Cấp thời tiết T2 (0C) T3 (0C) R5

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 < 19,8 < 20,9 > 84 rất tốt 5

2 19,8-20,2 20,9-21,3 82-84 tốt 4

3 20,2-20,6 21,3-21,7 80-82 trung bình 3

4 20,6-21,0 21,7-21,9 78-80 xấu 2

5 > 21,0 > 21,9 < 78 rất xấu 1

Những tính toán cho thấy giữa chỉ số Kd của Thông ba lá với biến động tổng số cấp thời tiết (X) ở Di Linh từ năm 1987 - 2006 tồn tại sự tương đồng rất cao (90,0%). Bằng thuật toán thống kê nhận thấy giữa Kd của Thông ba lá ở Di Linh với tổng số cấp thời tiết tổng hợp (X) tồn tại quan hệ tuyến tính dương rất chặt chẽ theo dạng (Hình 3.48):

Kd = 0,737533 + 0,02837*X (3.35) r = 0,788; R2 = 62,1%; Se = ±0,0676; P < 0,001.

Nói chung, những năm có tổng số cấp thời tiết tổng hợp được tính theo nhiệt độ không khí tháng 2 và 3 và độ ẩm không khí tháng 5 ở Di Linh từ 9 trở lên sẽ dẫn đến sự gia tăng bề rộng vòng năm của Thông ba lá. Ngược lại, nếu số cấp thời tiết nhỏ hơn 9, thì tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá sẽ giảm. Từ mối liên hệ này, có thể dự đoán mức thuận lợi của thời tiết đối với tăng trưởng của Thông ba lỏ ở Di Linh bằng cỏch theo dừi nhiệt độ khụng khớ thỏng 2 và 3 và độ ẩm khụng khí tháng 5. Sau đó đánh giá mức độ thuận lợi của thời tiết đối với tăng trưởng của Thông ba lá ở Di Linh dựa theo số liệu ở Bảng 3.29.

3.6.3. Phân cấp điều kiện khí hậu ở Đà Lạt

Điều kiện khí hậu thuận lợi và khó khăn cho sinh trưởng của Thông ba lá ở Đà Lạt được dự đoán dựa theo mô hình 3.32. Mô hình dự đoán có dạng:

Kd = 4,410 - 1,009*T1 - 1,4*T6 - 0,152*M10 - 0,857*R12

R2 = 65,18%; Se = ±0,0747; P < 0,001.

Phân tích số liệu khí hậu ở Đà Lạt cho thấy trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và phạm vi biến động của T1, T6, M10 và R12 được dẫn ra ở Bảng 3.31.

81 .

Chỉ số Kd

Năm

Hình 3.48. Yếu tố động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá (Kd) và tổng số cấp thời tiết tổng hợp ở Di Linh (X)

Tổng cấp thời tiết (X)

Từ số liệu của Bảng 3.31 cho thấy nếu phân chia T1 và T6, M10 và R12 thành 5 cấp, thì khoảng cách giữa các cấp nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí tương ứng là 0,40C, 77 mm và 5%. Theo đó, từ mô hình 3.30 và số liệu ở Bảng 3.31 đã phân chia 5 cấp thời tiết thuận lợi và khó khăn cho tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt (Bảng 3.32).

Bảng 3.31. Đặc trưng thống kê nhiệt độ không khí tháng 1 và 6, lượng mưa tháng 10 và độ ẩm không khí tháng 12 ở khu vực Đà Lạt

Thống kê Nhiệt độ (T,0C): Mưa (mm): Độ ẩm (%):

tháng 1 tháng 6 tháng 10 tháng 12

(1) (2) (3) (4) (5)

Trung bình 15,8 19,0 249,6 80

Nhỏ nhất 14,7 18,4 42,0 66

Lớn nhất 16,8 20,2 425,7 92

Phạm vi biến động 2,1 1,7 383,7 26

Bảng 3.32. Phân cấp mức độ thuận lợi của nhiệt độ tháng 1 và 6, mưa tháng 10 và độ ẩm không khí tháng 12 đối với tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt

TT Phân cấp các yếu tố khí hậu:

Cấp sinh trưởng Cấp thời tiết T1 (0C) T6 (0C) M10 R12

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

1 <15,4 <18,4 <135 <72,5 rất tốt 5 2 15,4-15,8 18,4-18,8 135-212 72,5-77,5 tốt 4 3 15,8-16,2 18,8-19,2 212-289 77,5-82,5 trung bình 3 4 16,2-16,6 19,2-19,6 289-366 82,5-87,5 xấu 2 5 >16,6 >19,6 >366 >87,5 rất xấu 1

Những tính toán cho thấy giữa chỉ số Kd của Thông ba lá với biến động tổng số cấp thời tiết tổng hợp (X) ở khu vực Đà Lạt từ năm 1987-2006 (Phụ lục 55) tồn tại sự tương đồng rất cao (90,0%). Chỉ số Kd với X tồn tại mối quan hệ tuyến tính dương rất chặt chẽ theo dạng (Phụ lục 57; Hình 3.49):

Kd = 0,63258 + 0,02994*X (3.36)

r = 0,707; R2 = 50,05%; Se = ±0,0839; P < 0,001.

Nói chung, những năm có tổng số cấp thời tiết tổng hợp được tính theo nhiệt độ không khí tháng 1 và 6, lượng mưa tháng 10 và độ ẩm không khí tháng 12 ở khu

vực Đà Lạt từ 12 trở lên sẽ dẫn đến sự gia tăng bề rộng vòng năm của Thông ba lá.

Ngược lại, nếu số cấp thời tiết nhỏ hơn 12, thì tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá sẽ giảm. Từ mối liên hệ này, có thể dự đoán mức thuận lợi của thời tiết đối với tăng trưởng của Thụng ba lỏ ở khu vực Đà Lạt bằng cỏch theo dừi nhiệt độ khụng khí tháng 1 và 6, lượng mưa tháng 10 và độ ẩm không khí tháng 12. Sau đó đánh giá mức độ thuận lợi của thời tiết đối với tăng trưởng của Thông ba lá dựa theo số liệu ở Bảng 3.32.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng thông 3 lá (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w