Xác định vai trò của những yếu tố khí hậu đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Bảo Lộc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng thông 3 lá (Trang 50 - 55)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Phản ứng của Thông ba lá với khí hậu Bảo Lộc

3.3.2. Xác định vai trò của những yếu tố khí hậu đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Bảo Lộc

Những kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.1 (Bảng 3.20 - 3.22) đã chỉ ra rằng khi những chỉ số Kd của Thông ba lá được tính bình quân di dộng 5 năm, thì chúng có quan hệ rừ rệt với nhiệt độ khụng khớ, lượng mưa, độ ẩm khụng khớ và số giờ nắng hàng tháng. Vì thế, khi xác định những yếu tố khí hậu đóng góp thực sự vào việc nâng cao tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Bảo Lộc, đề tài chỉ sử dụng chỉ số Kd và những chỉ số khí hậu đã được tính bình quân di động 5 năm.

3.3.2.1. Vai trò của nhiệt độ không khí

Kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.1 (Bảng 3.21) đã chỉ ra rằng chỉ số Kd tồn tại quan hệ chặt chẽ với T3, T5, T7, T9, T1-4, T3-5, T5-10, T7-10 và T11-3. Vì thế, để xác định nhiệt độ không khí của những tháng có đóng góp thực sự vào việc nâng cao tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Bảo Lộc, đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan từng bước nhằm loại bỏ những yếu tố khí hậu có hiện tượng cộng tuyến tính. Kết quả phân tích hồi quy tương quan cho thấy (Phụ lục 1 và 2), hai yếu tố có ý nghĩa lớn đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá là T3 và T5-10; trong đó T3 có vai trò lớn hơn (R2thay đổi = 0,494) so với T5-10

(R2thay đổi = 0,033). Mô hình mối liên hệ giữa Kd với tổ hợp T3 và T5-10 có dạng:

Kd = 7,858 – 3,809*T3 – 3,076*T5-10 (3.4) r = 0,726; R2 = 52,71%; P = 0,0025; Se = ± 0,1222.

Từ mô hình 3.4 cho thấy biến động của T3 và T5-10 đã gây ra 52,71% biến động bề rộng vòng năm của Thông ba lá.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mô hình biểu thị mối quan hệ riêng rẽ giữa Kd với T3 có dạng (Hình 3.19):

Kd = 5,8242 – 4,84744*T3 (3.5)

r = -0,703; R2 = 49,4%; P < 0,001; Se = ± 0,1230.

Mối quan hệ giữa Kd với T5-10 có dạng (Hình 3.20):

Kd = 8,65869 – 7,69258*T5-10 (3.6)

r = -0,587; R2 = 34,5%; P < 0,01; Se = ± 0,1398.

3.3.2.2. Vai trò của lượng mưa

Kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.1 (Bảng 3.21) đã chỉ ra rằng chỉ số Kd chỉ tồn tại quan hệ chặt chẽ với M7 và M5-10. Để xác định vai trò của hai yếu tố M7 và M5-10

đối với tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá, đã sử dụng phân tích hồi quy tương quan từng bước giữa Kd với M7 và M5-10 (Phụ lục 3).

Kết quả phân tích thống kê đã chỉ ra rằng hệ số xác định (R2) giữa Kd với M7 và M5-10 là 0,420; trong đó yếu tố M7 đóng góp 0,395 với P = 0,004, còn yếu tố M5-10 là 0,026 với P = 0,412. Từ đó cho thấy chỉ số Kd của Thông ba lá chỉ tồn tại quan hệ chặt chẽ với M7.

Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa Kd với M7 có dạng (Hình 3.21):

51 .

Chỉ số Kd và T3

Năm

Hình 3.19. Chỉ số Kd của Thông ba lá và chỉ số nhiệt độ tháng 3 ở khu vực Bảo Lộc

.

Chỉ số Kd và T5-10

Năm

Hình 3.20. Chỉ số Kd của Thông ba lá và chỉ số nhiệt độ tháng 5-10 ở khu vực Bảo Lộc

Kd = 0,673626 + 0,302015*M7 (3.7) r = 0,628; R2 = 39,48%; Se = 0,1346; P < 0,01.

Từ mô hình 3.7 cho thấy biến động của M7 đã gây ra 34,48% biến động bề rộng vòng năm của Thông ba lá.

3.3.2.3. Vai trò của độ ẩm không khí

Kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.1 (Bảng 3.21) đã chỉ ra rằng chỉ số Kd có quan hệ chặt chẽ với R3, R4, R5, R11, R12, R1-4 và R11-12. Bằng phân tích hồi quy tương quan từng bước giữa Kd với R3, R4, R5, R11, R12, R1-4 và R11-12 (Phụ lục 4) cho thấy do có hiện tượng cộng tuyến tính giữa các yếu tố độ ẩm, nên chỉ số Kd của Thông ba lá chỉ tồn tại quan hệ chặt chẽ với R3. Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa Kd với R3 có dạng (Hình 3.22):

Kd = -1,3911 + 2,3703*R3 (3.8)

r = 0,607; R2 = 36,8%; Se = 0,1375; P < 0,01.

Mô hình 3.8 chỉ ra rằng biến động của R3 đã gây ra 36,8% biến động bề rộng vòng năm của Thông ba lá.

52 .

Chỉ số Kd và M7

Năm

Hình 3.21. Yếu tố động chỉ số bề rộng vòng năm của Thông ba lá và chỉ số mưa tháng 7 ở khu vực Bảo Lộc

.

Chỉ số Kd và R3

Năm

3.3.2.4. Vai trò của số giờ nắng

Những nghiên cứu ở mục 3.3.1 (Bảng 3.21) cho thấy chỉ số Kd của Thông ba lá chỉ tồn tại mối quan hệ dương chặt chẽ với N3 và N10. Bằng cách phân tích hàm phản hồi từng bước giữa Kd với N3 và N10 (Phụ lục 5) cho thấy hệ số xác định (R2) giữa Kd với N3 và N10 là 0,316; trong đó yếu tố N3 đóng góp 0,259 với P = 0,026, còn yếu tố N10 chỉ đóng góp 0,057 với P = 0,266. Vì thế, chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá chỉ tồn tại quan hệ chặt chẽ với N3. Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa Kd với N3 có dạng (Hình 3.23):

Kd = -0,01299 + 0,98410*N3 (3.9)

r = 0,509; r2 = 25,89%; Se = 0,1489; P = 0,0261.

Từ mô hình 3.9 cho thấy biến động của N3 đã gây ra 25,89% biến động bề rộng vòng năm của Thông ba lá.

53 .

Chỉ số Kd và N3

Năm

Hình 3.23. Yếu tố động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá và chỉ số giờ nắng tháng 3 ở khu vực Bảo Lộc

3.3.2.5. Vai trò của hệ số thủy nhiệt

Kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.1 (Bảng 3.22) đã chỉ ra rằng chỉ số Kd của Thụng ba lỏ tồn tại mối quan hệ dương chặt chẽ với K7 và K5-10. Để xỏc định rừ vai trò của K7 và K5-10 đối với tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá, đã phân tích hàm phản hồi từng bước giữa Kd với K7 và K5-10 (Phụ lục 6).

Kết quả phân tích thống kê cho thấy hệ số xác định (R2) giữa Kd với K7 và K5-10 là 0,431; trong đó yếu tố K7 đóng góp 0,400 với P = 0,004, còn yếu tố K5-10 là 0,031 với P = 0,368. Điều đó cho thấy chỉ số Kd của Thông ba lá chỉ tồn tại quan hệ chặt chẽ với K7. Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa Kd với K7 có dạng (Hình 3.24):

Kd = 0,68004 + 0,29510*K7 (3.10)

r = 0,633; R2 = 40,04%; Se = 0,1339; P = 0,0036.

Từ mô hình 3.10 cho thấy biến động của K7 đã gây ra 40,04% biến động bề rộng vòng năm của Thông ba lá.

.

Chỉ số Kd và K7

3.3.2.6. Vai trò tổng hợp của nhiệt độ, mưa, độ ẩm và số giờ nắng

Những kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.2 đã chứng tỏ rằng nếu xem xét ảnh hưởng riêng rẽ của từng yếu tố khí hậu, thì chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá có quan hệ chặt chẽ với 5 yếu tố T3, T5-10, M7, R3 và N3. Để xác định vai trò tổng hợp của các yếu tố khí hậu đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá, đã phân tích hồi quy tương quan từng bước giữa Kd với T3, T5-10, M7, R3 và N3 (Phụ lục 7). Kết quả phân tích thống kê đã chỉ ra rằng do có hiện tượng cộng tuyến tính, nên chỉ số Kd của Thông ba lá chỉ tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với hai yếu tố T3 và N3. Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa Kd với T3 và N3 có dạng (Phụ lục 08):

Kd = 4,58121 – 4,09568*T3 + 0,489292*N3 (3.11) R2 = 54,62%; Se = 0,1201; P = 0,0018.

Để làm rừ vai trũ của T3 và N3, đó xõy dựng mụ hỡnh chuẩn húa giữa Kd với T3 và N3. Mô hình chuẩn hóa có dạng:

Kd = -0,594*T3 + 0,253*N3 (3.12)

Hệ số tương quan riêng phần giữa Kd với T3 là -0,623, còn giữa Kd với N3

là 0,321. Ngoài ra, hệ số chuẩn hóa tuyệt đối của T3 là 0,594, còn N3 là 0,253. Từ đó cho thấy, tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá phụ thuộc vào nhiệt độ không khí tháng 3 nhiều hơn so với số giờ nắng tháng 3. Biến động của cả hai yếu tố này đã gây ra 54,62% biến động trong tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Bảo Lộc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng thông 3 lá (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w