Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 1.549 ha, chiếm tỷ lệ 88,9% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm một số loại đất sau:
- Đất trồng cây hàng năm: diện tích đất trồng cây hàng năm là 1.070 ha, gồm 2 loại đất chính:
+ Trồng lúa: diện tích 1.043 ha, phân bố hầu hết trên toàn địa bàn xã, canh tác chủ yếu lúa 2 – 3 vụ/năm, nhìn chung có năng suất tương đối cao, trung bình đạt 4,5 – 5,5 tấn/vụ/ha. Trong năm vừa qua, một số diện tích có năng suất thấp là do bị ảnh hưởng của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa. Toàn xã có khoảng 156 ha lúa bị nhiễm bệnh với tỷ lệ nhiễm từ 10 – 30% diện tích.
+ Trồng cây hàng năm khác (27 ha): diện tích này nằm rải rác ở các ấp, phân bố chủ yếu dọc theo các tuyến kênh chính, nằm xen lẫn đất ở của người dân, canh tác các loại rau màu thực phẩm, dưa, bắp… cung cấp sản phẩm cho nhu cầu của nhân dân trong xã, xuất sang các địa phương khác góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân. Sau đây là vài cây màu tiêu biểu của địa phương: Cây bắp, diện tích xuống giống trong năm 2006 là 17 ha, năng suất trung bình 5,33 tấn/ha, sản lượng bắp là 92 tấn; dưa hấu, tổng số trong năm có 61 ha dưa hấu xuống giống và đã thu hoạch, năng suất trung bình 18 tấn/ha, giá bán trung bình vào khoảng 1.000 – 4.500 đồng/kg tùy theo thời điểm. Nhìn chung đa số các hộ nông dân thu hoạch dưa hấu trong thời gian qua đều có lãi từ 1 – 4 triệu đồng/1.000 m2, tuy nhiên cũng có một số hộ do thu hoạch vào thời điểm giá thấp nên không có lãi, thậm chí lỗ cả vốn.
- Đất trồng cây lâu năm: diện tích đất trồng cây lâu năm là 478 ha (27,45% tổng diện tích đất tự nhiên), gồm:
+ Cây công nghiệp lâu năm (441 ha): phân bố khắp địa bàn xã, nằm phân tán theo đất thổ cư, chủ yếu là cây dừa. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do bị bọ cánh cứng phá hoại nên năng suất trái giảm thấp và diện tích dừa cũng giảm theo.
Ngoài ra trên diện tích vườn, vài năm trở lại đây (2005 – 2006), người dân còn trồng xen thêm cây cacao dưới gốc dừa với tổng diện tích toàn xã là 160 ha, có 480 hộ nông dân tham gia vào 11 câu lạc bộ. Tình hình phát triển của cây cacao trên địa bàn xã cũng tương đối tốt, hiện đang cho trái bói; mặc dù vậy vẫn còn một số hộ không tích cực chăm sóc nên cây không phát triển.
+ Cây ăn quả lâu năm (34 ha): được phân bố rải rác trên địa bàn xã, chủ yếu là xoài, mận, bưởi… Nhìn chung diện tích vườn cây ăn quả cho sản lượng chưa
cao (do giá cả thấp nên người dân không quan tâm nhiều đến khâu chăm sóc và kỹ thuật trong canh tác).
+ Cây lâu năm khác: chủ yếu là cây tạp, cây lấy gỗ có giá trị kinh tế thấp.
b) Chăn nuôi
Đến cuối năm 2006, đàn bò có 937 con, trong đó có 27 con bò sữa phân bố tại 11 hộ nuôi. Đàn heo thường xuyên có trong chuồng là 11.225 con (bao gồm cả heo nái và heo thịt), riêng nái là 4.050 con. Đàn gia cầm có 66.340 con. Trong đó có 10.530 con gà, 55.810 con vịt (với số lượng vịt đẻ là 19.630 con).
Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã khiến địa phương phải tiêu hủy 56.000/76.000 con gà vịt.
Năm nay dịch cúm không phát sinh trên đàn gia cầm, tuy nhiên, tình hình dịch bệnh lở mồm long móng lại xảy ra trên heo. Có 4 hộ đăng ký tiêu hủy với tổng số 39 con trên địa bàn 4 ấp Bình Trung, Bình Tây, Bình Đông và Tân Thạnh. Ngoài ra có rất nhiều hộ có heo bị bệnh tự bán chạy, không đăng ký tiêu hủy. Các thú y viên và nhân dân đã tích cực tiến hành tiêm vaccin phòng bệnh trên heo nên đã dập tắt được dịch bệnh, không để dịch phát sinh phát triển. Trong năm đã tiến hành tiêm phòng 9.402/11.225 con heo và 66.340 con gia cầm, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch. Ngoài ra còn nhận 108 lít thuốc sát trùng chuồng trại, tổ chức phun diệt trùng cho 2.217 hộ dân có chăn nuôi trên địa bàn xã.
c) Nuôi trồng thủy sản
Tổng diện tích ươm và nuôi là 10,14 ha chủ yếu là trên nền đất lúa. Nhìn chung ở đầu vụ thì nông dân có lãi cao nhưng ở cuối vụ thì nông dân có lãi rất ít hoặc chỉ hòa vốn.
Toàn xã có 2 điểm bán cá giống ở ấp Bình Tây; có 11 hộ nuôi quy mô (tức là có diện tích 3.000 – 5.000 m2, có đầu tư cho ao hồ, chuồng trại, có cho ăn và chỉ nuôi trong 6 tháng).
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của xã là 51,6 ha, chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi cá trong ao, mương, đìa diện tích nhỏ gắn liền với đất ở, góp phần cải thiện, bổ dung dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con.
d) Về công tác khuyến nông và thú y tại địa phương
Công tác khuyến nông: Toàn xã có 2 câu lạc bộ khuyến nông (1 của xã, 1 của hợp tác xã Bình Tây) với 3 khuyến nông viên (xã: 2, HTX Bình Tây: 1) và 11 câu lạc bộ cacao. Cứ mỗi tháng CLB khuyến nông sinh hoạt một lần để nắm tình hình sản xuất nông nghiệp và phổ biến các chủ trương của cấp trên. Trong năm 2006, tranh thủ sự hỗ trợ của ngành cấp trên, trạm khuyến nông của huyện, các công ty phân bón, công ty thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài tỉnh, 2 CLB khuyến nông đã tổ chức được 115 lớp tập huấn và 14 cuộc hội thảo cho trên 5.660 lượt nông dân tham gia xoay quanh các nội dung về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên lúa, cây trồng và kỹ thuật chăm sóc phòng trừ bệnh trên gia súc, gia cầm. Đặc biệt cũng trong năm qua, CLB khuyến nông xã đã phối hợp với trạm BVTV huyện và Công ty Bayer phát 300 chai thuốc Cubix, 939 chai thuốc rầy nâu cho 751 hộ với diện tích 337 ha để phòng trị rầy nâu cho nhân dân trong khu vực bị nhiễm bệnh ca
Công tác thú y: Ban thú y xã có 17 thú y viên. Nhiệm vụ của ban thú y là điều tra, theo dừi và tiờm phũng cho đàn gia sỳc, gia cầm ở địa phương để hạn chế phỏt sinh dịch bệnh và lây lan. Hàng năm có 2 đợt tiêm phòng chính. Tuy nhiên vài năm trở lại đây có tiêm thêm 2 đợt phụ để tránh tái phát dịch cúm trên gia cầm.