Bảng 4.13. Bảng Tổng Hợp So Sánh 2 Giống Lúa Mới và Cũ Mức độ đánh giá
Chỉ tiêu so sánh
Hơn (%)
Bằng nhau (%)
Kém hơn (%)
Năng suất (cao hay thấp) 96 4 0
Tính kháng bệnh, kháng sâu rầy (tốt hay không) 94 6 0 Chống chịu với thời tiết, khí hậu (tốt hay không) 90 10 0
Nhu cầu phân bón (cao hay thấp) 42 36 22
Lượng thuốc BVTV cần dùng (nhiều hay ít) 14 30 56
Mức thâm canh (nhiều hay ít) 82 18 0
Giá cả (mức hài lòng) 52 26 22
Tiêu thụ (dễ hay khó) 70 30 0
Nguồn tin: Tính toán tổng hợp Dựa vào các số liệu được tổng hợp trong bảng 4.13 ta thấy rằng ở hầu hết các chỉ tiêu so sánh, giống mới đều tỏ ra vượt trội hơn giống cũ. Đặc biệt khi xét đến các chỉ tiêu năng suất, tính kháng bệnh, kháng sâu rầy, và khả năng chống chịu với thời
tiết, khí hậu thì tỷ lệ người dân đánh giá giống mới hơn giống cũ là rất lớn (từ 90% trở lên). Đây cũng chính là những đặc điểm vượt trội của giống mới so với giống cũ mà chương trình đã nêu ra khi đưa các giống lúa mới này vào thử nghiệm và nhân rộng trên cánh đồng của xã Thạnh Nhựt.
Chỉ tiêu “lượng thuốc BVTV cần phun” có thể được xem như là hệ quả của chỉ tiêu “tính kháng bệnh kháng sâu rầy”. Đó cũng là lý do tại sao có đến 56% người dân đánh giá khi sử dụng giống mới họ ít xịt thuốc hơn khi còn dùng giống cũ.
Riêng chỉ tiêu giá cả, sự hài lòng ở đây là hài lòng tương đối, có nghĩa là từ khi xuất hiện giống mới thì giá của nó luôn cao hơn giống cũ, tuy nhiên với thực trạng giá cả đầu vào trong nông nghiệp nói chung và trong trồng lúa nói riêng quá cao như hiện nay thì giá lúa như hiện tại không hề khiến bà con hài lòng.
Nhìn chung bà con rất hài lòng về chương trình chuyển đổi giống lúa này, từ ưu điểm của các giống đưa vào chương trình đến các hoạt động hỗ trợ cho họ trong quá trình thực hiện chuyển đổi (chính sách vay vốn, chuyển giao kỹ thuật, trong vụ Hè Thu 2006 những hộ bị rầy nặng đã được địa phương cung cấp miễn phí thuốc trị rầy mặc dù với số lượng hạn chế…). Theo số liệu thống kê được thì có đến 100% hộ dân có chuyển đổi hài lòng về chương trình này của địa phương.
Cũng theo lời cho biết của nhóm hộ này thì những điều kiện cần thiết để phát huy hiệu quả của chương trình này là người dân phải có kinh nghiệm và kỹ thuật trong canh tỏc lỳa, trong hộ phải cú người thường xuyờn theo dừi đồng ruộng để kịp thời phòng trừ khi gặp sâu bệnh và hơn hết cần thường xuyên bổ sung, thay thế các giống cũ bằng các giống mới hơn, vì theo họ cho biết thì đến thời điểm này các giống lúa đó đã bắt đầu nhiễm bệnh nhất là bệnh rầy nâu.
Hình 4.5. Biểu Đồ Tổng Hợp Điều Kiện Phát Huy Hiệu Quả Chương Trình
Nguồn tin: Tính toán tổng hợp 4.9.2. Nhóm không sử dụng giống mới
Lý do mà những hộ không chuyển đổi đưa ra để giải thích cho nguyên nhân vẫn tiếp tục sử dụng giống cũ là giống của họ hãy còn tốt. Họ nói rằng cứ sau mỗi vụ, họ đã chọn ra những lúa “đẹp nhất” để làm giống cho những vụ sau. Do đó đến thời điểm hiện tại (2007), về cơ bản giống của họ vẫn đảm bảo được đặc tính cần thiết như những giống mới của chương trình. Đây cũng là lập luận của các hộ tiến hành chuyển đổi muộn (sau 2003). Các lý lẽ mà họ đưa ra là năng suất, khả năng chống chịu với thời tiết, sâu bệnh của các giống lúa họ đang dùng nhìn chung là còn tương đối tốt cho dù có kém hơn các giống mới một ít nhưng bù lại họ đã quen với những giống cũ này cộng với đây cũng là những giống dễ làm.
Xin được bổ sung thêm là trong số 52 hộ được phỏng vấn thì có 2 hộ vẫn còn dùng giống cũ và điều trùng hợp ở đây là cả 2 chủ hộ đều có tuổi tương đối cao (67 và 71) và học vấn thì thấp (lớp 2), hơn nữa họ lại là người đóng vai trò quyết định trong sản xuất nông nghiệp của gia đình. Có thể đây là những yếu tố góp phần giúp họ “giữ được” giống cũ đến thời điểm hiện nay.
Một điều nữa cần bổ sung thêm cho nhóm hộ không chuyển đổi này là cả 2 hộ (100%) đều công nhận hiện nay lúa của họ bán không cao giá bằng những giống mới (do tính chất hạt gạo cũng như vẻ ngoài hạt lúa) và họ sẽ tiến hành chuyển đổi vào vụ lúa tiếp theo (vụ Hè Thu 2007).