4.3.1. Lịch thời vụ
Hình 4.1. Lịch Thời Vụ Xã Thạnh Nhựt
Nguồn tin: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân Hiện tại, lúa vẫn là cây trồng chủ lực tại địa phương. Tại đây người dân canh tác 3 vụ 1 năm. Vụ Hè thu (Hè thu chính vụ) bắt đầu từ tháng 5 đến giữa tháng 8 dương lịch; vụ Thu đông (hè thu muộn) gieo sạ vào giữa tháng 8 và thu hoạch vào đầu tháng 12; và vụ Đông xuân (vụ có năng suất cao nhất và ổn định nhất trong năm) thì bà con xuống giống vào đầu tháng 12 rồi thu hoạch vào khoảng cuối tháng 2 của năm sau. Năm nào cũng vậy, đồng ruộng luôn có 2 tháng được nghỉ ngơi, đó là khoảng thời gian từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5 dương lịch. Trong khoảng thời gian này bà con
nông dân tranh thủ cày để phơi ải cho đất và làm vệ sinh đồng ruộng nhằm tiêu diệt các loại cỏ dại và sâu bệnh giúp tăng năng suất và giảm chi phí cho vụ sau. Theo đánh giá của bà con nông dân, Đông xuân là vụ lúa ít xảy ra sâu bệnh nhất do thời tiết ít biến động. Cũng theo bà con, do mưa nhiều và nắng nhiều vào tháng 5, tháng 6 nên tháng 7 là thời điểm sâu bệnh phát triển rộ trên nhiều loại cây trồng, chi phí cho phun xịt thuốc nhằm phòng trừ sâu bệnh cũng theo đó mà tăng lên. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 và tháng 8 là thời gian ít sâu bệnh nhất vì đây là thời điểm đất được nghỉ ngơi, sâu bệnh không có thức ăn cũng như nơi nương nấu. Riêng tháng 8, sau khi nở rộ vào tháng 7, sâu bệnh sẽ giảm đi một cách đáng kể trên hầu hết các loại cây trồng.
Trong năm, giá nông sản nói chung và đặc biệt là giá lúa nói riêng sẽ cao nhất vào 2 tháng 11, 12 dương lịch và thấp nhất là tháng 3, tháng 4 do đây là thời điểm đồng bằng sông Cửu Long đang mùa thu hoạch. Sau đây là giá của một số nông sản thực tế tại xã Thạnh Nhựt trong năm 2006:
- Lúa: + Lúa đặc sản (lúa thơm) như Nam thơm, VĐ20 là 4.500 đồng/kg.
+ Lúa cao sản (thơm nhẹ) như OM35 – 36, OM25 – 17, VNĐ95 – 20 là 3.800 – 4.200 đồng/kg.
+ Lúa thường: IR64, IR50404, AS996, AS2000… có giá khoảng 2.700 – 2.900 đồng/kg.
- Dưa hấu: 2.000 – 3.500 đồng/kg.
- Cà chua: 4.000 đồng/kg.
- Bí xanh: 3.000 đồng/kg.
- Gừng: 4.000 đồng/kg…
Vì lúa là cây trồng chủ lực của Thạnh Nhựt nên mức độ khan hiếm hay dư thừa lao động phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ của cây lúa. Ví dụ giai đoạn xuống giống hoặc thu hoạch thì cần nhiều lao động nên người dân khá bận rộn, còn khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 thì làm tương đối ít do lúc này đồng ruộng đang được cày phơi ải. Mặc dù vậy, người dân cũng không có thời gian nghỉ vì đã có một số lượng lao động khá lớn từ nông thôn lên thành thị kiếm sống (chủ yếu là tập trung về thành phố Hồ Chí Minh), lượng lao động còn lại ở địa phương ước tính chỉ vừa đủ cho công việc đồng áng, ruộng vườn.
Điểm đặc trưng của vùng này là không bị lũ lụt cho dù có mưa nhiều vào các tháng 5, 6 hay 8, 9, 10. Hàng năm địa phương này hay xảy ra hạn hán vào tháng 7 và bão thường ập đến vào tháng 10 và tháng 11, tuy nhiên thiệt hại gây ra là không nhiều.
Về vấn đề an ninh lương thực, địa phương luôn đảm bảo khá tốt vấn đề an ninh lương thực, biến động của việc thừa – thiếu lương thực là không đáng kể.
Ngoài cây lúa, Thạnh Nhựt còn có một số cây ngắn ngày khác như dưa, bắp, bầu, bí, hẹ, gừng… nhưng chỉ với diện tích không đáng kể. Với các loại cây màu này người dõn thường trồng quanh năm, khụng cú vụ mựa rừ rệt, thời gian cho mỗi vụ là 2,5 – 3 tháng.
4.3.2. Đánh Giá Xếp Hạng Cây Trồng
Bảng 4.3. Bảng Đánh Giá Xếp Hạng Cây Trồng Xã Thạnh Nhựt Cây
trồng Dừa Nhãn Xoài Cacao Lúa Dưa
hấu Bắp Điểm Xếp
hạng
Dừa N X CC L DH B 0 VII
Nhãn N CC L DH B 2 V
Xoài CC L DH B 1 VI
Cacao L DH CC 4 III
Lúa L L 6 I
Dưa
hấu DH 5 II
Bắp 3 IV
Nguồn tin: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân Kết quả đánh giá xếp hạng cây trồng trong bảng 4.3 cho ta thứ tự ưu tiên của các loại cây trồng lần lượt như sau (xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần): lúa, dưa hấu,
cacao, bắp, nhãn, xoài, dừa. Theo số liệu thống kê của xã (2006) thì trên địa bàn Thạnh Nhựt, diện tích đất sản xuất nông nghiệp dành cho cây trồng ngắn ngày chiếm hơn 72% trong đó đa phần là cây lúa. Ngoài ra bà con còn trồng thêm một số cây hoa màu khác như dưa hấu, bắp, bầu bí… nhưng với một diện tích không đáng kể (khoảng 3% diện tích cây ngắn ngày). Đất đai ở Thạnh Nhựt phù hợp cho việc trồng lúa. Mặc dù trong những năm gần đây, làm lúa không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước (do giá đầu vào tăng quá cao) nhưng lúa dễ làm, vấn đề giống mới và kỹ thuật canh tác được địa phương chú trọng, lưu tâm. Hơn nữa, vào những năm 80, trồng dưa hấu đã mang lại cho người nông dân Thạnh Nhựt lợi nhuận không nhỏ, một số bà con cho biết vào những năm đó, ở đây đã có nhiều người khá lên nhờ cây dưa hấu. Tuy vậy, những năm trở lại đây, giá dưa không còn cao và ổn định như trước, lại còn hay bị sâu bệnh (nguy hiểm nhất là côn trùng bù chét lửa và bệnh héo rũ). Chính vì lẽ đó, dù sao thì người dân vẫn thích chọn cây lúa hơn là cây dưa.
Người dân chỉ trồng dưa ở một số diện tích nhất định. Với cây bắp, thời điểm này trồng bắp tốn chi phí cao (giống, phân bón, thuốc trừ sâu), thu lãi thấp (do giá thấp).
Do đó, hiện tại bắp không còn được xếp vào loại cây trồng được ưu tiên hàng đầu.
Còn về cây trồng lâu năm, nó chỉ chiếm gần 28% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã Thạnh Nhựt. Trước đây, vùng này phổ biến có dừa, nhãn, mãng cầu, sapôchê, mận…nhưng sâu bệnh (chủ yếu là sâu đục trái) và giá cả thấp đã khiến cho diện tích mận và sapôchê giảm đi đáng kể (người dân chặt bỏ). Năm 2005, địa phương triển khai dự án trồng xen cacao dưới gốc dừa. Đây là một dự án do tổ chức phi Chính phủ Mỹ Successalian đầu tư, hỗ trợ. Đảm bảo đầu ra cho người dân trồng cacao cũng là một trong số chương trình thuộc dự án. Tất cả những điều đó cũng có thể phần nào giải thích cho lý do tại sao dự án lại được đông đảo người dân quan tâm, ủng hộ. Như vậy, ngay thời điểm hiện tại, theo đánh giá của bà con nông dân, cacao đã đứng ở vị trí thứ 3 trong số các cây trồng được yêu thích ở địa phương.
Khác với những cây trồng khác, trồng dừa không đem lại hiệu quả cao nhưng trồng dừa lại không phải tốn công đầu tư, chăm sóc do đó, ở Thạnh Nhựt những hộ có diện tích vườn tương đối lớn, họ thường chọn dừa là cây trồng để bổ sung cho nguồn thu nhập. Nhãn, xoài có thể được bà con ưu tiên hơn dừa một ít do lợi nhuận mà nó mang lại nhưng không bằng cây cacao.
4.4. Tình hình mua bán vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản