4.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi giống lúa tại địa phương
4.7.1. Nhân tố chủ quan a) Nguồn lực nông hộ
Bao gồm:
- Quy mô diện tích của nông hộ
Bảng 4.5. Tỷ Lệ Hộ Có Chuyển Đổi và Không Chuyển Đổi chia theo Quy Mô Diện Tích
Quy mô DT lúa của nông hộ
(ha)
Tỷ lệ hộ (N=52)
(%)
Không áp dụng giống mới (n=2)
Có áp dụng giống mới (n=50)
% theo cột % theo hàng % theo cột % theo hàng
Dưới 0,5 ha 34 100 11 32 89
Từ 0,5 – 1 ha 56 0 0 58 100
Trên 1 ha 10 0 0 10 100
Nguồn tin: Điều tra nông hộ 4/2007 Chú thích: N, n: tổng hộ được điều tra và số hộ mỗi nhóm; % theo cột: tỷ lệ % của từng quy mô diện tích ở mỗi nhóm hộ chuyển và không chuyển; % theo hàng: với từng hạng quy mô diện tích, tỷ lệ có chuyển và không chuyển là bao nhiêu.
Dựa vào bảng tổng hợp 4.5 trên đây ta có thể thấy được rằng quy mô diện tích lúa của nông hộ ở Thạnh Nhựt là không lớn. Tỷ lệ hộ có quy mô diện tích trên 1 ha là tương đối nhỏ, với chỉ 10%. Trong khi đó, nhóm hộ có quy mô dưới 1 ha chiếm tới 90%, chỉ tính riêng nhóm hộ có quy mô từ 0,5 đến 1 ha đã chiếm 56%. Và, sự chênh lệch về diện tích giữa các hộ là tương đối đáng kể (hộ ít nhất là 2.000 m2, hộ nhiều nhất là 16.000m2, trung bình là 6.000 m2).
Đối với nhóm hộ không áp dụng chương trình chuyển đổi giống, 100% có quy mô diện tích dưới 0,5 ha; đối với nhóm hộ có chuyển đổi, ở quy mô diện tích từ 0,5 – 1 ha chuyển đổi giống diễn ra mạnh nhất (58%), quy mô trên 1 ha chiếm 10% trong nhóm hộ này.
Trường hợp xét theo quy mô diện tích, với quy mô dưới 0,5 ha có 11% không chuyển đổi và 89% có chuyển đổi; 100% hộ có quy mô diện tích từ 0,5 ha trở lên thực hiện chuyển đổi giống lúa mới.
Quy mô diện tích của nông hộ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chuyển đổi. Giống mới sẽ cho năng suất cao hơn nhưng với diện tích nhỏ quá thì sản lượng tăng lên không đáng kể là lý luận chung của nhóm hộ này để giải thích một phần cho cái lý do tiếp tục sử dụng giống cũ. Ở phạm vi diện tích từ 0,5 đến 1 ha, 69% (20/29)
nông hộ có áp dụng chương trình đánh giá đây là quy mô thích hợp nhất cho họ để thực hiện chuyển đổi giống, bởi với quy mô diện tích không lớn cũng không nhỏ này, họ sẽ vừa phát huy được lợi thế về quy mô, vừa đảm bảo được khâu chăm sóc.
- Quy mô nhân khẩu
Bảng 4.6. Tỷ Lệ Hộ Có Chuyển Đổi và Không Chuyển Đổi chia theo Quy Mô Nhân Khẩu của Nông Hộ
Quy mô nhân khẩu của
nông hộ (người)
Tỷ lệ hộ (N=52)
(%)
Không áp dụng giống mới (n=2)
Có áp dụng giống mới (n=50)
% theo cột % theo hàng % theo cột % theo hàng
Từ 1 – 4 người 56 50 3 56 97
Từ 5 – 6 người 40 50 5 40 95
Trên 6 người 04 0 0 04 100
Nguồn tin: Điều tra nông hộ 4/2007 Nhìn chung quy mô nhân khẩu ở Thạnh Nhựt là tương đối vừa phải (không quá đông cũng không quá ít). Quy mô hơn 6 người/hộ chỉ chiếm 4%. Phổ biến nhất vẫn là quy mô dưới 5 người (56%) (Lý do: nếu ở độ tuổi 40 trở xuống, họ ý thức được vấn đề dân số và thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình; còn nếu ở độ tuổi lớn hơn, người dân thường tiến hành tách hộ cho con cái khi lập gia đình). Hai nhóm quy mô 1 – 4 người và 5 – 6 người đã chiếm tỷ lệ 100% trong nhóm hộ không chuyển đổi. Có 97% số hộ ở quy mô 1 – 4 nhân khẩu, 95% 5 – 6 nhân khẩu và 100% trên 6 nhân khẩu có tiến hành chuyển sang sử dụng giống lúa mới.
Trong nhóm hộ có chuyển đổi giống, tập trung nhiều nhất là ở quy mô 1 – 4 nhân khẩu (56%), và ít nhất là ở quy mô trên 6 nhân khẩu (4%). Như vậy tác động của quy mô nhân khẩu lên quyết định thực hiện chương trình chuyển đổi giống của người dõn là ớt và khụng rừ ràng.
- Tuổi chủ hộ
Bảng 4.7. Tỷ Lệ Hộ Có Chuyển Đổi và Không Chuyển Đổi chia theo Tuổi Chủ Hộ
Tuổi chủ hộ Tỷ lệ hộ (N=52)
Không áp dụng giống mới (n=2)
Có áp dụng giống mới (n=50)
% theo cột % theo hàng % theo cột % theo hàng
(%)
Dưới 40 tuổi 27 0 0 28 100
Từ 40 – 60 tuổi 65 0 0 68 100
Trên 60 tuổi 08 100 50 04 50
Nguồn tin: Điều tra nông hộ 4/2007 Qua kết quả điều tra nông hộ tháng 4/2007, trong số 52 hộ được phỏng vấn có 27% chủ hộ có tuổi dưới 40, 65% chủ hộ từ 40 – 60 tuổi và 8% trên 60.
Số liệu từ bảng 4.7 cho thấy, ở nhóm các hộ tiếp tục sử dụng giống lúa cũ thì 100% là chủ hộ có độ tuổi trên 60. Hay xét riêng nhóm hộ có chủ hộ trên 60 tuổi thì đã có 50% không chuyển sang sử dụng giống lúa mới; thêm nữa, trong 50% (2 hộ) ở độ tuổi trên 60 có chuyển đổi thì qua tiếp xúc nông hộ cho thấy có 1 hộ người đóng vai trò quyết định trong trồng lúa không phải là chủ hộ. Qua những thông tin trên, dễ dàng nhận biết đây là điều rất phù hợp với thực tế khách quan, rằng đó là người lớn tuổi thường có tính bảo thủ rất cao. Họ cho rằng giống lúa mà họ đang dùng vẫn còn tốt, năng suất vẫn ổn định và dễ làm.
Trong nhóm có chuyển đổi, 28% chủ hộ có độ tuổi dưới 40; 4% chủ hộ trên 60 tuổi; còn lại 68% chủ hộ có tuổi từ 40 – 60 tuổi. Có thể nói, 40 – 60 là độ tuổi tích lũy được cả 2 yếu tố đó là kinh nghiệm và sự nhạy bén. Ở lứa tuổi này, họ không gặp quá nhiều khó khăn để tiếp thu một cái mới và đủ tự tin để thử nghiệm cái mới đó. Đó cũng là lý do tại sao chủ hộ có độ tuổi từ 40 – 60 chiếm tỷ lệ tới 68% trong nhóm nông hộ có áp dụng giống lúa mới.
Ở độ tuổi từ 60 trở xuống, có 100% chủ hộ đưa ra quyết định thực hiện chuyển đổi giống.
Như vậy, khác với nhân tố quy mô nhân khẩu của nông hộ, tuổi chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn lờn quyết định chuyển đổi giống, hơn nữa, ảnh hưởng đú cũn rất rừ ràng.
- Trình độ học vấn của chủ hộ
Bảng 4.8. Tỷ Lệ Hộ Có Chuyển Đổi và Không Chuyển Đổi chia theo Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ
Trình độ học vấn chủ hộ
Tỷ lệ hộ (N=52)
(%)
Không áp dụng giống mới (n=2)
Có áp dụng giống mới (n=50)
% theo cột % theo hàng % theo cột % theo hàng
Dưới lớp 6 19 100 20 16 80
Từ lớp 6 – 9 48 0 0 50 100
Trên lớp 9 33 0 0 34 100
Nguồn tin: Điều tra nông hộ 4/2007 Với 10 chủ hộ được điều tra (tổng số mẫu là 52 hộ) có trình độ học vấn từ lớp 5 trở xuống thì nhóm này đã chiếm tỷ lệ 19%, nhóm chủ hộ có trình độ từ lớp 6 đến lớp 9 chiếm 48% (tương ứng với 25 người), còn lại 33% là nhóm chủ hộ có trình độ học vấn trên lớp 9. Nhìn chung trình độ học vấn của chủ hộ ở đây là không quá thấp. Phổ biến nhất là khoảng từ lớp 6 đến lớp 9, nhóm này đã chiếm tỷ lệ gần một nửa (48%).
Độ tuổi trung bình của các chủ hộ được phỏng vấn là 46 tuổi, lứa tuổi được xem là trung niên nhưng đã có 33% trong số đó có trình độ học vấn từ lớp 10 trở lên. Điều đáng chú ý ở đây là trong số 52 chủ hộ được điều tra không có người nào có trình độ học vấn trên 12 (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp).
Đối với nhóm chủ hộ có trình độ học vấn từ lớp 6 trở lên thì có đến 100%
người đưa ra quyết định sử dụng giống mới trong trồng lúa.
Trong nhóm hộ có áp dụng giống mới, chủ hộ có trình độ học vấn từ lớp 6 đến lớp 9 chiếm 50%, còn lại 16% dưới lớp 6 và 34% có trình độ học vấn trên lớp 9.
Tương tự như “tuổi chủ hộ”, “trình độ học vấn chủ hộ” cũng có ảnh hưởng lên quyết định chuyển đổi giống. Từ bảng 4.8 ta dễ dàng nhận thấy rằng, 100% chủ hộ khụng ỏp dụng giống lỳa mới cú trỡnh độ học vấn dưới lớp 6. Rừ ràng trỡnh độ học vấn có ảnh hưởng đến nhận thức của người nông dân. Trình độ học vấn thấp kết hợp với tuổi cao sẽ củng cố thêm cho tính bảo thủ, ít thích “cái mới” của con người nói chung và người nông dân nói riêng. Với 2 chủ hộ có trình độ học vấn dưới lớp 6 không áp dụng giống mới, con số này đã giúp cho nhóm chủ hộ có áp dụng giống mới chiếm tới 80% ở nhóm trình độ học vấn này.
- Vốn
Theo kết quả điều tra và tính toán, diện tích trồng lúa trung bình cho mỗi hộ là gần 6.000 m2. Ở một quy mô vừa phải như thế, đòi hỏi về vốn cho làm lúa không phải là một đòi hỏi quá lớn đối với nông hộ. Ở thời điểm hiện tại, phần lớn người dân đều cho rằng vốn không ảnh hưởng nhiều đến việc ra quyết định trong sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng. Tuy nhiên trong những năm đầu phát động chương trình chuyển đổi giống lúa (1999 - 2002), ảnh hưởng của vốn lên quyết định chuyển đổi giống là khỏ rừ rệt. Quay lại những năm 1999 – 2002, lỳc bấy giờ bà con
nông dân đã quen với hình thức sử dụng lúa giống bằng cách tự chọn giống từ những vụ trước rồi bảo quản để cho vụ sau sử dụng, một hình thức nữa đó là trao đổi với những nông hộ khác. Thế rồi địa phương phát động chương trình chuyển đổi giống lúa mới. Tại đây bỗng nhiên xuất hiện những giống lúa “lạ hoắc” không biết chất lượng thế nào, làm thử nghiệm thì tốt vậy chứ đưa ra đại trà thì nó có tiếp tục thể hiện được hết các ưu điểm đó không… và hàng loạt vấn đề khác nữa. Có một điều đặc biệt ở đây là để có được những hạt giống đó người dân phải bỏ tiền ra mua (từ HTX Bình Tây hoặc những hộ làm ruộng giống) với một cái giá không hề rẻ (trong khi lúa người nông dân bán ra với giá từ 1.400 – 2.000 đồng/kg thì giá lúa giống đã là 4.500 – 5.000 đồng/kg cho giống xác nhận và 7.000 đồng/kg cho giống nguyên chủng). Thêm vào đó, giống mới sẽ sinh trưởng tốt hơn, cho năng suất cao hơn, do đó đi kèm với nó sẽ là nhu cầu về phân bón cũng cao hơn so với các giống hiện tại mà bà con đang dùng.
Chính vì vậy, mặc dù không có tác động trực tiếp (giá lúa giống quá cao người dân không đủ tiền mua, không đủ khả năng chi trả cho khoản tăng thêm của chi phí phân bón) nhưng một cách gián tiếp, việc phải “mất” tiền để có được lúa giống đã khiến cho người dân không muốn sử dụng những giống mới này. Theo kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 35% hộ thực hiện chuyển đổi giống lúa trong giai đoạn này (1999 – 2002), và 34% số hộ được điều tra cho rằng vốn là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ (từ 2003 đến nay) trong việc áp dụng chương trình chuyển đổi giống lúa.
Năm 2003, giống lúa mới đã khẳng định được tính vượt trội trên cánh đồng Thạnh Nhựt so với giống cũ. Do được sản xuất trên diện rộng nên giá lúa giống đã không còn cao nữa, chỉ cao hơn giá lúa hàng hóa khoảng từ 500 – 1.000 đồng/kg, tức vào khoảng 2.500 – 3.500 đồng/kg đối với lúa thường và 4.000 – 5.500 đồng/kg đối với lúa thơm và thơm nhẹ (giống lúc này không còn là giống nguyên chủng mà chỉ là giống xác nhận hoặc thậm chí chỉ là lúa hàng hóa do bà con chọn lựa để làm giống).
Một nguyên nhân nữa cũng liên quan đến nguồn vốn của nông hộ để đầu tư cho trồng lúa đó là: từ cuối năm 2002, người dân có thêm cơ hội cho việc tăng cường nguồn vốn bằng cách vay ngân hàng (ở đây là Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) theo phương thức vay thế chấp trong thời hạn ngắn 3 đến 4 tháng với thủ tục đơn giản hơn rất nhiều (người dân thông qua tổ vay vốn, tổ này sẽ cử người tiếp nhận “Sổ Đỏ” – Giấy chứng nhận Quyền Sử
Dụng Đất, người này sẽ đại diện để làm việc với Ngân hàng, người dân sẽ nhận tiền vay trực tiếp từ người này, đồng thời phải trả 1 khoản tiền nhỏ coi như là góp phần bù đắp chi phí đi lại cho người đại diện); cho dù trước đó trong chương trình chuyển đổi giống lúa do địa phương phát động, hội nông dân xã cũng có tiến hành cho người dân vay vốn, tuy nhiên số hộ được vay là không đáng kể do nguồn vốn eo hẹp.
Bên cạnh vay vốn ngân hàng, người dân còn có một giải pháp khác cũng liên quan đến nguồn vốn là họ có thể mua vật tư nông nghiệp từ các đại lý theo hình thức trả sau có tính lãi suất (ước tính cao hơn lãi suất vay Ngân hàng từ 0,1 – 0,2%/tháng);
đến cuối vụ thu hoạch người dân mang tiền đến trả cho đại lý.
b) Khả năng tiếp cận chủ trương của chính quyền địa phương của nông hộ Có 52/52 người khi được hỏi về chương trình chuyển đổi giống lúa trả lời là có biết chủ trương này nhưng chỉ có 96% hộ có thực hiện chương trình chuyển đổi giống lúa. Thông qua phương pháp phỏng vấn nông hộ, điều tra viên đã nhận thấy rằng khả năng tiếp cận thông tin về chủ trương chuyển đổi giống lúa nói chung và các chủ trương, chính sách khác của Nhà nước, chính quyền địa phương nói chung của người dân là tương đối tốt. Tuy nhiên có một sự thật rằng khả năng tiếp cận chủ trương từ Nhà nước và chính quyền địa phương của nông hộ tác động rất ít hoặc không tác động đến việc ra quyết định chuyển đổi giống lúa của bà con.
c) Khả năng tiếp cận về tín dụng của nông hộ
Bảng 4.9. Tỷ Lệ Chuyển Đổi chia theo Từng Nhóm Hộ Có và Không Vay Vốn
Tín dụng
Tỷ lệ hộ (N = 52)
(%)
Không chuyển đổi (n = 2)
Có chuyển đổi (n = 50)
% theo cột % theo hàng % theo cột % theo hàng
Có vay vốn 29 50 7 28 93
Không vay vốn 71 50 3 72 97
Nguồn tin: Kết quả điều tra nông hộ 4/2007 Ở đây, tỷ lệ vay chỉ chiếm 29%, trong đó vay của hộ có chuyển đổi chiếm 93%, đa số là vay ngắn hạn (3 – 4 tháng) với số tiền vay phổ biến từ 3 đến 10 triệu, lãi suất 1,03%/tháng để mua phân bón, thuốc trừ sâu trong canh tác lúa và một phần cho chăn nuôi.
Từ những số liệu trờn, ta thấy rằng “vay hay khụng vay” ảnh hưởng khụng rừ ràng hoặc không ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi giống lúa.
Về cơ cấu nguồn vay:
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vay
Nguồn tin: Kết quả điều tra nông hộ 4/2007 Nguồn vay phổ biến nhất ở đây là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, có 80% nông hộ sử dụng vốn từ nguồn vay này. Còn lại 20% dành cho các nguồn vay khác (Quỹ tín dụng nông thôn huyện Gò Công Tây, Hội Nông Dân…) 4.7.2. Nhân tố khách quan
a) Thời tiết
Thực tế cho thấy trong những năm vừa qua tình hình khí hậu, thời tiết có nhiều biến động phức tạp trên phạm vi cả nước nói chung và tại địa bàn Thạnh Nhựt nói riêng với nắng nhiều, mưa nhiều, gió nhiều. Đặc biệt thời gian gần đây địa phương này thường xuyên có bão mặc dù không quá lớn nhưng cũng góp phần gây thiệt hại cho
nền kinh tế Thạnh Nhựt nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Một số giống lúa cũ có đặc tính thân mềm, yếu cây thường xuyên bị đổ ngã khi gặp gió bão làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lúa của người dân. Trong khi đó, những giống mới nhờ đặc tính cứng cây nên rất ít bị đổ ngã, hạn chế rủi ro trong nghề trồng lúa của bà con. Đó cũng là một trong những nguyên nhân đưa người dân đi đến quyết định chuyển sang sử dụng giống mới với nhiều đặc điểm ưu việt hơn. Theo thống kê có 33% nông hộ đưa ra lý do biến động của thời tiết cho việc chuyển đổi giống lúa của mình.
b) Sâu bệnh
Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho biết có 65% hộ quyết định chuyển đổi giống là do sâu bệnh. Thực tế sâu bệnh một phần cũng là hệ quả của những biến động của thời tiết. Nắng nhiều, mưa nhiều sẽ làm cho độ ẩm trong không khí tăng lên (khoảng gần 80%). Đây là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển và lây lan. Tình hình sâu bệnh diễn biến khá phức tạp tại Thạnh Nhựt trong thời gian qua, phổ biến như là dịch rầy nâu, đạo ôn, vàng lùn và lùn xoắn lá…
c) Tác động của chính sách
Thực ra tác động của chính sách đến việc ra quyết định trong thực hiện chuyển đổi giống là khụng rừ ràng. Tuy nhiờn nú lại đúng vai trũ khỏ quan trọng trong qua trình thực hiện chuyển đổi. Cụ thể như: những hộ làm ruộng giống sẽ được HTX cung cấp giống ban đầu là 100 kg cộng với tiền mặt 2 triệu đồng cho mỗi ha, đến lúc thu hoạch hợp tác xã sẽ mua lại lúa đó (có trừ tiền giống và tiền mặt ứng ban đầu, không tính lãi suất) để làm giống nguyên chủng hoặc xác nhận bán lại cho bà con hoặc xuất đi nơi khác. Mặt chính quyền xã Thạnh Nhựt thông qua HTX Bình Tây thường xuyên kết hợp với các công ty phân bón thuốc trừ sâu, Phòng Nông Nghiệp huyện Gò Công Tây để tổ chức các cuộc hội thảo, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp nhất là trong vấn đề canh tác các giống lúa mới. Ngoài ra chính quyền còn có chiến lược hỗ trợ về vốn sản xuất cho bà con thông qua các tổ vay vốn, hội nông dân, quỹ xóa đói giảm nghèo…tất cả đều nhằm mục đích phát huy hiệu quả của chương trình chuyển đổi giống lúa, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Thêm nữa, 2 câu lạc bộ khuyến nông ở Thạnh Nhựt cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác các giống lúa mới nói riêng.