a) Đối với nông hộ
Trong phần này ta xét 3 chỉ tiêu là tỷ suất thu nhập/chi phí, tốc độ tăng của thu nhập/1.000 m2 và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người từ trồng lúa.
- Xét chỉ tiêu tỷ suất thu nhập/chi phí:
Từ các số liệu điều tra, tổng hợp ta có được bảng sau:
Bảng 4.10. Tỷ Suất Thu Nhập/Chi Phí cho Từng Nhóm Hộ
Loại hộ
Trước chuyển đổi
(2002)
Sau chuyển đổi (2006)
Không chuyển đổi Có chuyển đổi Hộ trồng lúa có tỷ suất thu
nhập/chi phí thấp nhất (%) 33 56 58
Nhóm hộ trung bình (%) 119 59 76
Hộ trồng lúa có tỷ suất thu
nhập/chi phí cao nhất (%) 186 61 150
Độ lệch chuẩn 0,344 0,036 0,237
Nguồn tin: Tính toán tổng hợp Quay lại với cỏc số liệu được cho trong bảng 4.10 ta cú thể thấy rừ: Tỷ suất thu nhập/chi phí ở hộ trồng lúa có tỷ suất thu nhập/chi phí cao nhất và ở nhóm hộ trung bình theo thời gian có xu hướng giảm (từ 186% xuống 61% và 150%; 119% xuống còn 59% và 76%). Nếu xét theo lẽ thường thì đây là một điều bất hợp lý vì sau khoảng thời gian 6 năm (2002 – 2006) với những tiến bộ kỹ thuật cùng với kinh nghiệm chăm sóc được nâng cao, tỷ suất đó cũng phải tăng lên. Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian 6 năm đó, năng suất lúa chỉ tăng lên khoảng chừng 40 – 50% (tức từ 3 – 3,5 lên 4,5 – 5 tấn/vụ/ha) và giá lúa cũng chỉ tăng khoảng 40% (2.000 lên 2.800 đồng/kg) trong khi đó giá phân bón thuốc trừ sâu lại tăng lên gấp đôi, bên cạnh đó còn có sự tăng lên của các chi phí khác như công thu hoạch. Chính vì lẽ trên đã khiến cho sự giảm xuống của “tỷ suất thu nhập/chi phí” lại trở nên hợp lý.
Tuy nhiên ở hộ trồng lúa có tỷ suất thu nhập/chi phí thấp nhất, chỉ số này lại tăng (từ 33 lên 56 và 58%). Đến lúc này, lý lẽ trên mới có cơ hội để phát huy tác dụng, có nghĩa là kinh nghiệm trồng lúa tích lũy được sau nhiều năm cộng với những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp đã giúp cho bà con tránh được những “vụ mùa thất bát không đáng có”. Lý lẽ này cũng có thể được dùng để giải thích cho tính đồng đều trong hiệu quả trồng lúa của bà con. Tức là, hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất thu nhập/chi phí trở nên ít chênh lệch hơn sau khoảng thời gian 6 năm trồng lúa thông qua đại lượng Độ lệch chuẩn trong bảng 4.10 (từ 0,344 xuống 0,036 và 0,237).
So sánh giữa 2 nhóm hộ có và không có chuyển đổi giống, ở 3 nhóm hộ có tỷ suất thu nhập/chi phí cao nhất, trung bình và thấp nhất đều cho thấy rằng nhóm hộ có thực hiện chuyển đổi giống sẽ cho kết quả tốt hơn không chuyển đổi (58%, 76%, 150% so với 56%, 59%, 61%). Đặc biệt ở nhóm hộ có tỷ suất thu nhập/chi phí cao nhất, sử dụng giống lúa mới cho kết quả cao hơn gấp đôi so với giống cũ (150% với 61%). Có một điều đáng chú ý ở đây là hiệu quả kinh tế xét ở chỉ tiêu tỷ suất thu nhập/chi phí của nhóm hộ sử dụng giống cũ đồng đều hơn so với sử dụng giống mới, điều này được thể hiện qua chỉ số độ lệch chuẩn (0,036 của nhóm dùng giống cũ và 0,237 của nhóm dùng giống mới), tuy nhiên đó là sự đồng đều của những “tỷ suất thu nhập/chi phí” thấp.
Sau đây ta xét thêm chỉ tiêu tỷ suất thu nhập/chi phí theo từng nhóm quy mô diện tích để xem hiệu suất kinh tế theo quy mô được thể hiện như thế nào.
Bảng 4.11. Tỷ Suất Thu Nhập/Chi Phí Trung Bình theo Quy Mô Diện Tích
Nhóm hộ
DT trung
bình (ha)
Tỷ suất thu nhập/chi phí (%)
Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi
Không chuyển đổi Có chuyển đổi Nhóm hộ có
DT lúa nhỏ nhất
0,31 120 61 77
Nhóm hộ có DT lúa trung bình
0,5 130 59 79
Nhóm hộ có DT lúa lớn nhất
0,97 108 56 72
Nguồn tin: Tính toán tổng hợp Từ những số liệu trong bảng 4.11 cho ta thấy: trước chuyển đổi và có chuyển đổi thì nhóm có diện tích trung bình mang lại hiệu quả cao hơn so với hai nhóm hộ có diện tích nhỏ nhất hoặc lớn nhất (130% so với 120% và 108%; 79% so với 77%
và 72%). Như vậy lợi thế về quy mụ đó thể hiện rừ nhất ở nhúm hộ này (nhúm hộ cú diện tích canh tác trung bình). Riêng đối với nhóm hộ có thực hiện chuyển đổi giống,
lợi thế về quy mụ chỉ được thể hiện rừ nhất ở quy mụ diện tớch trung bỡnh. Điều này được giải thích là do khả năng quản lí cũng như trình độ sản xuất nông nghiệp của bà con mặt dù đã được cải thiện qua thời gian nhưng vẫn còn hạn chế. Do đó, với quy mô diện tích trung bình 0,97 ha/hộ cho nhóm hộ có diện tích canh tác lớn nhất thì hiệu quả là không cao bằng (72% so với 77% và 79%).
Khi xét đến nhóm nông hộ không thực hiện chương trình chuyển đổi giống, do các giống cũ mà bà con đang tiếp tục sử dụng đã thoái hoá và dễ nhiễm bệnh, nhiễm sâu rầy nên lợi thế theo quy mô không hề được phát huy.
- Xét chỉ tiêu tốc độ tăng của thu nhập/1.000 m2:
Bảng 4.12. Tốc Độ Gia Tăng Thu Nhập/1.000m2 cho Từng Nhóm Hộ
Đơn vị tính: %
Nhóm hộ Không chuyển đổi
(n=2)
Có chuyển đổi (n=50) Hộ canh tác có tốc độ gia tăng thu
nhập/1.000 m2 thấp nhất - 81 - 21
Nhóm hộ trung bình - 77 - 4
Hộ canh tác có tốc độ gia tăng thu
nhập/1.000 m2 cao nhất - 74 23
Nguồn tin: Tính toán tổng hợp Tương tự như chỉ tiêu tỷ suất thu nhập/chi phí, khi xét đến chỉ tiêu tốc độ gia tăng của thu nhập/1000 m2 ta cũng dễ dàng thấy được việc áp dụng giống mới đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống cũ (- 21%, – 4%, 23% so với – 81%, –77%, - 74%).
Nhìn vào những con số thể hiện trong bảng 4.12 ta dễ dàng thấy được thu nhập/1000m2 theo thời gian lại giảm xuống, chỉ có ở “hộ trồng lúa có tốc độ gia tăng thu nhập/1000m2 cao nhất” thì chỉ tiêu này mới có được giá trị dương (tức thu nhập/1000m2 tăng lên sau nhiều năm). Để lý giải cho tình trạng này, cũng giống như đã trình bày khi xét đến chỉ tiêu tỷ suất thu nhập/chi phí, nghĩa là tốc độ tăng lên của năng suất, giá lúa không nhanh bằng tốc độ tăng của giá phân bón, thuốc trừ sâu và một số chi phí khác. Do đó, thu nhập/1000m2 sau 6 năm không những không tăng lên mà thậm chí còn giảm xuống (vẫn có một số hộ chỉ tiêu này tăng lên) mặc dù thoạt
tiên có vẻ như là không hợp lý về mặt lý thuyết nhưng thực tế thì đây có thể được xem như là tình trạng chung của nghề trồng lúa.
- Xét chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người từ trồng lúa:
Hình 4.4. Biểu Đồ Thu Nhập Bình Quân Đầu Người từ Trồng Lúa Mỗi Năm
Nguồn tin: Tính toán tổng hợp Nhìn vào hình 4.4 ta thấy cả 2 trường hợp áp dụng và không áp dụng giống mới đều làm cho thu nhập/người/năm từ trồng lúa giảm xuống. Tuy vậy, sử dụng giống mới thì mức giảm là ít hơn so với trường hợp không sử dụng giống mới, khoảng chênh lệch đó được thể hiện bằng mũi tên 2 chiều màu xanh trên hình vẽ.
b) Đối với các đơn vị cung ứng giống và vật tư nông nghiệp (như HTX, các đại lý vật tư nông nghiệp…)
HTX Bình Tây đóng một vai trò quan trọng trong chương trình chuyển đổi giống lúa của xã Thạnh Nhựt. Trong những năm đầu thực hiện chương trình, HTX Bình Tây vừa làm nhiệm vụ cung ứng giống và VTNN vừa đảm nhiệm vai trò là đơn vị thu mua lúa của bà con. Như vậy, HTX đã được hưởng lợi nhờ chương trình từ cả 2 khâu đầu vào và đầu ra. Ngoài ra HTX còn có khoản lời khác từ lĩnh vực làm lúa giống. Cụ thể HTX mua lúa từ các hộ làm ruộng giống với một mức giá nhất định, sau đó đóng gói bao bì để thành lúa giống nguyên chủng hay xác nhận rồi bán ra với giá cao hơn. Hiện nay vai trò của HTX trong chương trình đã giảm đi đáng kể. Vai trò cung ứng giống vẫn còn nhưng không mua lúa cũng như cung ứng VTNN.
Cũng thuộc trong chương trình chuyển đổi lúa giống, chính quyền địa phương kết hợp với các đại lý VTNN hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện chuyển đổi.
Khi đó, các đại lý sẽ đồng ý bán chịu cho nông dân, đến cuối vụ nông dân sẽ trả nợ có kèm theo lãi suất (lãi suất này cao hơn ngân hàng một ít, ví dụ lãi suất vay ngân hàng trong ngắn hạn là 1,03%/tháng thì đại lý sẽ tính lãi cho nông dân khoảng 1,3%/tháng).
Như vậy với phương thức bán trả sau này, cả 2 bên đều có lợi, đại lý được tiền lãi còn nông dân thì bớt đi áp lực về vốn đầu tư.
4.8.2. Về môi trường
Kháng bệnh, kháng sâu rầy tốt hơn là một trong những ưu điểm của giống mới so với giống cũ. Có 56% người dân đồng ý rằng canh tác giống mới thì cần phun một lượng thuốc bảo vệ thực vật ít hơn là sử dụng giống cũ. Một lý do nữa để lượng phun thuốc ít hơn là vì trong quá trình thực hiện chuyển đổi, người dân luôn được hỗ trợ về mặt kỹ thuật thông qua nhiều buổi hội thảo chuyển giao kỹ thuật canh tác giống lúa mới, cũng trong chuyển giao kỹ thuật, bà con được khuyến cáo là hạn chế tối đa vấn đề phun xịt thuốc, chỉ tiến hành phun khi thực sự cần thiết, phun theo tiêu chuẩn 3
“đúng” – đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm chi phí và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
4.9. Thái độ của người dân đối với chương trình