Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh a) Các yếu tố bên trong 30

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 40 - 45)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu 1. Năng lực cạnh tranh

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh a) Các yếu tố bên trong 30

- Quản trị - cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Quản trị - cơ cấu tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các hoạt động như quản trị nhân sự, quản trị sản xuất, tác nghiệp… Trong mỗi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận căn bản như mua, sản xuất, vận chuyển… và mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng và tác động qua lại để phối hợp hoàn thành các tác nghiệp và để quản trị một cách hiệu quả và kinh tế nhất.

- Nguồn nhân lực

Việc sử dụng người đúng khả năng, vị trí và thời điểm trong doanh nghiệp là rất quan trọng vì con người là yếu tố quyết định chủ yếu. Nguồn nhân lực bao gồm những người có khả năng, trình độ học vấn , kinh nghiệm và phẩm chất, tư cách của một nhân viên trong một tổ chức, được đào tạo và thực hiện tác nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. (Dương Hữu Hạnh- Quản trị doanh nghiệp)

Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động như tuyển dụng, phỏng vấn, kiểm tra, chọn lọc, định hướng, đào tạo, phát triển, quan tâm, đánh giá, thưởng phạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải nhân viên.

- Các hoạt động Marketing - chiến lược phát triển Hoạt động Marketing

Marketing là quá trình kinh tế xã hội nhằm chuyển dịch có định hướng các sản phẩm - dịch vụ có giá trị kinh tế từ người sản xuất đến người sử dụng sao cho thoả mãn tốt nhất sự cân bằng cung - cầu và đạt mục tiêu xã hội (Giáo trình Thị trường Nông lâm sản- TS.

Nguyễn Thị Bích Phương).

Các hoạt động Marketing là các hoạt động chủ yếu có tính chuyên môn để hoàn thành các quá trình Marketing. Marketing nông sản sẽ bao gồm các hoạt động sau: thu gom, chế biến, phân phối và các dịch vụ thứ cấp (đánh giá phẩm cấp, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, cung cấp tài chính, nhận dạng rủi ro và bán sản phẩm). Các hoạt động trên có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất nhau trong quá trình Marketing.

Các chiến lược phát triển

Chiến lược sản phẩm 31

Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để gây sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có khả năng thoả mãn một mong muốn hay một nhu cầu (theo quan điểm Marketing)

Chiến lược sản phẩm bao gồm các chiến lược định vị sản phẩm, đổi mới sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để thoả mãn nhu cầu ngày càng thay đổi nhanh chóng, đối phó với áp lực cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu của khách hàng..

Chiến lược giá

Giá được định nghĩa như là số tiền được tính cho một sản phẩm hay dịch vụ, hay rộng hơn, là tổng những giá trị mà người tiêu dùng đem đổi lấy những lợi ích do có và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó.Trong hoạt động kinh doanh, giá có thể được xem như là yếu tố quan trọng và quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá cả còn là yếu tố thường xuyên thay đổi tuỳ theo biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến nó như yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất…

Giá của một sản phẩm được quyết định bởi tổng chi phí để sản xuất ra hàng hoá đó.

Như thế, chiến lược để xác định giá cho sản phẩm tiêu dùng đóng vai trò không nhỏ trong việc mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhưng vẫn phải chiếm được một số lượng khách hàng và thị phần đáng kể.

Chiến lược phân phối

Chiến lược phân phối là quá trình tổ chức các hoạt động liên quan đến việc điều hành và vận chuyển sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng nhằm tiêu thụ nhanh, nhiều, hiệu quả cao với chi phí thấp nhất.

Hệ thống phân phối (kênh phân phối) của một doanh nghiệp bao gồm:

Nhà sản xuất (hoặc nhà nhập khẩu)

Các trung gian phân phối (các bán buôn, bán lẻ, đại lý) Người tiêu dùng.

Chiến lược chiêu thị cổ đông (chiến lược xúc tiến)

Chiến lược xúc tiến bao gồm các hoạt động như: quảng cáo, PR (quan hệ công chúng), xúc tiến thương mại…Các chiến lược này đóng vai trò quan trọng trong việc việc mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm và tạo cơ hội phát triển 32

mạnh mẽ cho doanh nghiệp. Hiện nay, các chiến lược xúc tiến đang là vấn đề được cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp với mong muốn mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Nguồn tin: Giáo trình Thị trường Nông lâm sản- TS. Nguyễn Thị Bích Phương.

- Tình hình tài chính - kế toán về vốn và tài sản

Các chức năng của Tài chính- Kế toán là ra quyết định đầu tư, quyết định tài chính và quyết về tiền lãi cổ phần. Phân tích các chỉ số tài chính là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để xác định điểm mạnh và yếu của tổ chức về các quyết định đầu tư, quyết định tài chính, quyết định về tiền lãi cổ phần.

Tình hình tài chính - kế toán về vốn và tài sản được xem xét thông qua:

Bảng cân đối kế toán Bảng báo cáo thu nhập Bảng lưu chuyển tiền tệ

Vị trí tài chính của công ty được đánh gía thông qua tính toán và phân tích năm tiêu thức cơ bản của hệ thống tài chính: luân chuyển, đòn bẩy, hoạt động, năng lực lợi nhuận và tăng trưởng.

- Khả năng sản xuất

Chức năng sản xuất tác nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ. Quản trị sản xuất, tác nghiệp là quản trị đầu vào và đầu ra, những yếu tố khác nhau tùy theo ngành nghề và môi trường.

Quá trình quản trị sản xuất, tác nghiệp được phân thành năm loại chức năng : qui trình, công suất, hàng tồn kho, lực lượng lao động, chất lượng.

Nguồn tin: Giáo trình Quản trị chiến lược – Gv Lương Thể My - Khả năng nghiên cứu và phát triển

Hoạt động nghiên cứu và phát triển có hai hình thức cơ bản:

Nghiên cứu và phát triển từ bên trong Nghiên cứu và phát triển từ bên ngoài - Hệ thống thông tin

33

Hệ thống thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống dữ liệu, số liệu và liên kết nội bộ. Ngoài ra, hệ thống thông tin còn giúp công ty, doanh nghiệp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động thông tin, sản xuất, kinh doanh và đóng góp vào các dự án phát triển của công ty.

- Các yếu tố khác

Các chỉ tiêu vế các hoạt động sản xuất, về chất lượng sản phẩm đóng vai trò không nhỏ trong việc dành cảm tình, sự yêu thích của khách hàng. Các chỉ tiêu này bao gồm : tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn HACCP về độ an toàn và chất lượng thực phẩm….

b) Các yếu tố bên ngoài - Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên tất cả mọi mặt của một tổ chức hay một doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không thể điều chỉnh được bằng những hành động hay quyết định quản trị của mình.

Ngoài ra môi trường tổng thể không chỉ tác động riêng đến một ngành, một doanh nghiệp mà tác động đến toàn bộ lĩnh vực kinh doanh nên các nhà quản lý phải cân nhắc khi ra quyết định cho doanh nghiệp của mình. Tuy môi trường tổng thể có tác động chung đến mọi doanh nghiệp nhưng nếu người quản lý hiểu rừ nú thỡ sẽ ứng xử cú lợi cho doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố chính như:

Môi trường kinh tế Chính trị pháp luật Văn hoá – xã hội

Điều kiện tự nhiên Khoa học công nghệ - Môi trường vi mô

34

Là môi trường gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp và là môi trường đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp đều tập trung và bị chi phối ở môi trường này.

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố chính sau:

- Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Là những người sắp tham gia vào nghành và sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp trong tương lai. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp này còn được đánh giá qua việc rào cản ngăn chặn việc gia nhập vào ngành.

- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Là những doanh nghiệp đã có vị thế chắc chắn trên thị trường, cùng một ngành kinh doanh. Do đó, cạnh tranh về giá bán là một nguy cơ đối với doanh nghiệp.

- Nguồn cung ứng nguyên vật liệu: bao gồm nguồn cung ứng trong nước và ngoài nước - Khách hàng: gồm có khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng

- Sản phẩm thay thế: Là những sản phẩm có cùng công năng như các sản phẩm của ngành. Khi giá sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại.

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w