KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005-2006
4.2.5. Tình hình dự trữ tồn kho thành phẩm
Hàng thành phẩm tồn kho là một trong các tài sản có giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, thường chiếm từ 35% đến 40% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Mỗi đồng hàng tồn kho là một đồng không được dùng vào việc đầu tư cho sản phẩm hay dịch vụ. Chính vì thế, việc xác định mức dự trữ sản phẩm là yếu tố cần thiết trong công tác tiêu thụ nhằm đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của thị trường cũng như tính liên tục của hoạt động kinh doanh. Việc dự trữ quá nhiều chứng tỏ sức tiêu thụ mặt hàng đó giảm và làm tăng chi phí lưu kho của doanh nghiệp, còn dự trữ quá ít thì có thể không cung cấp đầy đủ hàng cho thị trường, gây khó khăn cho khách hàng trong việc mua hàng và có thể chuyển đổi sản phẩm của hãng khác.
Quy trình quản lý và kiểm soát hàng tồn kho của Vinamilk gồm các bước:
Việc kiểm tra được thực hiện bằng các bộ phận như : ban Nghiệp vụ kho, ban Điều vận, ban Kế Toán, ban Hành chính nhân sự.
Tiến hành kiểm kê kho thường xuyên hoặc theo định kỳ hàng tháng và 6 tháng theo quy định công ty.
51
Kiểm kê theo từng khu vực kho độc lập. Nội dung kiểm tra: số lượng, chất lượng và code, date tất cả sản phẩm.
Tổng hợp số liệu và lập biên bản kiểm kê thực tế.
Bảng 4.7. Tình Hình Nhập Xuất Tồn Kho Thành Phẩm Năm 2005-2006
ĐVT :Triệu đồng/năm
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 05/06(%)
Tồn đầu kỳ 95.589 96.781 1,25%
Nhập trong kỳ 353.529 435.751 23,26%
Xuất trong kỳ 1.298.330 1.556.255 19,87%
Tồn cuối kỳ 849.212 1.023.723 20.54%
Nguồn tin: Phòng thống kê-XNKV Từ số liệu trên bảng 4.7 cho thấy sản lượng tồn cuối kỳ của năm 2006 tăng lên 20,54%
so với 2005. Lượng tồn kho lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí quản lý và lưu kho của công ty, nhưng so với số lượng thành phẩm xuất trong kỳ năm 2006 tăng 19,87% so với năm 2005 thì lượng tồn kho đó không chiếm chi phí quá lớn và có thể bù đắp bằng lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì. Lượng tồn đầu kỳ tăng thấp, khoảng 1,25% thể hiện công ty đang có một hệ thống phân phối tương đối khá. Tuy nhiên lượng thành phẩm xuất trong kỳ vẫn tăng thấp hơn so với lượng hàng thành phẩm nhập trong kì, những thành phẩm này tập trung chủ yếu vào các loại hàng bảo quản lâu và một số quà khuyến mãi chưa được phân phối.
Vì thế, công ty nên tăng cường công tác phân phối và tiêu thụ nhằm tránh tình trạng tồn kho quá nhiều và quá lâu, ảnh hưởng đến chi phí bảo quản và chất lượng sản phẩm. Hoạt động sản xuất được mở rộng và chủng loại nhiều hơn, thị trường gia tăng đã làm cho số lượng nhập trong kỳ năm 2006 tăng thêm 23,26% so với năm 2005, đây cũng là kết quả tất yếu của một doanh nghiệp với quy mô sản xuất lớn nhất tại Việt Nam trong ngành sữa.
So sánh giữa các số liệu cho thấy tuy lượng nhập trong kì tăng thấp hơn so với xuất trong kì và tồn đầu kỳ nhưng vẫn hợp lí vì lượng tồn cuối năm 2005 tương đối nhiều nên lượng thành phẩm nhập kho tăng ít hơn, do hiện tại công ty vẫn chưa sử dụng hết công suất của kho vận.
Vào cuối năm 2006 đầu năm 2007, sản lượng nhập kho và tồn kho có khả năng tăng ít do thời gian khoảng ba tháng đầu năm công ty đã phải đối mặt với những sự cố về bao bì,
52
thành phần sữa tươi và thu gom lô hàng hỏng lưu hành trên thị trường. Sự cố về thành phần sữa tươi và bao bì xảy ra vào trung tuần tháng 06/2006, công ty Vinamilk đăng ký kinh doanh mặt hàng là “ Sữa tươi tiệt trùng không đường”, nhưng Vinamilk lại sản xuất và ghi trên nhãn là “ Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất”. Các sản phẩm sữa của Vinamilk có nguyên liệu sữa tươi khoảng 70-80%, chỉ có một số sản phẩm cá biệt là sữa tươi tiệt trùng nguyên chất có 99% sữa tươi. Cơ quan chức năng đã thanh tra vào ngày 28/09/1006 và xác định công ty Vinamilk có bốn loại sản phẩm sữa phải thay nhãn. Ngay sau khi truyền thông đưa tin và nhận được một số phản hồi từ khách hàng, công ty Vinamilk đã cam kết và gửi văn bản thông báo đến các cơ quan chức năng về việc thay đổi nhãn mác vào ngày 10/10/2006. Ngoài ra, công ty Vinamilk đã phải họp báo để giải thích về tình trạng dán nhãn chồng lên nhau trên cùng một sản phẩm. Những sự cố trên đã ảnh hưởng lớn đến sự tin tưởng của người tiêu dùng, việc ghi sai nhãn mác đã làm sản phẩm sữa tươi gặp khó khăn trong tiêu thụ. Nhưng do xử lý nhanh và kịp thời khắc phục nên hiện nay công ty Vinamilk đã chú trọng hơn đến nguyên liệu và đã từng bườc lấy lại được sự tin tưởng của khách hàng. Tiếp theo là sự cố về thành phần nguyên liệu, trên nhãn mác của sản phẩm ghi là hương liệu tự nhiên nhưng thực chất công ty đã sử dụng hương liệu tự nhiên được tổng hợp. Để giải quyết vần đề này, tháng 08/2006, công ty Vinamilk đã cam kết điều chỉnh theo đúng quy định.
Sự cố lớn nhất là sự kiện lô hàng sữa bột sản xuất ngày 13 và 14/01/2007- bao gồm các loại sản phẩm Dielac Anfa 1 (loại 900gr), Dielac Anfa 2 (loại 900 gr) và Dielac Star 3 (loại 450gr) với tổng số lượng là 48.700 hộp sữa thành phẩm và 30 tấn sữa bán thành phẩm - bị nhiễm mạt kim loại và chất hút ẩm. Đây là do lỗi của dây chuyền sản xuất, và ngay sau một vài khách hàng phải vào bệnh viện vì sử dụng sản phẩm thuộc lô hàng này, Vinamilk đã ra thông báo thu hồi tất cả lô hàng này và hiện nay hầu hết các lô hàng này đã được thu hồi. Tuy nhiên, công ty Vinamilk đã đánh mất một thị phần sữa bột tương đối lớn và chịu thiệt hại do quá trình thu hồi, xử lý. Chính vì thế, Vinamilk nên chú ý hơn nữa về quá trình sản xuất, đặc biệt kiểm tra chặt chẽ các dây chuyền sản xuất cũng như chú ý đến công tác bảo quản, lưu kho, vận chuyển và phân phối, quan tâm hơn đến nguyên liệu
53
và chất lượng có như thế công ty Vinamilk mới đứng vững được trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
4.2.6. Tình hình tài trợ, đầu tư tài chính