KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Nhân tố chủ quan bên trong
4.3.2. Những nhân tố khách quan bên ngoài a) Khách hàng
Hiện nay công ty Vinamilk có số lượng khách hàng đông đảo nhất, chủ yếu là công ty, trường học, bệnh viện, khách hàng có thu nhập từ khá, thanh niên, những công nhân viên, học sinh…và được phân phối qua hai kênh là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Theo số liệu phỏng vấn để tổng hợp cho thấy người tiêu dùng đã sử dụng gần 25% thu nhập của mình để tiêu dùng sản phẩm từ sữa. Lý do ngừời tiêu dùng chọn mua sản phẩm chủ yếu do chất lượng tốt chiếm 38,89%, giá cả thấp 31,94%, ngoài ra còn do lí 78
do gia đình có trẻ em chiếm 20,83%, việc giới thiệu sản phẩm thông qua bạn bè chỉ chiếm 1,39%, các lí do khác chiếm 6,94%. Bên cạnh đó, có gần 34,15% khách hàng sẵn sàng chuyển đổi sản phẩm nếu như không thích hương vị và gần 36,59% khách hàng chuyển đổi sử dụng sản phẩm do giá cả quá cao so với thu nhập, 17,07% khách hàng không hài lòng với chất lượng sản phẩm hiện tại và đã chuyển sang sử dụng sản phẩm khác. Việc bạn bè giới thiệu cũng tác động đến khoảng 12,2% khách hàng thay đổi sở thích. Việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn nên hầu như hầu hết khách hàng hài lòng và không thay đổi việc chọn lựa sản phẩm do việc mua hàng khó.
Nhìn vào bảng 4.14 có thể thấy theo sự điều tra và phỏng vấn 50 khách hàng thì các mặt hàng sữa bột, sữa tươi, sữa chua, sữa chua uống của Vinamilk đều chiếm tỷ lệ cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh như Abbott, Dutch Lady và các hãng khác.
Đối với mặt hàng sữa bột thì Vinamilk chiếm đến 38% lượng khách hàng được phỏnng vấn, tiến theo là sản phẩm của Dutch Lady với 28%, Abbott chiếm 22%, còn lại 12 % là các hãng khác như Dumex, Nestle, M&D….Điều này chứng tỏ công ty Vinamilk đang có một chính sách giá hợp lí và có một hệ thống phân phối tôi, trải rộng đến nông thôn và nắm bắt được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Bảng 4.14. Cơ Cấu Sản Phẩm Tiêu Dùng theo Khách Hàng
ĐVT: %
Sản phẩm Vinamilk Dutch Lady Abbott Khác
Sữa bột 38% 28 % 22% 12%
Sữa chua 52 % 39 % 0% 9%
Sữa chua uống 40 % 60 % 0% 0 %
Sữa tươi 70 % 26 % 0% 43%
Khác 55 % 44% 0% 1%
Nguồn tin: Thông tin tổng hợp
79
Hình 4.7. Biểu Đồ Cơ Cấu Sản Phẩm Tiêu Dùng theo Khách Hàng(%)
Nguồn tin: Thông tin tổng hợp Mặt hàng sữa chua và sữa chua uống, công ty Vinamilk cũng đã chiếm được 52% và 40% lượng khách phỏng vấn. Trong khi đó, Dutch Lady chiếm 39% và 60% lượng khách phỏng vấn. Tuy nhiên do chất lượng và hương vị phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nên mặt hàng sữa chua uống của Dutch Lady đươc ưa thích hơn Vinamilk mà đại diện là mặt hàng Yomost. Bên cạnh đó, Dutch Lady còn có những chương trình quảng cáo tiếp thị rầm rộ cho mặt hàng này, vì thế Vinamilk nên đầu tư tốt hơn cho nhóm mặt hàng này nhằm gia tăng thị phần của mình.
Riêng đối với mặt hàng sữa tươi, hiện nay theo điều tra phỏng vấn thì có đến 70%
khách hàng tin dùng mặt hàng sữa tươi của công ty với các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng.
Đây cũng đang là mặt hàng chủ đạo của công ty Vinamilk và sẽ tiếp tục đựơc đầu tư để gia tăng thị phần và chiếm lĩnh thị trường sữa nước Việt Nam. Dutch Lady thì đứng thứ hai với 26% khách hàng tin dùng.
Tóm lại, hiện nay thị trường sữa Việt Nam rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại sản phẩm của nhiều công ty khác nhau, chính vì thế mỗi công ty không chỉ riêng Vinamilk cần phải tạo cho sản phẩm của mình một cái nhìn khác biệt và với hương vị chất lượng phù hợp cũng như giá cả hợp lí.80
Đối với công ty Vinamilk hiện nay hai mặt hàng chiếm ưu thế là sữa tươi (32,99%), sữa chua (31,96%), còn các sản phẩm khác đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển như: nước suối, nước ép trái cây …nên chiếm 2,06% tổng sản phẩm tiêu thụ. Mặt hàng sữa bột đang chịu sự canh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài nên cần có sự đầu tư về công nghệ và chất lượng hon nữ, sữa bột chiếm 24,74% tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty.
Dutch Lady với mặt hàng sữa bột chiếm đa số 29,27%, bên cạnh sữa bột và sữa chua cũng có lượng sản phẩm tiêu thụ không nhỏ và bằng nhau chiếm 26,83%, tiếp đến là mặt hàng sữa chua uống như Yomost chiếm một lượng đáng kể 14,63% tổng sản phẩm tiêu thụ của hãng. Sản lượng được tiêu thụ thấp nhất là các mặt hàng khác chỉ chiếm 2,44%
Abbott là một công ty hàng đầu về mặt hàng sữa bột cho trẻ em nên người Việt Nam yêu thích và tiêu dùng một lượng lớn sữa bột với chất lượng quốc tế đảm bảo.
Các công ty khác như Nutifood, Dumex.. cũng có thị trường sữa bột và sữa nước sôi động chiếm 40% tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường hiện nay.
Hình 4.8. Biểu Đồ Cơ Cấu Tiêu Dùng theo Sản Phẩm của Các Công Ty Sữa tại Việt Nam theo Thông Tin Điều Tra và Tổng Hợp
Nguồn tin: Thông tin tổng hợp 81
Bảng 4.15. Đánh Giá Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng của Vinamilk
ĐVT: % Mức độ
Tốt Trung bình Không tốt Khác
Đại lý
77,27% 18,18% 0,50% 0%
Khách hàng
25,58% 53,49% 18,60% 2,33%
Nguồn tin: Thông tin tổng hợp Với số lượng đại lý và khách hàng rộng khắp, dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải quyết sự cố cũng là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Quy mô sản xuất lớn với hệ thống phân phối rộng là điều gây khó khăn cho hoạt động này của Vinamilk. Sự quan tâm, chăm sóc hay hỗ trợ cho từng đại lý, từng khách hàng rất khó thực hiện vì công ty tổ chức quản lý khách hàng theo từng nhà phân phối, từng khu vực. Việc quan tâm đến khách hàng của các nhà phân phối cũng chua được chú ý đúng mức. Theo số liệu điều tra, 77,27% đại lý và 25,58% khách hàng đánh giá hoạt động của dịch vụ chăm sóc khách hàng là tốt, đạt yêu cầu; 18,18% đại lý và 53,49% khách hàng đánh giá ở mức độ trung bình, tạm chấp nhận được và không có điểm nổi bật so với các công ty khác; 0,5% đại lý và 18,60%
khách hàng không hài lòng về dịch vụ này, họ chưa được quan tâm, chăm sóc theo nhu cầu của họ và tiêu chí công ty đưa ra; 2,33% khách hàng không biết đến dịch vụ này và không cho ý kiến của mình về hoạt động này. Trong thời gian tới, công ty nên phát triển và cải thiện đội ngũ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng hơn nữa cũng như các phương tiện, hoạt động để nâng cao hiệu quả của dịch vụ này.
b) Đối thủ cạnh tranh
Trong thời gian qua, thị trường sữa Việt Nam có sự tham gia của rất nhiều công ty trong cũng như ngoài nước. Với các chương trình khuyến mãi, PR rầm rộ, đặc biệt trong đó một số công ty sữa nước ngoài đã nắm bắt nhu cầu và sở thích tiêu dùng sữa ngoại đã mở ra những chiến lược phát triển và chiếm một thị phần đáng kể.
Có thể kể đến những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Vinamilk là:
Abbott của Hoa Kỳ 82
Dutch Lady đến từ Hà Lan
Một số công ty khác như :Nutifood, Dumex, Mead&jonhson, Nestle, Vixumilk..
Tuy các công ty sữa trong nước không thể cạnh tranh về mặt chất lượng với Vinamilk nhưng gần đây do những sự cố về sản xuất, bao bì thì người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sản phẩm sang công ty khác. Ngoài ra, tuy không cạnh tranh được về giá đối với Vinamilk, các công ty nước ngoài đang chiếm dần thị phần của Vinamilk về mặt hàng sữa bột do thu nhập người dân ngày càng cao và người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn vào tiêu dùng các sản phẩm sữa.
Bảng 4.16. Cơ Cấu Cạnh Tranh theo Số Liệu Tổng Hợp từ Đại Lý và Khách Hàng ĐVT: % Công ty
Vinamilk Dutch Lady Abbott Khác Tổng Đại lý
31,25% 29,69% 25,00% 14,06% 100%
Khách hàng
62,69% 22,39% 11,94% 02,99% 100%
Nguồn tin: Thông tin tổng hợp Theo số liệu trên bảng 4.16 ta thấy các mặt hàng của Vinamilk vẫn là sự lựa chọn của đa số đại lý và khách hàng, gần 31,25% đại lý thường xuyên lấy hàng của Vinamilk và lượng khách hàng quan tâm, tin tưởng và lựa chọn sản phẩm Vinamilk là 62,69% lượng khách hàng được phỏng vấn. Dutch Lady là lựa chọn thứ hai của 29,69% đại lý và 22,39% khách hàng với chủng loại sản phẩm đa dạng không kém Vinamilk. Mặc dù chỉ chiếm 25% đại lý và 11,94% khách hàng nhưng Abbott vẫn là công ty chiếm doanh số cao nhất do giá bán cao và mặt hàng sữa bột của Abbott rất được những người tiêu dùng có thu nhập từ khá lựa chọn. Các công ty khác vẫn có một thị trường đang tăng trưởng với 14,06% đại lý và 2,99% khách hàng lựa chọn. Nhìn chung đối với cơ cấu cạnh tranh này Vinamilk đang có lợi thế về một lượng đại lý và khách hàng đông đảo do hệ thống phân phối rộng khắp và đang là công ty sữa lớn nhất Việt Nam.
c) Yếu tố kinh tế -xã hội
83
Trong những năm qua nền kinh tế của đất nước ta đang có những chuyển biến tích cực và đồng thời có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2006, GDP tăng trưởng gần 8.2%, GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng, tương đương 720 USD, tăng 80 USD so năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 7%/năm, Năm 2006, tổng số vốn FDI đăng ký mới và đầu tư bổ sung đạt trên 10,2 tỉ USD, mức cao nhất kể từ năm 1988 (8,6 tỉ USD năm 1995). Vốn bình quân một dự án 8,4 triệu USD, tăng 1,2 triệu USD năm 2005. Sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng trưởng. Giá trị sản xuất khu vực này năm 2006 ước tăng 4,15% so năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,1%, lâm nghiệp, tăng 1,0%, thủy sản tăng 8,5%. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 40 tỉ USD, tăng 24% so năm 2005, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản đạt giá trị 7.256.106.000USD vào năm 2006, tăng gấp so với năm 2005, trong đó cũng vào năm các sản phẩm từ sữa đạt giá trị 89.991.000 USD, tăng lần so với năm 2005.
Đặc biệt bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và xuất khẩu đạt 39,6 tỉ USD vượt xa kế hoạch đầu năm, tăng 22,1% so với năm trước. Ba sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Thị trường trong nước vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ toàn xã hội năm 2006 ước tăng 20,4%, nếu loại trừ tốc độ trượt giá cũng tăng 11%. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số đặc biệt là gia tăng lực lượng lao động tại các thành phố lớn, năm 2005 lao động ở 3,13%
so với năm 2004. Với chính sách đào tạo và thu hút những lao động có tay nghề, năng lực và với sự gia tăng dân số nhanh tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn đã làm công ty phát huy hiệu quả việc sử dụng nguồn lực và mở rộng quy mô sản xuất.
Các sự kiện trên đã đánh dấu một bước phát triển mới, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có công ty Vinamilk. Nắm bắt xu hướng mở cửa và quốc tế hoá chất lượng sản phầm, công ty Vinamilk đã vận dụng những điều kiện thuận lợi đó để phục vụ cho hoạt động sản xuất, thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
d) Chủ trương chính sách của nhà nước84
Sau gần hai thập kỷ cải cách kinh tế, cơ cấu kinh tế và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng hướng đến một giai đoạn mới của quá trình phát triển; quan hệ hợp tác quốc tế cũng bước vào giai đoạn hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt bên cạnh đó, cùng với việc đổi mới chính sách kinh tế, hệ thống luật pháp, thể chế nói chung, cải cách hệ thống thuế trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, điều chỉnh vĩ mô các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác của Đảng và Nhà nước.
Việc hoàn thiện môi trường kinh doanh dưới sự hỗ trợ về chính sách của nhà nước đã giúp công ty Vinamilk thuận lợi trong việc mở rộng thị trường, tạo ra cơ chế thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tăng cường tối đa các chiến lược quảng bá và tiêu thụ sản phẩm bên cạnh việc thi hành và tuân thủ nguyên tắc, các Luật định về hoạt động kinh doanh.
4.4. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh