Tình hình tài trợ, đầu tư tài chính a) Các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 63 - 67)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005-2006

4.2.6. Tình hình tài trợ, đầu tư tài chính a) Các tỷ số tài chính

Nhìn vào bảng 4.8 về tình hình tài chính ta thấy:

Cơ cấu tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động, trong đó bao gồm tiền mặt, quan trọng và nhiều nhất là cổ phiếu.

Đối với cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao, năm 2006 tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn đạt 79,76%. Trong khi đó tỷ suất nợ phải trả/

tổng nguồn vốn lại giảm đến năm 2006 đạt 23,21%. Xem xét về tỷ số nợ phải trả/tồng nguồn vốn hay còn gọi là tỷ số đòn cân nợ, ta thấy tỷ số này gia tăng vào năm 2005(42,36%) và giảm mạnh vào năm 2006(23,21%), giảm 45,21% thể hiện công ty có nhu cầu vốn lớn để mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường gia tăng vào năm 2005 và đã giải quyết tốt vấn đề huy động vốn trong năm 2006.

Các chỉ số về khả năng thanh toán của năm 2005 đều tăng so với năm 2006 chứng tỏ công ty đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên chỉ số về khả năng thanh toán nhanh vẫn còn thấp, thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động, đặc biệt là tiền mặt vẫn còn thấp(năm 2006: 0,21lần, giảm 34,38%

so với năm 2005). Điều này có thể được giải thích bằng việc Vinamilk tham gia thị trường chứng khoán và chuyển đổi các loại giao dịch tài chính và huy động vốn thông qua cổ phiếu.

Bảng 4.8. Các Chỉ Tiêu Tài Chính từ Năm 2005 - 2006

Chỉ tiêu Đvt Năm 2005 Năm 2006 So sánh

05/06(%) 1.Cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định / tổng tài sản % 38.26 30.08 (21,38%) - Tài sản lưu động / tổng tài sản % 61.74 69.92 13,25%

2.Cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn % 42.36 23.21 (45,21%)

- Nguồn vốn Chủ sở hữu/ Tổng % 57.64 76.79 33,22%

54

nguồn vốn

3.Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.32 0.21 (34,38%)

- Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.52 2.64 73,68%

4.Tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế /

Tổng tài sản % 18.67 19.73 5,68%

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /

Doanh thu thuần % 10.74 11.08 3,17%

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /

Nguồn vốn Chủ sở hữu % 29.54 29.43 (0,37%)

Nguồn tin: Báo cáo tài chính của Vinamilk năm 2006 Tỷ suất lợi nhuận của công ty qua các năm 2004 -2006 nhìn chung ít biến động, chiếm tỷ lệ tương đối cao, chứng tỏ tình hình kinh doanh vẫn phát triển tốt. Đặc biệt, tỷ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần giảm vào năm 2005(10,74%), sau đó tỷ suất này đã gia tăng lên 11,08% vào năm 2006, tăng vào khoảng 3,17% do công ty tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng cũng như củng cố và mở rộng hệ thống bán hàng, chứng tỏ khả năng phản ứng nhanh của công ty đối với những thay đổi trên thị tr ường.

b) Tình hình nguồn vốn trên thị trường chứng khoán

Năm 2006 được xem là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam. Khép lại phiên giao dịch ngày 26/12/2006, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006, VNI-Index đã tăng lên 166,39%. Và trong ba tháng đầu năm 2007, ở sàn TPHCM, VN-Index đã tăng thêm hơn 45%; ở sàn Hà Nội, HASTC-Index đã tăng thêm đến 77%. Ngoài ra, thị trường cũng chứng kiến VN-Index đã có lúc leo lên mức 1.170,67 điểm - mức cao nhất của thị trường tính đến nay. Khối lượng và giá trị giao dịch khớp lệnh của thị trường tăng khá nhanh. Nếu như trong các phiên giao dịch cuối năm 2006, khối lượng mỗi phiên thường xuyên vào khoảng 5-6 triệu chứng khoán với giá trị khoảng 500 tỉ đồng thì hiện tại khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân 10 -11 triệu chứng khoán với giá trị trên dưới 1.000 tỉ đồng.( Thời báo Kinh tế Sài Gòn- Ngày 04-01-2007).

55

Thị trường chứng khoán cũng đánh dấu sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các công ty có nhu cầu lên sàn gọi vốn, trong đó có công ty Vinamilk. Công ty Vinamilk đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán gần một năm. Vinamilk là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thực hiện bán đấu giá cổ phần và hiện là doanh nghiệp có quy mô vốn lớn trên thị trường chứng khoán trong nước. Cổ phiếu của Vinamilk luôn ở trong nhóm có lượng giao dịch lớn và “đắt hàng”, được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Công ty đã ba lần bán cổ phần Nhà nước ra công chúng. Trong lần bán cổ phần đầu tiên, giá bình quân 155.000 đồng/cổ phiếu, phiên đấu giá lần ba lên đến 480.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, chỉ trong hai năm sau khi cổ phần, giá trị cổ phiếu của VNM đã tăng năm lần so với lúc đầu.

Khối lượng cổ phiếu mà công ty Vinamilk đăng ký giao dịch là 159.000.000 cổ phiếu.

Giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu của Vinamilk trong năm 2006 tăng nhanh, đạt mức cao nhất 220.000đồng/cổ phiếu. Sang năm 2007, do gặp nhiều sự cố về nguyên liệu sữa và lô hàng không đảm bảo chất lượng nên khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của Vinamilk đã giảm dần nhưng vẫn ở mức cao với giá trần – giá sàn là 189.000-171.000 đồng.

Hình 4.3. Biểu Đồ Giao Dịch Khối Lượng của Chứng Khoán Vinamilk từ Tháng 10/2006 đến Tháng 02/2007

56

Nguồn tin: Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM (www.vse.org.vn) Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được phát hành thêm cổ phiếu phổ thông; mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng. Tổng số lượng cổ phiếu phát hành thêm: 18.050.475 cổ phiếu.

Phương thức phát hành được xác định, giai đoạn một phân phối cho các nhà đầu tư riêng lẻ; giai đoạn hai phân phối cho các cổ đông hiện hữu tại thời điểm chốt danh sách cổ đông và giai đoạn ba phân phối cho các cán bộ, nhân viên chủ chốt của công ty theo phương án đã được đại hội cổ đông phê chuẩn. Đợt phát hành cổ phiếu giai đoạn một, Vinamilk đã phát hành 7,95 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược của Vinamilk. Trong năm 2006, Vinamilk cũng đã phát hành và niêm yết cổ phiếu sang thị trường Singapore. Dự kiến trong năm 2007 công ty sẽ phát hành thêm 8.852.524 cổ phiếu, tổng mệnh giá là 88.525.240.000 đồng, tương đương 5% vốn điều lệ.

Vinamilk cũng đang xem xét việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài và ngày 9/12/2007 Vinamilk công bố sẽ đưa giá trị tương đương 1 tỷ đôla Mỹ lên sàn giao dịch thế giới. Đây cũng là bước chuẩn bị cho việc đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới.

57

Ngoài ra, đây còn là bước tất yếu trong quá trình phát triển của công ty, vừa giúp khả năng huy động vốn, vừa nâng cao giá trị của Vinamilk. Và nếu Vinamilk đáp ứng được các điều kiện niêm yết trên thị trường nước ngoài thì sẽ giúp Vinamilk đạt đến các chuẩn quốc tế về sự minh bạch, quản trị doanh nghiệp. Dự kiến thời gian thích hợp để Vinamilk thực hiện niêm yết trên thị trường thế giới là năm 2008.

4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w