Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 1. Biện pháp phản ứng nhanh

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 106 - 110)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5. Tính sẵn có của sản phẩm 6.Hoạt động chiêu thị cổ động

4.7. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 1. Biện pháp phản ứng nhanh

Phản ứng nhanh đề cập đến tốc độ với vấn đề có ảnh hưởng tới khách hàng như việc tạo ra các sản phẩm mới, việc hoàn thiện các sản phẩm, hoặc ra những quyết định được thực hiện một cách nhanh nhất, thể hiện sự năng động của công ty. Vinamilk là một công ty nhận được sự quan tâm của khách hàng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, vì thế việc thực hiện chiến lược này có thể áp dụng tại doanh nghiệp.

Đối với công ty Vinamilk thì có thể thực hiện phản ứng nhanh theo các khía cạnh:

Phát triển sản phẩm mới: Đầu năm 2007, công ty đã cho ra mắt sản phẩm mới là sữa tươi tiệt trùng nguyên chất 100%. Để có thể cạnh tranh với các công ty khác, đặc biệt là mặt hàng sữa tươi, sữa chua uống và sữa chua, Vinamilk nên tăng cường hoạt động nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm có mùi vị khác lạ và hấp dẫn người tiêu dùng hơn dựa trên việc khảo sát thị hiếu khách hàng và nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm đang có.

97

Đặc biệt việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có tính năng mới, phát hiện và khai thác các thị trường tiềm năng hoặc để phục vụ cho người có thu nhập cao.

Cá nhân hoá các sản phẩm : Đối với các sản phẩm của công ty Vinamilk hiện nay, chất lượng cũng như chủng loại, bao bì có thể bị lẫn lộn với các công ty khác, chính vì thế công ty Vinamilk nên có những chiến lược tổng hợp về giá, bao bì, các hoạt động quảng cáo tiếp thị nhằm tạo ra sự khác biệt và thu hút người tiêu dùng. Có thể phân loại đối tượng sử dụng và có những chương trình riêng nhằm tạo ra mục đích và lợi ích cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm của công ty.

Hoàn thiện các sản phẩm hiện hữu: Trong thị trường với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc nâng cao và hoàn thiện chất lượng, bao bì, hệ thống phân phối, các dịch vụ xung quanh sản phẩm đang có là rất quan trọng. Theo số liệu khảo sát, các sản phẩm của Vinamilk hiện nay tưong đối hoàn thiện nhưng vẫn còn một số hạn chế như:

hương vị chưa được hấp dẫn, chất lượng chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình và bao bì chưa tạo sự khác biệt, thu hút khách hàng, hoàn thiện hệ thống phân phối nhanh và có chi phí thấp nhất.

Điều chỉnh các hoạt động Marketing: Với hệ thống phân phối rộng khắp, hoạt động Marketing còn gặp khó khăn: vùng sâu và xa hầu như chỉ tiếp cận với sản phẩm cũ, sản phẩm giá rẻ. Hoạt động quảng cáo chưa hấp dẫn người xem cũng như các hoạt động PR chỉ tập trung vào trẻ em, cần tổ chức các chương trình quảng bá đối với thanh niên, người tiêu dùng.

Quan tâm đến các nhu cầu của người tiêu dùng: Đầu năm 2007, các sự cố xảy ra liên tiếp với Vinamilk, thế nhưng việc giải quyết còn chậm và chưa thoả mãn ý kiến của đông đảo người tiêu dùng. Việc quan tâm đến khách hàng thể hiện qua dịch vụ chăm sóc khách hàng, một số đại lý và khách hàng chưa thật sự hài lòng về dịch vụ này, cũng như việc giải quyết các thắc mắc, ý kiến của khách hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng còn qua loa, chưa có sự quan tâm thật sự. Ngoài ra công ty cũng nên chú ý đấn việc trưng bày sản phẩm tại các nhà phân phối, đại lý, siêu thị..nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và tăng sự hấp dẫn của sản phẩm.

4.7.2. Biện pháp thâm nhập thị trường98

Thâm nhập thị trường là tìm cách tăng trưởng cho các sản phẩm hiện tại trong thị trường hiện đang tiêu thụ, thông thường bằng các nỗ lực mạnh mẽ trong các công tác marketing. Việc thực hiện thông qua các tác động sau:

Tác động làm tăng thị phần thông qua việc tăng cường hơn nữa các hoạt động quảng bá, nâng cao chất lượng và hoàn thiện các sản phẩm, có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn, không nên tập trung vào một đối tượng khách hàng.

Tác động làm tăng quy mô tổng thể của thị trường thông qua việc công ty cần nâng cao và khắc phục những hạn chế của hệ thống phân phối do tính chất rộng lớn của quy mô thị trường hiện nay, tìm kiếm những nhà phân phối mới thông qua việc giới thiệu sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng thị trường sang các nước, trải dài hoạt động Marketing trên phạm vi rộng hơn và hiệu quả hơn, có chương trình đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và quan tâm chăm sóc khách hàng nhiều hơn…

Hiện tại, tốc độ tiêu dùng đang gia tăng nhanh, thị phần của đối thủ cạnh tranh chính đang có nguy cơ sụt giảm do sự tăng giá sữa trong thời gian qua nhưng doanh số của toàn ngành vẫn tăng lên, doanh số của công ty tăng theo chi phí tiếp thị nên viêc thưc hiện chiến lược này sẽ thuận lợi.

4.7.3. Biện pháp phát triển thị trường

Doanh nghiệp nên tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng, hoặc tìm thị trường trên nhũng địa bàn mới để tiêu thụ các sản phẩm mà doanh nghiệp hiện đang sản xuất như các thị trường ở nước ngoài như Singapore, Châu Âu....và các thị trường tiềm năng trong nước như các tỉnh, thành phố đang phát triển, thị trường người tiêu dùng vùng sâu vùng xa. Đó có thể là sản phẩm cao cấp cho người có thu nhập cao, sản phẩm có tính chất đặc biệt, sản phẩm đặc trị cho người có sức khoẻ không tốt, sản phẩm với giá cả trung bình cho người có thu nhập thấp... Ngoài ra, việc xác định thị trường mục tiêu hiện tại như Tp.HCM, Hà Nội, một số tỉnh thành khác như Bình Dương, Đồng Nai và tìm ra thị trường mục tiêu mới, cũng như khám phá ra các giá trị sử dụng mới để tăng sự thu hút khách hàng, nhất là trong bối cảnh nhiều sản phẩm thay thế như hiện nay. Việc nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng như yêu cầu đối với các sản phẩm của khách hàng cũng là 99

một công việc cần được thực hiện thường xuyên để công ty có những phản ứng tốt với sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng. Công ty đã có những kinh nghiệm trong chiến lược phát triển, kênh phân phối rộng rãi, nguồn lực, khả năng sản xuất và nhân lực còn thừa, ngoài ra yếu tố độc quyền kinh doanh hiên nay vẫn đang là thế mạnh nên việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường sẽ giúp công ty Vinamilk tăng trưởng tốt hơn.

4.7.4. Chiến lược tài chính

Chiến lược tài chính là xây dựng quỹ và thiết lập một cấu trức tài chính thích hợp, giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó, công ty cần hoạch định về dòng tiền và xem xét các mối tương quan giữa vốn và nợ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh nhiều biến động, không thể dự đoán trước, nhất là đối với các hãng sữa nước ngoài. Trong năm 2006, mặc dù tổng doanh thu của công ty tăng gần 17,73% nhưng tỷ lệ nợ phả trả giảm xuống 45,21% so với năm 2006 và vẫn chiếm tỷ lệ cao, tỷ suất lợi nhuận tăng tương đối đều. Vì thế, công ty nên xem xét và có những biện pháp giảm bớt việc tồn kho hàng hóa, giảm bớt tài sản lưu động còn tồn trong hàng hoá để thu hồi vốn phục vụ cho việc đầu tư mới cũng như làm tăng khả năng thanh toán nhanh.

Có những biện pháp chặt chẽ lượng cổ phiếu, trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán để nâng cao khả năng huy động vốn trên thị trường vốn tiềm năng này.

Đối với hoạt động đại lý, nhà phân phối, công ty nên chú ý đến thời gian thanh toán, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ đến hạn và cần giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động của các đại lý để có biện pháp thu hồi vốn và nợ nhanh nhằm hạn chế tối đa rủi ro về nguồn vốn.

100

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vinamilk (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w