Chiến lược sản phẩm 1. Ba cấp độ của sản phẩm

Một phần của tài liệu khóa luận Xây dựng chiến lược tung sản phẩm ra thị trường của công ty cổ phần Lai Phú (Trang 23 - 26)

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Chiến lược sản phẩm 1. Ba cấp độ của sản phẩm

Sản phẩm cốt lừi chớnh là lợi ớch cơ bản hay dịch vụ mà khỏch hàng thực sự cần mua và chấp nhận bỏ tiền ra mua.

Sản phẩm cụ thể là các bộ phận cấu thành sản phẩm, chất lượng, đặc tính, mẫu mã, nhãn hiệu, bao bì và các thuộc tính khác phối hợp lại nhằm chuyển tải lợi ích của sản phẩm cơ bản cho khách hàng.

Sản phẩm tăng thêm bao gồm tất cả các lợi ích và dịch vụ được cung cấp thêm, cho phép phân biệt sản phẩm của một công ty với sản phẩm của một công ty khác.

Hình 2: Ba Thành Phần của Sản Phẩm Theo Quan Điểm Marketing

Lắp đặt

Giao Bảo hàng hành và

cấp tín dụng

Dịch vụ hậu mãi Bao bì

Nhãn hiệu Đặc tính Cấp chất

lượng Thiết kế

Lợi ích cơ bản

Nguồn: www.marketingchienluoc.com 2.5.2. Quy trình phát triển sản phẩm mới

Tìm kiếm những phát kiến về sản phẩm mới. Có thể xuất phát từ hoạt động của bộ phận nghiên cứu và phát triển, kinh doanh,… dựa trên những thành tựu về công nghệ, khoa học kỹ thuật hoặc do nghiên cứu sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng, thị trường để phát triển sản phẩm mới

Sàng lọc những phát kiến. Qua giai đoạn tìm kiếm phát kiến có thể thu được nhiều đề xuất, ban lãnh đạo cần sàn lọc lấy những phát kiến hay, loại bỏ những phát kiến kém.

Phát thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm. Phát thảo sản phẩm cần được thăm dò ý kiến khách hàng để thu lại những ý kiến phản hồi nhằm cải tiến cho phù hợp với ý muốn của khách hàng.

Phát triển chiến lược marketing của sản phẩm. Phát thảo chiến lược marketing sơ bộ cho sản phẩm mới

Phân tích triển vọng hiệu quả kinh doanh. DN phân tích, phát thảo sơ bộ về tiềm năng thị trường, giá thành sản xuất và dự kiến lợi nhuận để biết sản phẩm mới có đạt yêu cầu về mục tiêu của công ty hay không.

Phát triển sản phẩm. Bộ phận nghiên cứu phát triển sẽ nghiên cứu từ những ý đồ phát thảo để thiết kế cho ra một sản phẩm cụ thể đạt được những yêu cầu về tính năng, nhu cầu của người tiêu dùng.

Thử nghiêm thị trường. Giai đoạn này sản phẩm được thử nghiệm thực tế với người tiêu dùng trước khi được đưa vào sản xuất đại trà.

Tung sản phẩm mới vào thị trường. Giai đoạn thử nghiệm thị trường giúp ban lãnh đạo DN có đủ hồ sơ để kết luận có nên tung sản phẩm mới vào thị trường hay không.

2.5.3. Các hoạt động tung sản phẩm mới ra thị trường

Trong giai đoạn tung sản phẩm mới ra thị trường, DN cần có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng để đảm bảo sản phẩm có chất lượng phù hợp, đủ số

lượng theo yêu cầu và mọi việc đã sẵn sàng cho công tác triển khai sản phẩm mới.

Hình 3. Quản Lý Các Hoạt Động Tung Sản Phẩm Mới Ra Thị Trường

Nguồn tin: Ngô Thị Thu, Quản trị sản phẩm, NXBThống Kê, 2002, trang 151 Chi tiêu marketing cho giai đoạn tung sản phẩm mới ra thị trường sẽ rất lớn . Do đó doanh nghiệp cần xem xét kỹ càng kế hoạch tung sản phẩm mới như chọn địa điểm, thời điểm thích hợp để tung sản phẩm mới ra thị trường và giám sát những nỗ lực hoạt động marketing cho việc giới thiệu sản phẩm mới,….

2.5.4. Chu kỳ thị trường của sản phẩm

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường. Là giai đoạn đầu vào thị trường của sản phẩm khi mà doanh số bán hàng tăng chậm và lợi nhuận thì hầu như không có

Giai đoạn phát triển, lớn mạnh. Giai đoạn này sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và doanh số bán và lợi nhuận tăng nhanh.

Làm việc với bộ phận quảng cáo

Quyết định từ các thử nghiệm

Xác định nhà cung

ứng Đặt hàng các yếu tố đầu vào Thiết kế quảng cáo

Lựa chọn kế hoạch truyền thông

Tiến hành các hoạt động chiêu thị

Lập chiến dịch

tuyên truyền Khuyến mãi

Chọn nhàquản trị bán hàng

Chọn nhân viên bán hàng

Thử nghiệm giá

Tiến hành sản xuất Sản xuất

Phát triển nhà máy

Đàm phán với thành viên trong kênh

Đưa sản phẩm

Tung sản phẩm ra thị trường

Quyết định về giá

Giai đoạn trưởng thành. Đây là giai đoạn mà tốc độ phát triển bắt đầu chững lại, lợi nhuận thì giảm sút vì phải tiêu tốn ngày càng nhiều vào các hoạt động marketing để bảo vệ thị trường.

Giai đoạn giảm sút. Đây là giai đoạn mà doanh số bán và lợi nhuận bắt đầu tụt dần, doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm hoặc tung sản phẩm mới vào để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường.

Giai đoạn rút lui khỏi thị trường. Giai đoạn này đã có nhiều sản phẩm cùng loại biến mất trên thị trường và thị trường ngày càng co hẹp cho đến khi chấm dứt.

Một phần của tài liệu khóa luận Xây dựng chiến lược tung sản phẩm ra thị trường của công ty cổ phần Lai Phú (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w