Giới thiệu sơ lược về ngành Tiêu

Một phần của tài liệu khóa luận Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tiêu tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước (Trang 22 - 27)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.3. Giới thiệu sơ lược về ngành Tiêu

a) Tầm quan trọng và nguồn gốc của cây Tiêu

Tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., họ Tiêu (Piperaceae). Có nguồn gốc ở vùng Ghats miền tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống hoang dại mọc lâu đời. sau đó được người Java (Indonesia) vào khoảng 600 năm sau công nguyên, cuối thể kỷ 12 Tiêu được trồng ở Mã lai. Đến thế kỷ 18 Tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia. Vào đầu thế kỷ 20 Tiêu được trồng nhiều nước nhiệt đới ở Châu phi như Congo, Madagusea, Nigievia, và ở Châu mỹ như Brazil, Mexico.

Tiêu được du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng mãi đế thế kỷ 18 mới bắt đầu phát triển mạnh, khi một số người Hoa di dân vào vào Campuchia ở vùng dọc

bờ biển Vịnh Thái Lan như: Konpong Trach, Kep, Kampot, và Tiêu vào Đông Bằng Sông Cửu Long qua cữa ngỏ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang rồi sau lan dần đến các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Gia Lai…

Tiêu là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, Tiêu thích nghi với mọi loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là trên các loại đất đỏ, nâu đỏ phân hóa từ đá bazan như ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… Nếu kể từ vĩ tuyến 17 trở vào thì khí hậu của nước ta cũng khá thích hợp cho Tiêu vì ít khi có nhiệt độ dưới 150C kéo dài, Tiêu với nhiệt độ bình quân trong khoảng từ 250C – 300C ở nhiệt độ dưới150C hoặc trên 400C Tiêu không phát triển được, ẩm độ bình quân 75%

- 90% lượng mưa cần thiết hàng năm cho Tiêu khoảng 2.000 – 2.500mm. Tiêu không thích mưa to gió lớn, vì điều này làm cho tỷ lệ đậu trái thấp và Tiêu dễ bị chết vì úng nước. Nói chung, các yếu tố khí hậu ở nước ta rất phù hợp cho Tiêu phát triển.

Tầm quan trọng của Tiêu thể hiện ở chổ: Tiêu là cây công nghiệp xuất có giá trị, ngoài việc làm gia vị Tiêu còn dùng trong công nghiệp chế biến hương liệu, nước hoa, trong y dược Tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng do thức ăn tích trệ, bụng và dạ dày lạnh đau, nôn mửa, ăn vào nôn ngược trở ra, đau răng, kiết lỵ, tiêu chảy…ngày trước Tiêu còn được dùng trong công nghiệp chế biến thuốc trừ sâu. Từ hạt Tiêu người ta trích ly được hai chất có giá cao đó là chất Piperine và tinh dầu. Piperine là chất làm cho Tiêu có vị cay, thơm đặc biệt nên được dùng để chế biến các hương liệu và sử dụng trong công nghiệp chế biến nước hoa. Trong hạt Tiêu có 3 hoạt chất đặc trưng: 1.Piperin (5 – 9% trọng lượng hat) có hoạt chất cay đặc biệt.

2. Phelandren (0,5 – 2,3%) một tinh dầu có hương thơm hắc. 3.Oleoresin (0,6 – 2%) nhựa béo có vị đắng, nóng bỏng. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo giống và đất trồng, do đó giữa các giống có thể có mùi vị khác nhau.

b) Đặc điểm kỹ thuật và điều kiện phát triển cây Tiêu ở Việt Nam Nước

Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với Tiêu. Ở giai đoạn ra tán Tiêu rất cần nước, cần ẩm độ để bộ rể phát triển và điều kiện khô để hoa kết quả. Trồng Tiêu đảm bảo năng suất cao thì phải thường xuyên tưới dặm cho Tiêu. Cần căn cứ lượng mưa mà tính toán lượng nước tưới nhiều hay ít. Lượng mưa thích hợp là 2.000 –

khô nhưng không quá ba tháng (ở giai đoạn Tiêu chín) muốn có năng suất cao thì các tỉnh phía Nam tưới dặm trong các tháng nắng. Tiêu cần mùa khô ngắn để ra hoa đồng loạt và chín tập trung.

– Ẩm độ không khí thích hợp cho hoa Tiêu thụ phấn là 75 – 90%, vì ở khoảng này thì núm của nhụy mới xòe ra và ướt.

– Ẩm độ đất thích hợp nhất là 70 – 85%

Nhiệt độ

Tiêu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên đòi hỏi yêu cầu không khí nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp nhất là 250C – 270C, nếu ở nhiệt độ dưới 100C hoặc trên 400C thì ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của Tiêu, một số giống ngừng sinh trưởng ở 150C

Qua khảo sát Tiêu mọc hoang dại ở vùng nhiệt đới có một số chịu nóng rất tốt và đưa các giống này vào trồng có khả năng thích hợp ở 200 vĩ Bắc – 200 vĩ Nam là chịu lạnh tốt, nhưng tốt nhất vẫn là 150 vĩ Bắc đến 150 vĩ Nam

Ánh sáng

Tiêu thích bóng râm ở mức độ nhất định, Tiêu là cây bóng râm ở giai đoạn con nhỏ, khi cây bắt đầu tăng trưởng thì không cần bóng râm nhiều và cần tỉa bớt dần để ánh sáng lọt vào

Gió

Tiêu khi có gió lớn sẽ bị ngã ngọn, đổ cây, thụ phấn kém. Do đó phải có cây chắn gió đối với vùng gió nhiều. Gió còn làm cho sự bốc hơi nước ở đất và cây tăng lên làm cho vườn Tiêu thiếu nước

Đất và dinh dưỡng khoáng

Tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất nhưng lý tưởng nhất là loại đất đỏ bazan, đất phù sa mới bồi và đất đồi tơi xốp, phải thoát nước tốt. Đất có tầng canh tác sâu trên 80 – 100 cm, thủy cấp sâu cách mặt đất 2 m, thành phần cơ giới của đất nhẹ. Tránh trồng Tiêu ở đất cát khô, sét nặng hoặc hóa nặng, đất phèn, đất úng nước. đất phải có hàm lượng màu cao trên 20% đạm (N), trên 1,5% cacbon (C), tỷ lệ C/N = 15 - 20, độ pH tốt nhất từ 5,6 – 6, độ dốc 3 – 20% bố trí theo đường đồng mức.

Tiêu không chịu được độ mặn quá 3‰.

16

Nhìn chung các vùng trồng Tiêu ở Việt Nam nói chung và các vùng thuộc tỉnh Bình Phước nói riêng, có một vài nơi trồng Tiêu trên những vùng đất không thuận lợi nhưng có biện pháp xử lý đất tốt trước khi trồng Tiêu vẫn cho kết quả tốt. Về khí hậu, độ ẩm ở nước ta rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển nhưng bên cạnh đó lại rất dễ bị sâu bệnh tấn công và sản phẩm sẽ khó bảo quản được lâu sau khi thu hoạch.

Do đó cần có biện pháp chăm sóc, phòng trừ đúng mức và kịp thời khi đó khí hậu Việt Nam sẽ là điều kiện rất thuận lợi để Tiêu sinh trưởng vàphát triển.

Đất trồng Tiêu ở nước ta: Ở khu vực Đông Nam Bộ của nước ta, các loại cây tham gia xuất khẩu chủ yếu là Cao su, Cà phê, Tiêu, Điều, Chè. Trong đó các loại cây như Cao su, Cà phê, Tiêu, Chè có nhu cầu cao về chất lượng đất chẳng hạn như có tầng đất mặt dày, độ phì cao. Do vậy nhằm đảm bảo cho nền nông nghiệp nước ta đa dạng về hình thức canh tác cũng như đối tượng canh tác thì toàn bộ loại đất đỏ Bazan ở miền Nam cần được dành cho bốn loại cây trên.

Thời vụ

Tiêu là cây lâu năm, trồng một lấn cho thu hoạch nhiều năm. Vì vậy việc chuẩn bị trồng phải làm kỹ càng.

Thời vụ trồng Tiêu thay đổi qua các vùng trồng có khí hậu khác nhau. Tuy nhiên trước khi trồng Tiêu đòi hỏi phải đủ độ ẩm, không bị ngập úng, có giàn che giảm bớt nắng gắt. Thông thường Tiêu vào đầu mùa mưa để giảm bớt công tưới. Vùng miền Trung thường trồng vào tháng 8 – 9 (âm lịch) khi hết gió Lào và trời bớt nắng gắt. Vùng Tây Nguyên trồng vào tháng 5 – 7, miền Đông Nam Bộ trồng vào tháng 4 – 8, miền Tây Nam Bộ trồng vào tháng 6 – 9.

Giống

Trồng Tiêu cần phải bỏ ra một lượng vốn lớn và thời gian dài, do đó nên trồng những giống có tiềm năng, năng suất cao và hạn chế được sâu bệnh hại. Hiện nay ở nước ta có nhiều giống Tiêu có chất lượng tốt, năng suất cao như: Tiêu sẽ, Tiêu Vĩnh Linh (Quảng Trị), Tiêu Phú Quốc, Tiêu Lộc Ninh (Bình Phước)… Và một số giống Tiêu nhập từ Campuchia, Indonesia có khả năng kháng được một số bệnh nhất định.

Biện phỏp thõm canh nhanh chúng, rẽ tiền nhất và cú hiệu quả rừ ràng nhất là cụng tỏc giống, việc chọn giống phẩm chất tốt, khả năng chống chịu được bệnh, thời tiết lại

Mật độ và khoảng cách trồng

Một giống muốn phát huy được năng suất phải có quy định trồng thích hợp.

Đối với choái (trụ, nọc) chết: trồng 2mx 2m: 2500 hố/ha

Đối với choái sống: trồng 2m x 2,5m: 2.000 hố/ha hoặc 2,5m x 2,5m: 1.500 hố/ha Thị trường tiêu thụ

Cả nước hiện có khoảng 50.100 ha Tiêu, trong đó diện tích cho thu hoạch gần 49.000 ha, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ, chiếm 57% về diện tích và 58% về sản lượng; vùng Tây Nguyên chiếm 30% diện tích và 34% về sản lượng của cả nước. Sản lượng Tiêu xuất khẩu năm 2006 đạt 118.390 tấn thu về 195 triệu USD.

Từ cuối năm 2006 trở lại đây, giá Tiêu được cải thiện, tăng liên tục từ 2.000 USD/tấn lên trên 3.500 USD/tấn, kéo theo giá Tiêu trong nước cũng tăng từ 20.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg (loại tốt). Điều đáng mừng là chủng loại, chất lượng mặt hàng Tiêu Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng, tốt hơn trước; thị trường xuất khẩu Tiêu ngày càng mở rộng với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là nhà cung cấp Tiêu lý tưởng, luôn giữ vị trí nước xuất khẩu hạt Tiêu lớn nhất và chiếm 60% tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu.

Theo Hiệp hội Tiêu Việt Nam, giá Tiêu tăng cao là do cung không đủ cầu, sản lượng các cường quốc về Tiêu như Ấn Độ, Indonesia đều giảm mạnh, lượng hạt tiêu xuất khẩu của các nước này hiện chỉ còn khoảng 30.000 đến 40.000 tấn so với 70.000 đến 80.000 tấn trước đây. Tiêu của Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo đó, dự kiến năm 2007, sản lượng hạt tiêu xuất khẩu sẽ giảm khoảng 30% so với năm 2006.

c) Ý nghĩa kinh tế của cây Tiêu

Tiêu là cây cho hiệu quả kinh tế cao, là sản phẩm xuất khẩu có giá trị thu được một lượng ngoại đáng kể cho đất nước. Việc phát triển và dần đi vào ổn định của ngành sản xuất Tiêu sẽ góp phần giải quyết được một số lượng lao động dư thừa nhàn rỗi ở nông thôn, vốn là những lao động có trình độ thấp, từ đó tạo được thu nhập ổn định ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Với thị trường tiêu thụ hạt Tiêu trên thế giới rộng lớn và đầy tiềm năng, ngành công nghiệp chế biến hạt Tiêu sẽ phát triển song song với sự phát triển của ngành sản xuất Tiêu. Qua đó gián tiếp giải quyết được một lượng lớn lao động dư thừa làm việc

18

tại các cơ sở chế biến tăng thu nhập tăng giá trị kim ngạch của địa phương. Đồng thời giảm bớt áp lực lao động nông thôn vào thành thị.

3.1.4. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu khóa luận Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tiêu tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w