Giá nông sản là một yếu tố quan trọng và tác động trực tiếp đến quyết định sản xuất hay ngưng sản xuất để chuyển hướng sản xuất của người nông dân. Theo kết quả điều tra khảo sát ý kiến của người trồng Tiêu thì nông hộ mong muốn có một mức giá ổn định để họ yên tâm sản xuất, mùa Tiêu vừa qua là một mùa Tiêu làm cho người trồng Tiêu rất phấn khởi, mức giá đầu vụ khoảng 30 -35.000 đồng/kg và đến cuối vụ lại tăng lên 55.000 – 60.000 đồng/kg. Tuy sản lượng năm nay của nhiều hộ đạt được không bằng một nữa so với vụ Tiêu năm ngoái nhưng với mức giá này đã tạo ra sự vui mừng cho người trồng Tiêu, vì thế mà họ có đủ vốn để tiếp tục tái đầu tư cho vụ mùa kế tiếp. Giá Tiêu năm 2007 không giống như giá của những năm trước là giá thường cao vào đầu vụ thì năm nay ngược lại giá đầu vụ thấp và đến cuối vụ lại cao. Nguyên nhân là năm nay sản lượng Tiêu của thế giới củng như của Việt Nam nói chung và của huyện Bù Đăng nói riêng giảm, do vậy cung không đủ cầu đã làm cho mức giá tăng lên cao.
Do vậy với điệp khúc được giá mất mùa, được mùa mất giá đã làm cho giá Tiêu thường rât bấp bênh và không ổn định.
Trước tình hình thực tế của ngành Tiêu , bà con nông dân trồng Tiêu mong muốn giá Tiêu cũng như việc thu hoạch hạt Tiêu được ổn định và sớm đi vào hệ thống quản lý chặt chẽ dưới dạng những hợp đồng bao tiêu sản phẩm, những ý kiến và mong muốn của người trồng Tiêu là:
− Bình ổn giá Tiêu suốt vụ vào khoảng 45.000 đồng/kg
− Cần có giống mới cao sản, phẩm chất hạt tốt từ đó làm cho giá Tiêu tăng cao.
− Sẵn sàng tham gia hợp đồng bao Tiêu sản phẩm với các công ty chế biến theo giá thoả thuận trước.
Thoả mãn được những yêu cầu trên của người dân trồng Tiêu, ngành trồng Tiêu sẽ sớm phát triển theo hướng hàng hoá, và sẽ đi vào qui hoạch cụ thể góp phần quản lý tốt, chặt chẽ và thực hiện phát triển nông nghiệp và nông thôn. Từ đó làm cho người dân ổn định sản xuất.
4.7.2. Kênh tiêu thụ
Tiêu cũng giống như tất cả các mặt hàng nông sản khác từ khi sản xuất ra cần được tiêu thụ, qua đó mang lại nguồn thu nhập nông hộ để họ tiếp tục cho vụ mùa sản xuất mới. Việc tiêu thụ hạt Tiêu trên thị trường huyện Bù Đăng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 4.4. Sơ Đồ Thể Hiện Việc Tiêu Thụ Hạt Tiêu trên Thị Trường Huyện Bù Đăng
Nguồn: Kết quả điều tra Hình 4.3 cho thấy hệ thống kênh tiêu thụ Tiêu trên địa bàn huyện tương đối đa dạng, các thương lái tiến hành tới tận nhà người dân trồng Tiêu để mua sản phẩm sau đó về bán lại cho các đại lý thu mua nhỏ hoặc bán trực tiếp cho công ty chế biến, người trồng Tiêu bán sản phẩm cho thương lái hoặc cho các đại lý, phần lớn Tiêu được các đại lý thu mua rồi bán cho công ty chế biến.
44 Người
trồng tiêu
Thương
lái Đại lý Công ty
4.7.3. Hiệu quả kinh tế của thương lái
Để thấy được khoản chênh lệch Marketing mà người nông dân phải chịu trong quá trình tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái.
Trước hết ta định nghĩa khoản chênh lệch Marketing là gì? Khoản chênh lệch Marketing là khoản chênh lệch giá người tiêu thụ phải trả cho sản phẩm và giá người sản xuất nhận được khi bán sản phẩm (Trần Đình Lý, 2006 )
Như vậy trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Tiêu thông qua các khâu trung gian khác nhau, đối với các kênh tiêu thụ thì mỗi kênh mang lại những khoản lợi nhuận khác nhau, các khoản lợi nhuận này tạo nên khoản chênh lệch Marketing mà người trồng Tiêu phải gánh chịu. Do hạn chế về thời gian và kinh phi nên tôi chỉ tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của thương lái trên cơ sở điều tra 10 hộ thương lái hoạt động thu mua Tiêu trên địa bàn huyện Bù Đăng..
Một hàng hoá khi lưu thông thường qua nhiều kênh tiêu thụ khác nhau, thương lái là một trong những kênh tiêu thụ hàng hoá giúp hàng hoá được lưu thông từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng, đối với hàng hoá nông sản thì thương lái đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ nông sản cho nông hộ, đặc biệt là những hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa. Để thấy được hiệu quả mà thương lái có được ta xem xét bảng tổng hợp sau:
Bảng 4.14. Lợi Nhuận của Thương Lái trên 1 Tấn Tiêu
Khoản mục ĐVT Giá trị
Chi phí vận chuyển 1000 đồng 150
Chiphí bảo quản 1000 đồng 30
Chi phi hao hụt 1000 đồng 30
Chi phí bốc vác 1000 đồng 20
Chênh lệch giá khi mua 1000 đồng 0,5
Giá bán lại 1000 đồng 45,5
Lợi nhuận 1000 đồng 270
LN/TC Lần 1,2
Nguồn: Kết quả điều tra
Bảng 4.14 cho thấy nếu thương lái mua từ nông hộ 1 tấn Tiêu cùng với các khoản chi phí mà họ bỏ ra như: vận chuyển, bảo quản, bốc vác, hao hụt, tổng các
ty khoảng 500 đồng/kg sau khi bán cho công ty thì họ thu được khoản lợi nhuận là 270.000 đồng/tấn. Đây là khoản chênh lệch Maketing mà họ có được. Thật vậy với 1 đồng chi phi bỏ ra họ thu được 1,2 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên trong vụ Tiêu vừa qua ( năm 2007) với mức giá tăng liên tục vào cuối vụ, nhiều thương lái có vốn họ không bán vội cho công ty mà họ trữ lại, cho đến khi giá cao hơn họ mới bán ra. Như vậy lợi nhuận họ thu được thực tế cao hơn nhiều. Ngoài khoản chênh lệch về giá mua, họ còn hưởng được một phần hoa hồng do công ty thu mua trả cho họ khi họ bán cho công ty với số lượng nhiều.
4.7.4. Thị trường tiêu thụ.
Trên địa bàn huyện Bù Đăng có khoảng 114 đại lý và hệ thống thương lái thu mua nông sản, các đại lý này hàng năm thu mua hết lượng Tiêu trên địa bàn huyện, các đại lý này thu mua trực tiếp từ nông hộ hoặc mua qua thương lái rồi giao bán cho những công ty chế biến hạt Tiêu ngoài huyện, (trên địa bàn huyện không có công ty chế biến hạt Tiêu). Giá chênh lệch giữa bán cho công ty và cho các đại lý nhỏ, thương lái từ 300 – 500 đồng/kg. Như vậy người dân và công ty chế biến phải chịu thiệt một khoảng chênh lệch do phải trả cho hệ thống Marketing không chính thức đó là hệ thống thương lái.
Để có thể đem lại lợi ích cho người nông dân và cho các doanh nghiệp thì bản thân các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch tổ chức thu mua nông sản của người dân theo hình thức bao tiêu sản phẩm với giá thu mua bình quân cho cả vụ. Ngược lại nông dân cũng phải đảm bảo đầu tư chăm sóc đúng mức cho vườn Tiêu nhà mình để đem lại năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất. Hoặc các doanh nghiệp có thể liên kết với các vựa thu mua để trở thành nơi thu mua chính thức cho doanh nghiệp của mình.
Người dân trồng Tiêu sẵn sàng cung ứng trực tiếp nông sản cho các doanh nghiệp với điều kiện giá phải được qui định từ đầu vụ và không hạ giá xuống. Về phía các doanh nghiệp cho biết khó có thể thực hiện tổ chức thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân vì đặc tính sinh học của cây Tiêu là không chín một lúc mà chín dần dần kéo dài trong khoảng 45 ngày nên các doanh nghiệp không thể tiến hành thu mua thành nhiều đợt ở nhiều nơi. Chính vì điều đó các doanh nghiệp cần tham khảo việc liên kết với các cơ sở thu mua để có thể thu mua cho mình theo từng khu vực.