Việc chọn giống, nhân giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến là hết sức cần thiết và có tính chất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của cả chu kỳ khai thác. Hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều vườn Tiêu chất lượng kém, không đồng đều nên năng suất thu được còn quá thấp. Do đó cần thực hiện cải tạo vườn Tiêu bằng những phương pháp chọn giống mới có năng suất cao và lấy giống trên những cây Tiêu có phẩm chất tốt để cải tạo nguồn gen.
Có hai cách để tạo ra vườn Tiêu có năng suất cao là :
– Phá bỏ dần những vườn Tiêu có năng suất thấp bằng cách gieo trồng những giống mới có năng suất cao nhập từ Ấn Độ, Inđônêxia, Campuchia. Hiện nay có các giống có chất lượng tốt đang được trồng phổ biến như:
50
+ Tiêu Ấn Độ: có đặc điểm là chùm quả dài trung bình 10 – 12cm, quả nhỏ và đều, năng suất trung bình 3 – 5 kg/nọc; có ưu điểm dễ trồng, sinh trưởng mạnh, ra hoa tập trung, chín sớm.
+ Tiêu Vĩnh Linh: có đặc điểm là chùm quả dài, trung bình 10 – 12cm, quả to, lá xanh đậm, năng suất trung bình 3 – 5kg/nọc; có ưu điểm dễ trồng, sinh trưởng mạnh, ra hoa tập trung chín sớm.
+ Đặc biệt là giống Tiêu nhập từ Inđônêxia có tên là Lada Balantoeng, có đặc điểm chùm quả dài trung bình 10 – 16cm, quả to, năng suất trung bình 3 – 5kg/nọc, là loại Tiêu thuộc nhóm lá lớn, được viện khảo cứu cũ (1994) đánh giá là giống trồng rất thích hợp ở Việt Nam cho năng suất cao hơn những giống khác; nó còn có ưu điểm là sinh trưởng mạnh, ra hoa tập trung chín sớm, chống bệnh ở rể tốt như tuyến trùng chết nhanh.
– Để phục vụ cho việc trồng Tiêu, ngoại trừ các giống đã biết chính xác, các giống còn lại ta nên chọn hom giống từ những cây mẹ có chất lượng tốt. Một cây mẹ tốt phải có những đặc điểm sau:
+ Dạng đều từ trên xuống dưới (hình trụ)
+ Lóng ngắn, có nhiều nhánh ác ở mỗi mắt, mỗi mắt cho một gié hoa.
+ Tỷ lệ hoa lưỡng tính trên gié phải đạt 95% trở lên + Các gié dài từ 10 – 12cm hạt lớn và khít nhau.
+ Không có dấu vết của bệnh
Bên cạnh đó cần kết hợp với những kỹ thuật thâm canh và chăm sóc để làm cho vườn Tiêu đạt năng suất cao, làm tăng hiệu quả kinh tế
4.10.2. Giải pháp về vốn
Để đầu tư tái sản xuất thì người sản xuất cần có một nguồn vốn đủ lớn để có thể trang trải cho một vụ mùa sản xuất. Do đó nguồn vốn là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc sản xuất của nông hộ.
Nguồn vốn đầu tư cho một ha khá lớn, một phần người dân có thể tự cung ứng, phần còn lại là dựa vào nguồn vốn vay, có như vậy người nông dân mới có thể đủ nguồn vốn để đầu tư trồng mới và chăm sóc vườn Tiêu của mình trong 3 năm kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên, với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách của nhà nước có thuận lợi
Tiêu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), hoặc nếu có thì vấn đề thủ tục phiền hà từ ngân hàng cũng là một trở ngại của người dân khi đi vay. Do đó, để thực hiện giải pháp này là Ngân hàng phải thông thoáng thủ tục cho vay, hình thức cho vay đơn giản, tiện lợi và đáp ứng tối đa nguồn vốn cần thiết của người nông dân.
Bên cạnh đó, người dân chỉ thu hoạch 1 lần trong năm mà mọi chi trả cho cuộc sống hàng ngày cần phải được đảm bảo, vốn sản xuất cũng phải đáp ứng trong một năm. Trong khi đó Ngân hàng chỉ cho vay trong ngắn hạn, tức là cho vay dưới 6 tháng như vậy người trồng Tiêu chưa kịp xoay vòng vốn. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng cần gia hạn thêm thời gian để tạo thuận lợi cho người dân trồng Tiêu có thể tiếp cận được với nguồn vốn dễ dàng.
Bảng 4.15. Đề Xuất Vốn Vay của Người Dân
Khoản Mục ĐVT Hiện tại Phương án đề xuất
Mức cho vay BQ/ha/hộ 1000 đồng 15.000 20.000
Thời hạn vay Tháng 6 12
Lãi suất %/tháng 1,03 1
Nguồn: Kết quả điều tra Như vậy nếu ngân hàng đáp ứng được yêu cầu trên thì người dân sẽ dễ dàng lựa chọn những phương án đầu tư thích hợp. Có đủ vốn và thời gian thì người dân an tâm sản xuất có như vậy mới thu được kết quả và hiệu quả kinh tế cao.
4.10.3. Giải pháp về kỹ thuật
Tăng cường và bảo đảm đúng chức năng làm tư vấn cho nhân dân và tổ chức mạng lưới khuyến nông cho các xã trong huyện. Xây dựng đội ngũ cán bộ có tay nghề cao, thành lập các khuyến nông viên ở các xã để tiện liên hệ mỗi khi cần, thành lập câu lạc bộ làm vườn ở từng thôn ấp. Địa phương luôn tạo điều kiện cho các hộ làm vườn có dịp giao lưu trao đổi kinh nghiệm . Bên cạnh đó cần có những lớp tập huấn về cách trồng và chăm sóc cây Tiêu cho người dân đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn mà người dân gặp phải; tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ để người dân nắm bắt được kiến thức thực tế và dễ tiếp thu hơn.
Tính trên một ha Tiêu, nếu chăm sóc tốt năng suất có thể đạt trên 7 tấn/ha.
Nhưng thực tế người dân phần lớn chưa nắm bắt được kĩ thuật canh tác Tiêu, từ đó chưa biết cách chăm sóc vườn Tiêu của mình theo hướng thâm canh, nên nhìn chung năng suất còn thấp. Do vậy kĩ thuật canh tác rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp
52
đến hiệu quả kinh tế. Việc đưa kĩ thuật vào sản xuất, triển khai tới từng hộ nông dân trồng Tiêu hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết.
4.10.4. Giải pháp về thị trường
Thị trường và giá cả nông sản luôn là những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả canh tác của người dân trồng Tiêu. Đối với sản phẩm hạt Tiêu trên địa bàn huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước được bán trôi nỗi trên thị trường, bán cho các chủ thu mua là các thương lái với giá thu mua thay đổi theo từng ngày. Mặt khác giá bán hạt Tiêu được các chủ vựa thông báo cho người nông dân biết khi họ bán hạt Tiêu cho các thương lái, đại lí nên rất thuận lợi trong việc ép giá thấp hơn giá thị trường gây thiệt hại cho người dân. Trước tình hình đó người nông dân mong muốn giá mua hạt Tiêu nên bình ổn, ít biến động giữa đầu vụ và cuối vụ; theo đó người nông dân rất muốn được các doanh nghiệp chế biến hạt Tiêu có kế hoạch thu mua hạt Tiêu của người dân dưới dạng bao Tiêu sản phẩm với giá mua được qui định bình quân cho cả vụ và các doanh nghiệp có thể cung ứng đầu vào để tăng đầu tư trên vườn Tiêu của người nông dân để thu được sản lượng cao nhất với chất lượng tốt nhất trên mỗi ha Tiêu.
Hình 4.5. Giải Pháp Thu Mua Hạt Tiêu trên Thị Trường Huyện Bù Đăng
Nguồn: Kết quả điều tra
Giải pháp cho việc kết nối 2 bên: Nông dân (người bán nông sản) và doanh nghiệp (nơi thu mua và tiêu thụ nông sản) nhằm giải quyết vấn đề thị trường cho sản phẩm hạt Tiêu. Nó được thực hiện như sau:
– Nông dân cần thực hiện chuyển đổi vườn Tiêu già cỗi, năng suất thấp, khả Nông dân
Cung ứng
Công ty Đại lý thu mua
khi thực hiện cần chú tới vai trò của các cơ quan chức năng trong việc ghi nhận lại một cỏch rừ ràng những vườn Tiờu đó thực hiện cải tạo giống để quản lý cú hệ thống và đem lại công bằng cho những vườn Tiêu đã thực hiện cải tạo giống vì Tiêu giống mới có ưu điểm cho năng suất cao nhưng đòi hỏi khâu chăm sóc và kỹ thuật cao hơn giống địa phương nên cần ghi nhân đúng vai trò của nó để khâu thu hoạch cần được bán đúng giá trị của nó.
– Nông dân cần tìm tài liệu, hoặc tham gia các buổi tập huấn về kĩ thuật canh tác Tiêu để có thể chăm sóc vườn Tiêu đạt hiệu qủa cao, chất lượng tốt.
– Các doanh nghiệp cần tổ chức các đơn vị thu mua ở từng cụm sản xuất theo từng khu vực để có thể thu mua hết sản phẩm của nông dân và thực hiện cung ứng đầy đủ đầu vào cho người nông dân. Các doanh nghiệp sử dụng các thương lái các chủ vựa thu mua hạt Tiêu từ trước tới nay để thực hiện việc thu mua hạt Tiêu nhằm tạo mối liên kết tốt làm tiền đề trong việc tiến tới tạo mối liên kết 4 nhà mà một số nơi đã thực hiện.
Việc sử dụng các đại lý thu mua cần theo cách sau: cần có những điểm thu mua được rải đều trên bàn các xã làm cho khả năng thu mua sản phẩm của người nông dân đạt hiệu quả cao. Điều này làm cho nhà doanh nghiệp có được chất lượng nguồn nguyên liệu và người nông dân tránh được tình trạng ép giá của các thương lái, chủ vựa.
Tóm lại, giải pháp về thị trường cho hạt Tiêu nhằm đạt nhiều mục đích có lợi cho kết quả kinh doanh của người dân, cuối cùng là tiến tới thực hiện các hợp đồng bao tiêu sản phẩm và cung ứng đầu vào giữa nông dân trồng Tiêu và các cơ sở thu mua và chế biến hạt Tiêu, từ đó có thể giữ cho giá Tiêu bình ổn không bị kéo lên quá cao làm cho người dân cũng như không giảm quá thấp gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung ngành Tiêu của địa phương cũng như của cả nước.
54
CHƯƠNG 5