Hiện trạng áp dụng quy trình kỹ thuật

Một phần của tài liệu khóa luận Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tiêu tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước (Trang 35 - 38)

4.3.1. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch Tiêu a) Kỹ thuật trồng Tiêu

Trên địa bàn huyện Tiêu phần lớn được trồng vào đầu những năm 90, hầu hết tất cả vườn Tiêu đều được trồng theo hai phương pháp là cắt dây ngọn từ thân mẹ làm giống rồi gieo trực tiếp xuống đất, phương pháp khác là cắt ra đem ươm vào bầu khoảng 10 – 20 ngày cho ra rễ và lá rồi lựa chọn dây tốt, đủ rễ có khả năng phát triển tốt mới đem trồng, phương pháp này thì tỷ lệ sống cao hơn.

Vì trồng theo phương pháp gieo trực tiếp nên nhiều hộ trồng Tiêu không có điều kiện để tuyển chọn giống có phẩm chất tốt ngay từ đầu, từ đó đã làm ảnh hưởng đến sản lượng vườn Tiêu về sau.

Từ năm 1997 đến nay đa số các hộ trồng Tiêu đều thực hiện trồng Tiêu bằng phương pháp ươm rồi mới đem trồng, bên cạnh đó cũng có không ít hộ vẫn trồng theo phương pháp gieo trực tiếp. Các giống Tiêu chủ yếu ở địa phương là Tiêu Sẽ, Tiêu Vĩnh Linh, các giống Tiêu chủ yếu được mua từ Lộc Ninh về. Trong đó Tiêu Vĩnh Linh ưu điểm của nó là dễ trồng, sinh trưởng mạnh, ra hoa tập trung chín sớm, hạt lớn, nhưng nhược điểm là đòi hỏi phải thâm canh cao, sản lượng không ổn định. Còn tiêu Sẽ có ưu điểm là mau ra quả, năng suất ổn định, chịu hạn tốt, nhược điểm là giống đã lão hóa, chống chịu bệnh trung bình, ra hoa không tập trung.

Hiện nay có nhiều vườn Tiêu phần lớn là trồng Tiêu Sẽ và các vườn này đã bắt đầu bị lão hóa, do đó việc tuyển chọn ra các giống mới có phẩm chất tốt là một nhu cầu cấp thiết tại địa phương.

b) Kỹ thuật chăm sóc

Phần lớn các hộ trồng Tiêu đều thực hiện việc chăm sóc vườn Tiêu với quy mô đúng kỹ thuật, nhưng thực hiện chưa đúng lúc và đúng cách nguyên nhân là người nông dân thường bón phân hay phun thuốc một cách tự phát, họ thấy khi vườn Tiêu bên cạnh mình đang bón phân hay phun thuốc là họ cũng bón phân hoặc phun thuốc theo, mà mỗi vườn Tiêu khác nhau sẽ trổ hoa vào những thời điểm khác nhau nên yêu cầu dùng thuốc và phân bón cũng khác nhau. Vì vậy dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng của thuốc và phân bón, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Bên cạnh đó trong những năm qua giá Tiêu xuống thấp làm cho nhiều hộ trồng Tiêu đã không chú trọng đến việc chăm sóc vườn Tiêu, hoặc có chăm sóc nhưng chăm sóc sơ sài làm, thậm chí có nhiều hộ đã bỏ hẳn không chăm sóc làm cho nhiều vườn Tiêu bị bệnh, thiếu nước dẫn đến năng suất thu hoạch thấp. Từ đó cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất để có hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh lãng phí trong khâu sử dụng thuốc và phân bón không kịp thời, không đúng lúc, đúng cách.

c) Kỹ thuật thu hoạch Tiêu

Tiêu bắt đầu cho thu hoạch vào năm thứ ba, người trồng Tiêu thường thu hoạch theo các cách sau:

– Do thời kỳ ra hoa của Tiêu bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào giữa tháng 7 nên đến mùa thu hoạch Tiêu già không đều do đó để thu được Tiêu già người ta chia ra nhiều giai đoạn để hái.

+ Đối với những hộ nông dân có nhiều lao động nhà, thì họ chia ra khoảng ba đợt hái, hai đợt hái lựa và một đợt hái xả, thời gian hái mỗi đợt cách nhau từ 1 – 2 tuần.

Ưu điểm: hái được Tiêu có chất lượng cao, từ đó giá thành bán ra cao Nhược điểm là do hái nhiều lần nên tốn nhiều công lao động

+ Đối với những hộ có ít lao động nhà và sử dụng lao động thuê thì họ hái khoảng hai đợt, một đợt hái lựa và một đợt hái xả, thời gian hái hai đợt cách nhau khoảng 2 – 3 tuần.

Ưu điểm là do chỉ hái hai lần để Tiêu thật già mới hái nên năng suất lao động làm ra rất cao, ít tốn công chuyển ghế hái

Nhược điểm là bị thất thoát nhiều trong khâu thu hoạch, đặc biệt là trong thời gian hài xả, do Tiêu quá chín nên bị rụng nhiều và có nhiều chùm Tiêu chưa già cũng hái nên đã làm cho chất lượng Tiêu thấp, đặc biệt là làm cho Tiêu bị xép nhiều dẫn đến giá bán giảm.

28

4.3.2. Cải tạo vườn Tiêu già cỗi và năng suất thấp thành vườn Tiêu đạt năng suất cao.

Song song với việc trồng mới, người nông dân rất quan tâm đến việc cải tạo khi vườn Tiêu già cỗi và năng suất thấp bằng cách kết hợp bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này mới chỉ phổ biến ở một số nơi, chưa được mở rộng do kĩ thuật của ta còn nhiều hạn chế nên chưa thu được kết quả cao ở một số nơi thí điểm. Do đó, phương pháp này chưa được người trồng Tiêu áp dụng. Ngoài ra, phương pháp cắt bỏ dần cây cũ không đạt yêu cầu và trồng dặm vào đó là cây mới cao sản, có năng suất cao mà hiện nay được nhiều người áp dụng và thực hiện.

Hình 4.2. Tỷ Lệ Vườn Tiêu Được Cải Tạo

Nguồn: Kết quả điều tra Chú thích:

1. Kết hợp bón phân và phòng trừ sâu bệnh.

2. Cắt bỏ dây củ chất lượng kém và trồng dặm cây mới có phẩm chất cao.

3. Kết hợp cả hai phương pháp.

0 Không cải tạo vườn Tiêu.

Thật vậy qua hình 4.2 cho thấy tỷ lệ vườn tiêu được người dân trồng Tiêu cải tạo theo phương pháp kết hợp bón phân và phòng trừ sâu bệnh chỉ chiếm 15%, còn phương pháp cắt bỏ dần cây cũ không đạt yêu cầu và trồng dặm vào đó là cây mới cao sản, có năng suất cao hiện nay được nông dân thực hiện chiếm 33%, kết hợp cả hai phương pháp là 17%, còn lại 35% vườn tiêu không cần cải tạo vì đây là những vườn tiêu đang cho thu hoạch.

Việc nắm bắt và hiểu sâu kĩ thuật gieo trồng chăm sóc bảo quản Tiêu là rất quan trọng đối với người dân trồng Tiêu và cũng như người quan tâm đến nó. Qua kĩ thuật trồng Tiêu phản ánh được một số yếu tố cơ bản để chủ động chuẩn bị trước và tìm cách áp dụng phù hợp. Đồng thời đánh giá được khả năng của mình nhằm tìm cách trao đổi và học hỏi kinh nghiệm để khỏi bỡ ngỡ khi trực tiếp đối diện với Tiêu.

Một phần của tài liệu khóa luận Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tiêu tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w