Để biết được tình hình sản xuất và tiêu thụ cây Tiêu có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức gì, qua quá trình điều tra nông hộ và đánh giá nhanh nông thôn tôi đã rút ra được một số đánh giá chung như sau:
4.9.1. Điểm mạnh (Strength)
– Có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào.
– Có đất canh tác phù hợp với sự phát triển của cây Tiêu.
– Được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh địa phương đến tình hình sản xuất Tiêu của nông hộ.
– Hệ thống giao thông của huyện là rất thuận lợi tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và Tiêu nói riêng và tiếp cận khoa học kĩ thuật của nông hộ.
– Các nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất Tiêu, luôn luôn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và luôn sẵn sàng tiếp thu khoa học kĩ thuật của các cán bộ kĩ thuật hay trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Các nông hộ trồng Tiêu luôn có ý chí vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất của mình.
4.9.2. Điểm yếu (Weakness)
– Các nông hộ thường thiếu vốn sản xuất, đặc biệt là khi cần vốn để chuyển đổi cây trồng hay trồng mới vườn Tiêu.
– Các nông hộ chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong sản xuất.
– Hệ thống khuyến nông tại địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu về kĩ thuật trồng, chăm sóc Tiêu. Số lớp tập huấn cũng như tài liệu cho người dân còn hạn chế.
– Các nông hộ phát triển còn rời rạc, chưa qui hoạch thành vùng chuyên canh cây Tiêu.
– Lực lượng lao động phần lớn là làm theo kinh nghiệm, khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế.
– Các lao động chính trong việc trồng và chăm sóc Tiêu có trình độ chuyên môn thấp.
4.9.3. Cơ hội (Opportunity)
– Có sự hỗ trợ về vốn sản xuất, về kĩ thuật.
– Nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp có chất lượng ngày càng cao.
– Công nghệ sinh học ngày càng phát triển tạo nhiều giống mới có năng suất cao phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện tự nhiên khắc nhiệt.
– Có trục giao thông thuận lợi để có thể vận chuyển sản phẩm đi nhiều nơi.
– Hiện nay Tiêu Việt Nam đang đứng đầu thế giới về sản lượng, cơ hội xuất khẩu ra thị trường thế giới là rất lớn.
4.9.4. Thách thức (Threat)
– Giá cả Tiêu thường không ổn định, bấp bênh.
– Nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào chưa được kiểm tra chất lượng chặt chẽ.
– Nguồn nước có thể gặp khó khăn khi nắng hạn kéo dài.
– Khả năng đầu tư cho cây Tiêu chưa cao làm cho năng suất chưa đạt như mong muốn, điều này làm cho khả năng cạnh tranh của các cây khác là rất cao.
– Ngành Tiêu của địa phương chịu nhiều áp lực từ nền kinh tế khu vực.
48
– Sâu bệnh nhiều và không có thuốc đặc trị, đây là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất không cao.
Để phát phát huy được những điểm mạnh và những cơ hội đồng thời khắc phục những khó khăn và những đe doạ từ bên ngoài. Cần có sự liên kết giữa S – O, S – T, W – O, W – T:
a) Liên kết S – O
– Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Tiêu với các kênh phân phối hợp lý.
– Tranh thủ các thế mạnh hiện có nhằm duy trì tốc độ phát triển cây Tiêu là một trong những cây chủ lực của huyện hiện nay và trong tương lai.
– Khuyến khích các hộ nông dân cần duy trì đầu thâm canh trên diện tích Tiêu hiện có của mình, đồng thời thay thế những vườn Tiêu già cỗi hay năng suất thấp thành vườn Tiêu giống mới có năng suất cao và chất lượng sản phẩm cao.
– Tiếp tục triển khai các chủ chương, chính sách và chuyển giao khoa học công nghệ tới từng người dân.
b) Liên kết S – T
– Nâng cao vai trò khuyến nông và kiểm soát chặt chẽ nơi cung ứng vật tư, để đảm bảo chất lượng đầu vào cho các nông hộ trồng Tiêu.
– Phát huy thế mạnh của địa phương nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
– Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp thông tin về thị trường để người dân nắm bắt tránh tình trạng nông sản của nông họ bị thương lái ép giá.
c) Liên kết W – O
– Tăng cường công tác khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của.
– Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhằm tăng lượng vốn đầu tư cho sản xuất.
– Nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.
d) Liên kết W – T
– Đa dạng hoá công tác khuyến nông, nắm bắt kịp thời những khó khăn mà các
– Thường xuyên mở các lớp tập huấn khuyến nông nhằm chuyển giao khoa học công nghệ và kĩ thuật, đồng thời cung cấp những thông tin về thị trường cho các nông hộ một cách kịp thời.
Qua sự phân tích ma trận SWOT và bằng sự kết hợp các yếu tố trong ma trận từ đó rút ra những định hướng phát triển chung như sau:
– Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, cùng khẳng định vai trò quan trọng của công tác khuyến nông trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn. Đó là mấu chốt quan trọng cho việc thực hiện các bước tiếp theo trong phát triển nông thôn.
– Thành lập các câu lạc bộ khuyến nông nhằm cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời giúp đỡ nhau trong sản xuất.
– Phát huy mạnh vai trò của Ngân Hàng Nông Nghiệp và PTNT trong việc đầu tư vốn cho các nông hộ với lãi suất thấp, vay trong thời gian dài hơn.
– Có chính sách hỗ trợ đối với các nông hộ như thuế, vốn, các chính sách xã hội khác hay hỗ trợ về giống, kĩ thuật sản xuất ...
– Tăng cường đưa giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt vào thay thế những vườn Tiêu giống cũ có năng suất thấp.
– Tăng cường mở rộng các lớp tập huấn khuyến nông cho những hộ trồng Tiêu.
4.10. Giải pháp phát triển cây Tiêu tại huyện Bù Đăng