Xã Bình Lợi-Huyện Vĩnh Cữu 1. Vị trí địa lý và ranh giới tư nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích lợi ích chi phí của hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai (Trang 29 - 34)

Xã Bình Lợi nằm ở phía tây bắc huyện Vĩnh Cữu và phía bắc thành phố Biên Hoà, có diện tích tự nhiên 1.498,58 ha; cách thị trấn Vĩnh An 42 km và cách khu công nghiệp Thạnh Phú 5 km, gồm 5 ấp (ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5). Bình Lợi có tổng dân số là 6.038 người, sống tập trung chủ yếu ven hương lộ số 15 và số 7.

Ranh giới hành chính.

- Phia Đông giáp xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

- Phía Đông Bắc giáp xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

- Phía Đông Nam giáp xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cữu.

- Phía Tây giáp xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

- Phía Tây Nam giáp xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cữu.

- Phía Bắc giáp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Thuận lợi.

- Gần khu công nghiệp Thạnh Phú và Tp.Biên Hòa, có hương lộ 15 và hương lộ 7 chạy qua trung tâm xã nối liền đầu mối giao lưu giữa thị trấn trung tâm huyện với Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Biên Hoà và khu công nghiệp Thạnh Phú, từ ảnh hưởng này Bình Lợi có khả năng

16

phát triển tiểu thủ công nghiệp địa phương và sản xuất nhiều loại nông sản phục vụ cho các khu công nghiệp.

- Bình Lợi nằm gần vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía nam, đem lại lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó xã sẽ có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật: các tuyến giao thông thủy bộ, các công trình điện nước…

Khó khăn. Khi khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Thạnh Phú phát triển và mạng lưới dịch vụ mở rộng, dân cư tăng nhanh hơn sẽ làm ô nhiễm môi trường và để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không có những biện pháp xử lý tốt về vệ sinh mội trường.

3.2.2. Đặc điểm địa chất, địa hình

Bình Lợi có quỹ đất tương đối tốt (1.495,3 ha), địa hình bằng phẳng, thoát nước, thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất, thích hợp trồng cây ăn trái, hoa màu và cây lúa nước.

Tuy có nhiều loại đất nhưng độ phì nhiêu thấp (trừ đất phù sa ven sông Đồng Nai), địa hình tuy được xếp vào dạng đồng bằng nhưng xét cục bộ mức cao thấp thể hiện khỏ rừ, phần nào ảnh hưởng đến sản xuất cụng nghiệp. Và sau đõy là những đặc điểm cơ bản về địa chất địa hình của xã.

Địa hình. Bình Lợi có địa hình tương đối bằng và được xếp vào dạng địa hình đồng bằng dọc theo thềm sông, có độ cao từ 5 - 15 mét tạo nên dải đất phù sa hẹp chủ yếu là Aluvi hiện đại, chia cắt nhẹ, độ dốc < 30. Địa hình có chiều hướng thấp dần từ đông bắc sang tây nam. Cao trình cao nhất ở phía đông (10 - 20 mét), cao trình thấp nhất ở phía tây nam (10 - 15 mét). Xét cục bộ có những vùng địa hình hạ thấp xuống từ 1 - 2 mét và có nơi đồi phù sa cổ nhô lên làm cho địa hỡnh trở nờn lồi lừm.

Mẫu chất. Phần lớn diện tích tự nhiên của xã là phù sa mới (Aluvi hiện đại) và phù sa cổ (Pleistocen muộn). Tầng dày của phù sa cổ từ 2 - 5 mét, vật liệu có màu nâu vàng, sát tầng mặt có màu xám. Trầm tích phù sa mới phân bố ven sông Đồng Nai, hình thành đất phù sa không được bồi (Fluvisols) ven sông và

đất phù sa Gley (gleyisols) phân bố địa hình thấp, xa sông. Các đất phù sa chịu nén trung bình, thích hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và cây lúa nước. Toàn xã được chia thành những vùng thích nghi đất đai như sau:

- Đất phù sa không được bồi ven sông, không tưới, thích nghi với các loại cây trồng cạn.

- Đất phù sa gley, địa hình vàn thấp, thích nghi với trồng lúa 2 - 3 vụ.

- Đất phù sa gley, địa hình thấp, thích nghi với trồng lúa 3 vụ.

- Đất xám trên phù sa cổ, độ dốc < 3o, thích nghi với các loại cây trồng cạn.

- Đất xám gley, địa hình thấp, không tưới, thích nghi trồng lúa 1 vụ.

3.2.3. Khí hậu-Thuỷ văn Khí hậu.

- Khí hậu Vĩnh Cữu nói chung và khu vực Bình Lợi nói riêng là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt độ cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cho cây trồng phát triển quanh năm. Nhiệt độ bình quân 26oC, nhiệt độ tối cao trung bình 28oC vào tháng 4, nhiệt độ thấp trung bình 24,6oC vào tháng 12 và tháng 1. Tổng tích ôn 9.000 - 9.700o (khá cao), phân bố đều trong năm.

- Lượng mưa lớn và không có những cực đoan về khí hậu ảnh hưởng xấu đến sử dụng đất. Mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước gây úng ngập ở địa hình thấp.

Thuỷ văn. Bình lợi có sông Đồng Nai, đoạn qua xã Bình Lợi sông chảy theo hước từ đông sang tây và vòng xuống phía nam ôm trọn phần địa giới hành chính của xã, với chiều dài 12,6 km. Sông rộng trung bình 295 mét, lượng nước trên sông khá dồi dào. Chế độ thuỷ văn tại Bình Lợi phân hóa theo mùa và chế độ triều biển Đông.

- Mùa cạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau, lượng nước xấp xỉ 20% lượng nước cả năm. Mùa khô, lượng dòng chảy nhỏ, nước

18

trên sông Đồng Nai xuống thấp, khả năng cung cấp nước bị hạn chế đã gây tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và nông nghiệp.

- Mùa mưa vào tháng 7 đến tháng 10, thường xuất hiện lũ. Nước trên sông Đồng Nai lớn, có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc hạ lưu, nhất là những năm mưa lớn, hồ Trị An xã ở mức tối đa.

- Dòng chảy và vấn đề bồi đắp phù sa: hàm lượng phù sa trên sông Đồng Nai rất nhỏ (tổng lượng phù sa chỉ đạt 0,9.106 tấn, độ đục bình quân 15 - 30 g/m3), chứng tỏ sự xâm thực của dòng chảy các sông đổ vào sông Đồng Nai là rất yếu, nên vấn đề lắng đọng phù sa ít.

- Chế độ thuỷ triều: Bình Lợi chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông thông qua sông Đồng Nai.

3.2.4. Dân số

Theo số liệu của UBND xã, toàn xã có 6.038 nhân khẩu, 1.330 hộ, tỷ lệ gia tăng dân số là 1,5%. Bình quân 4,54 người/hộ, mật độ dân số 403 người/km2.

Lao động trong độ tuổi 100% đều biết chữ, trong đó:

- Trình độ văn hoá hết cấp I, II chiếm 82,66% ( 2.920 người).

- Trình độ văn hoá hết cấp III chiếm 14,4% (499 người).

- Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm 0,85% ( 30 người).

Đặc biệt tại xã hầu như chưa có cán bộ có chuyên môn quản lý hoạt động ở các ngành kinh tế, vì vậy hiệu quả công tác chưa cao.

Bảng 2. Cơ Cấu Lao Động theo Ngành của Xã Bình Lợi

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng dân số Tổng số lao động

- Lao động nông nghiệp - Lao động dịch vụ - Lao động khác

6.038 3.532 2.471 354 665

100 58,4 69,9 10 18,8

Nguồn tin: UBND xã Bình Lợi Thông qua bảng trên ta nhận thấy Bình Lợi là một xã nông nghiệp, chủ yếu là ngành trồng trọt (gần 70% dân số hoạt động trong nông nghiệp), lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao (10%).

Theo thông tin của xã thì lao động nông nghiệp chỉ sử dụng tối đa là 95 - 100 ngày công/năm (bằng 38 - 40% năng lực hiện có), vì vậy nên tao thêm việc làm để sử dụng hợp lý lao động và tăng thu nhập là điều rất cấp thiết. Bên cạnh đó, một vấn đề đáng lưu ý là lao động trong nông nghiệp có xu hướng bị già hoá, lao động trẻ ít muốn tham gia vào sản xuất nông nghiệp mà muốn tìm việc làm tại các khu công nghiệp.

3.2.5. Cơ sở hạ tầng

Bình Lợi là một xã có hạ tầng yếu kém. Từ sau giải phóng đến nay Bình Lợi đã được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư xây dựng một số cơ sở như: trường học, trạm trại, hệ thống giao thông, đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương, đồng thời tạo bước thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Do điểm xuất phát thấp, mức đầu tư bị hạn chế nên cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu về chất lượng và kém về chất lượng.

3.2.6.Văn hoá xã hội

Sự nghiệp phát triển giáo dục - y tế nhiều năm qua đã có bước phát triển vững chắc số lượng học sinh các cấp khá đông và gia tăng qua từng năm, cho đến nay tổng số học sinh của xã là 1.712 học sinh (năm 2005) chiếm 28,4% tổng dân số. Đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học thì các điểm trường được mở tận thôn ấp, tạo điều kiện cho con em đến trường thuận lợi. Tuy nhiên, đối với học sinh cấp III thì tại xã chưa có trường cấp III, vì vậy học sinh của xã phải sang học tại trường cấp III Thạnh Phú (xã Thạnh Phú).

Về y tế, thì trạm y tế xã với 2 y sĩ, 4 y tá và 1 nữ hộ sinh đã làm khá tốt nhiệm vụ của y tế cơ sở, tổ chức tiêm phòng theo chương trình quốc gia cho trẻ em trong độ tuổi, khám và điều trị các bệnh thông thường có kết quả, phát hiện, sơ cấp cứu kịp thời và chuyển lên tuyến trên các trường hợp bệnh nặng, vận động nhân dân giữ gìn tốt vệ sinh.

20

3.2.7. Thực trạng khu dân cư nông thôn và vấn đề sử dụng đất

Toàn xã có 46,2 ha đất ở (chiếm 3,1% tổng diện tích tự nhiên). Do điều kiện địa hình, địa chất thuận lợi cho việc xây dựng, nên phần lớn dân cư phân bố rãi rác. Họ làm nhà ngay trên mảnh đất đang canh tác nông nghiệp của họ, có tính chất tiện canh - tiện cư. Đặc điểm chủ yếu của dân cư Bình Lợi là phân bố dọc theo hành lang hương lộ 15, hương lộ 7 và ven sông Đồng Nai để tiện giao thông, tiện sử dụng nguồn nước và tiện cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hệ thống điện nước còn thiếu (xã có 4 trạm thủy lợi nhưng 1 trạm trong số đó đã không còn hoạt động do những nguyên nhân khách quan), giao thông thủy bộ đều ở mức thấp, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không phát triển, máy móc cũ kỹ lạc hậu (ở xã có 13 lò đường tư nhân nhưng đều cũ kỹ).

Các công trình văn hoá, thể dục thể thao chưa được xây dựng do cơ sở vật chất thiếu thốn, vì vậy mọi sinh hoạt đoàn thể của các tổ chức đều mang tính tạm bợ.

Công trình xây dựng bước đầu có khởi sắc nhưng tỷ lệ nhà kiên cố mới chiếm tỷ lệ khoảng 30%, còn đa số nhà dân là nhà bán kiên cố, nhà cấp IV.

Bảng 3. Kết Quả Điều Tra về Nhà Ở tại Xã Bình Lợi

Hạng mục Số lượng (nhà) Tỷ lệ (%)

Nhà kiên cố 426 32

Nhà bán kiên cố 807 60,72

Nhà vật liệu nhẹ 97 7,28

Nguồn tin: UBND Xã Bình Lợi Tuy nhiên, nếu so sánh với kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn Việt Nam thì ta nhận thấy rằng tỷ lệ nhà kiên cố của xã tương đối cao (nhà kiên cố cả nước có 12% số hộ thì Bình Lợi là 32%, hơn 20%; khi so sánh với Đông Nam Bộ về nhà kiên cố và bán kiên cố: 46,8% số hộ thì Bình Lợi đạt 92,72%).

3.3. Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Dựng và Sản Xuất VLXD Biên

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích lợi ích chi phí của hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w