Nhìn chung các dòng chảy thường xuyên (điển hình là sông) có 3 phần:
thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Phần thượng lưu chủ yếu là hoạt động xâm thực sâu, phần trung lưu xâm thực sâu và vận chuyển vật liệu, phần hạ lưu xâm thực ngang và tích tụ vật liệu.
Xâm thực sâu khi tốc độ dòng chảy nước lớn và đáy sông còn cao hơn mực nước xâm thực cơ sở khá nhiều. Khi đáy sông đạt tới trắc diện cân bằng thì hoạt động xâm thực sâu chấm dứt.
Xâm thực ngang xảy ra khi dòng sông đã đạt trắc diện cân bằng, sông xói mòn bờ để mở rộng lòng và uốn khúc dưới ảnh hưởng của sự tự quay của trái đất.
Xâm thực ngang gây xói lở bờ sông, đó là một quá trình tai biến địa chất, gây mất đất canh tác, sụp lở nhà cửa, đường xá. Xâm thực ngang làm cho sông uốn khúc ngày càng mạnh theo quy luật hai bờ sông đối diện sẽ có một bên lở và một bên bồi. Vào mùa lũ khi tốc độ nước sông tăng lên đột ngột và lưu lượng nước sông tăng lên đột ngột, sông sẽ đào thông đoạn bờ lở nằm gần nhau để tạo thành dòng chảy thẳng hơn, nhanh hơn. Đoạn sông uốn cong sẽ nhanh chóng bị bồi đắp hai đầu, sau đó tách hẳn dòng chính bị cô lập trở thành một loại hồ cong có tên là hồ sừng trâu hoặc hồ móng ngựa.
Hoạt động bồi tụ của dòng sông có thể xảy ra trong mùa lũ hoặc mùa cạn.
Bồi tụ xảy ra nơi nào động năng dòng nước giảm so với tốc độ chảy chung ở vùng chung quanh. Những nơi có thể được bồi là: nơi dòng sông sâu xuống đột ngột, rộng ra đột ngột, sau một vật cản (tảng đá to, một con thuyền đắm…), ở đoạn uốn cong lồi về phía bờ sông (bờ bồi). Bồi tích (Aluvi) mùa lũ thô hơn mùa khô. Tất cả các vị trí bồi tụ cao hơn trắc diện cân bằng của dòng sông đều là bãi bồi tạm thời, bồi tích trên bãi bồi tạm thời trước sau cũng bị dòng chảy mang đi chổ khác.
Hoạt động bồi - xói của sông tuỳ thuộc vào mực xâm thực cơ sở và chế độ khí hậu. Phối hợp cả hai sẽ tạo ra một thế hệ trắc diện cân bằng. Khi mực xâm thực cơ sở (là chủ yếu) và chế độ khí hậu có thay đổi, một thế hệ trắc diện cân bằng mới được thiết kế, có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn trắc diện cũ. Trong trường hợp thứ nhất, trắc diện cũ bị chôn vùi dưới trầm tích trẻ.
Vd: Ở thềm lục địa vịnh Bắc bộ ngày nay còn gặp nhiều lòng sông cổ bị chôn vùi đến độ sâu 60m dưới mực nước biển.
10
Trong trường hợp thứ hai, trắc diện cũ sẽ bị xâm thực phá hủy, nhũng chổ còn lại (bãi bồi, lòng sông cổ) tạo ra các bậc thềm sông. Có thể có nhiều thế hệ thềm sông (bậc I, bậc II, bậc III), thềm càng trẻ càng thấp.
Ngoài ra những tác động của con người vào dòng sông cũng gây ra hiện tượng bồi - xói bờ sông.
Nắn dòng sông. Dòng sông chảy ở đồng bằng bồi tích thường uốn khúc quanh co. Hoạt động khai phá vùng đồng bằng bao giờ cũng đòi hỏi các đoạn sông phải được nắn chỉnh (dẫn dòng chảy sang vị trí khác, hãm dòng chảy bắng đập nhân tạo). Hoạt động nắn dòng chảy khác với việc đào kênh mương ở chỗ tác động vào dòng sông chính chứ không can thiệp vào các dòng nhánh. Nắn dòng là kỹ thuật công trình nhằm giải quyết các mục đích:
- Tháo nước: hạ thấp mực nước, làm khô những diện tích ngập úng.
- Kiểm soát lũ: tăng sức chứa hoặc tốc độ chảy của dòng sông.
- Giao thông: xây dựng luồng tàu thẳng và sâu, các bến cảng sông.
- Nông nghiệp: làm tăng diện tích canh tác và làm cho canh tác thuận lợi.
- Kiểm soát xói mòn: xây dựng các công trình chống xâm thực ở bờ sông.
- Xây dựng: cầu, đường cao tốc, trạm bơm…
Hoạt động nắn dòng gây ra các ảnh hưởng xấu đàng kể đến môi trường.
Độ lớn của thiệt hại tuỳ thuộc vào việc làm thay đổi chế độ sông và đặc tính môi trường của đồng bằng bồi tích. Nhũng thiệt hại xảy ra đối với hệ sinh thái đất ngập nước, gây thiệt hại cho lớp phủ rừng, làm biến đổi mực nước ngầm, gây bồi xói bất thường vùng hạ lưu, gây biến động cảnh quan, đặc biệt gây hại cho thuỷ sinh nhất là cá.
Hoạt động nạo vét luồng lạch, đào kênh mương, nắn dòng chảy làm thay đổi điều kiện trầm tích và xâm thực của dòng chảy, thau chua rửa mặn cho đất, tháo khô vùng ngập, làm ổn định dòng chảy, đảm bảo độ sâu dòng chảy, nhưng lại có thể rửa lũa hoặc xói ngầm, xâm thực bờ. Thậm chí những hoạt động trên còn có thể gây ra sự nhiễm mặn cho đất, nếu sự nạo vét luồng lạch, đào kênh
khơi thông thêm sự xâm mặn, hoặc đưa nước về làm úng ngập ở vùng sâu, gây bồi - xói bất thường.