Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích lợi ích chi phí của hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai (Trang 70 - 74)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.7. Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm

Trong nội dung luận văn này, do có nhiều hạn chế về khả năng, thông tin, thời gian nên việc tính toán các lợi ích cũng như chi phí chỉ dừng lại ở việc tính các lợi ích, chi phí cấp một. Chính vì vậy ở đây ta chỉ xét trường hợp tiếp tục khai thác thì những chi phí và lợi ích cấp một nào sẽ xuất hiện, còn phương án ngưng khai thác thì chỉ lợi ích cấp một chính là giá trị của diện tích đất bị sạt lỡ và chi phí là không có.

Bên cạnh đó việc so sánh lợi và ích và chi phí được tiến hành giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, và từ đó suy diễn cho toàn bộ. Vì vậy, chi phí và lợi ích từ hoạt động khai thác cát của công ty chỉ được tính cho khu vực khai thác ở xã Bình Lợi.

4.7.1. Tiếp tục khai thác như cũ.

Về chi phí khai thác của công ty, thì ở phần này dựa trên chi phí và lợi ích trung bình cho 1 m3 cát, và thêm vào đó một khoảng chi phí là giá trị tính bằng tiền của lượng đất đã mất.

Bảng 33. Khối Lượng Cát Khai Thác của Xí Nghiệp Khai Thác Cát tại Khu Vực Huyện Vĩnh Cữu.

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Khối lượng cát khai thác (m3)

10.310 37.819,4 56.125 35.472,2 4.013,9 Chi phí trung bình 1

m3 cát (1000 đồng)

35.877,8 33.110,5 36.177,5 41.653,5 105.003,5 Doanh thu trung bình

1m3 cát (1000 đồng)

39.595,5 49.193,5 45.960,7 49.155,8 94.747,4 Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty BBCC Tại khu vực huyện Vĩnh Cữu, xí nghiệp có 5 xà lan với tổng trọng tải trên

nhận thấy khối lượng cát khai thác cao nhất là vào năm 2003 (đây là giai đoạn thị trường VLXD tại khu vực Biên Hoà và cà khu vực lận cận có nhu cầu khá cao), và thấp nhất là vào năm 2005 (mặc dù nhu cầu xây dựng trong khu vực là không giảm thậm chí còn gia tăng). Trong năm 2005, tại bãi số một thuộc địa phận huyện Vĩnh Cữu hoạt động khai thác chỉ diễn ra một cách cầm chừng vì UBND tỉnh đã ra quyết định hạn chế lượng cát khai thác và lượng cát được bồi đắp là không lớn. Ở đây để tính toán lợi ích và chi phí ta có những giả định như sau:

Giá đất không thay đổi qua hàng năm và là giá sẵn lòng trả của chính ngưòi dân có diện tích đất bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này qua điều tra 55 hộ tại hai ấp (ấp 1 và ấp 2) thì giá đất vườn tại khu vực đạt trung bình là 68.000 đồng/m2.

Xuất chiết khấu được lựa chọn để đưa vào tính toán sẽ là các mức chiết khấu 8%. Dựa vào lãi suất của trái phiếu chính phủ (8,73%), ta có thể coi đây là suất chiết khấu xã hội. Có thể giải thích phần này như sau:

- Ưu tiên của con người cho hiện tại hơn tương lai có thể không hợp lý, vì thế họ không thể tối đa phúc lợi của mình. Một sự bất hợp lý có thể xảy ra là những mong muốn tiêu dùng quá nhiều trong hiện tại ứng với việc đưa ra một suất chiết khấu cao, và do đó sẽ khó khăn trong tương lai khi không đủ các khoản tiết kiệm. Vì thế, chính phủ chọn cách hành xử như những người bảo vệ cho những mong muốn tương lai của thế hệ hiện tại. Trên khía cạnh chính trị, chính phủ sẽ đưa ra một tỷ suất thấp hơn tỷ suất thị trường. Tại mức lãi suất thấp hơn này, sẽ có thêm dự án sinh lời, có thêm dự án được thực hiện, và do đó có thêm lợi ích cho tương lai.

- Rất nhiều người không mua trái phiếu mà đầu tư những khoản tiết kiệm vào nơi có lợi tức cao hơn hoặc tiêu xài toàn bộ thu nhập. Cả hai loại người này đều cho thấy tỷ suất ưu tiên của họ lớn hơn lãi suất trái phiếu. Trên cơ sở này, cách tính tỷ suất từ trái phiếu cho kết quả ước tính tối thiểu của tỷ suất ưu tiên thời gian.

58

- Đối với những vấn đề liên quan đến môi trường nên được chiết khấu với một tỷ suất thấp đặc biệt, bởi các dự án phát triển rừng, nguồn nước và bảo vệ đất đều cho những lợi ích trong dài hạn. Để tránh thiên lệch, các dự án này phải được đánh giá bằng những tỷ suất thấp đặc biệt.

Bảng 34. Chi Phí - Lợi Ích Hàng Năm Tính Cho Khu Vực Khai Thác tại Xã Bính Lợi

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng chi phí Giá trị đất bị mất Tổng doanh thu

2001 369,9 246,8 408,2

2002 1.252,2 343,7 1.860,5

2003 2.030,5 858,6 2.579,5

2004 1.477,5 687,1 1.743,7

2005 421,5 96,2 380,3

Nguồn tin: TTTH Khi xét theo khía cạnh tài chính, thì trong 5 năm hoạt động khai thác cát sẽ mang về lợi ích ròng xấp xỉ 1,25 tỷ đồng với suất chiết khấu là 8% và tỷ số BCR đạt xấp xỉ 1,26 có nghĩa là khi ta bỏ ra 1 đồng chi phí thì được 1,26 đồng doanh thu. Với những giá trị NPV và BCR như vậy, thì phương án tiếp tục khai thác có thể coi như là đạt hiệu quả. Tuy nhiên nếu xét trên khía cạnh kinh tế, khi thêm vào tổng chi phí giá trị của diện tích đất bị mất mát thì phương án trở nên không hiệu quả vì các giá trị đều không đạt yêu cầu, cụ thể là NPV có giá trị xấp xỉ - 0,66 tỷ và tỷ số BCR chỉ đạt 0,9 (trong trường hợp này không tính phần đóng thuế tài nguyên vào tổng chi phí vì đây là khoản chuyển giao giữa công ty và chính phủ). Như vậy, khi xét về mặt kinh tế thì phương án hoàn toàn không đạt hiệu quả, qua 5 năm hoạt động thì phương án không mang lại lợi ích, thậm chí còn lỗ 0,66 tỷ đồng khi đua thêm chi phí do sạt lở đất vào trong tính toán.

4.7.2. Ngưng khai thác và mua cát từ địa phương khác

Với phương án ngưng hoạt động khai thác thì công ty phải thêm phần chi phí về việc mua cát tại các tỉnh miền tây, tuy nhiên những chi phí phục vụ cho khai thác sẽ được cắt giảm và lợi nhuận ròng của phương án này chắc chắn sẽ

Trong trường hợp này ta cũng có một số giả định:

- Lượng cát công ty mua tương đương với lượng cát công ty có thể khai thác được qua các năm.

- Tình hình lao động của công ty không biến động.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị công ty không biến động và tỷ lệ khấu hao như trường hợp công ty khai thác như cũ.

- Trong trường hợp này giá cát đưa vào tính toán sẽ là giá trung bình trong thời điểm hiện nay và có giá trị là 55.275 đồng/m3 (giá công ty mua) đây là giá mà nơi bán sẽ chuyển cát đến bãi cho công ty và giá 73.700 đồng/m3 (giá công ty bán).

- Việc ngưng khai thác sẽ không gây ra sạt lở (thực tế thì việc sạt lở vẫn xảy ra ngay cả khi không khai thác nhưng diện tích sạt lở không đáng kể nên xem như là không có).

Để việc so sánh hai phương án phù hợp, thì trong trường hợp này mức sản lượng đưa vào tính toán tương đương với mức sản lượng mà trường hợp trên có thể có.

Bảng 35. Chi Phí và Lợi Ích Hàng Năm theo Phương Án Ngưng Khai Thác Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng chi phí

hoạt động Chi phí mua cát Tổng doanh thu

2001 156,7 569,9 759,8

2002 567,7 2.090,5 2.787,3

2003 648,0 3.102,3 4.136,4

2004 427,4 1.960,7 2.614,3

2005 195,4 221,9 295,8

Nguồn tin: TTTH Với việc mua cát từ miền Tây, công ty sẽ giảm trừ các khoản chi phí cho khâu khai thác, trong khi đó chi phí của các khâu khác vẫn còn nhưng giảm xuống 30%, chỉ bằng khoản 70% so với lúc còn khai thác (lao động trong khâu khai thác sẽ được xem xét chuyển đổi bổ xung cho các khâu cần thiết).

Trong quá trình 5 năm, thì lợi ích ròng mang về từ phương án ngưng khai thác và mua các từ địa phương khác là xấp xỉ 0,55 tỷ, tỷ số BCR đạt 1,07. Qua

60

hai chỉ tiêu trên ta có thể nhận thấy phương án mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với phương án tiếp tục khai thác.

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích lợi ích chi phí của hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w