Thực trạng dạy học hợp tác ở trường Trung học phổ thông .1. Kết quả điều tra GV

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC HÌNH HỌC 10 (Trang 26 - 30)

Trao đổi với gần hai mươi GV dạy giỏi, những nhà giáo lâu năm, giàu kinh nghiệm, chúng tôi thường đặt ra các câu hỏi cho mỗi GV xoay quanh nội dung: Theo thầy (cô) những khó khăn mà GV thường gặp phải khi giảng dạy theo phương pháp dạy học hợp tác là gì? Những khó khăn mà HS của thầy (cô) thường gặp phải khi học hợp tác là gì? Kết quả là mỗi GV đều cho chúng tôi những ý kiến bổ ích về thực trạng dạy học hợp tác ở trường phổ thông hiện nay.

Tổng hợp các ý kiến, chúng tôi xin đưa ra một vài kết luận về thực trạng dạy học hợp tác ở trường phổ thông hiện nay như sau:

- Thời lượng tiết học ngắn được xem là điều khó khăn nhất cho việc tổ chức cho HS học hợp tác.

- Việc đánh giá chính xác kết quả HĐ, trình độ của từng HS gặp nhiều khó khăn do hiện tượng "ăn theo" và "tách nhóm" hay bị chi phối bởi nhóm trưởng.

- Các thành viên phối hợp không nhịp nhàng, thiếu chủ động, chưa quen cách làm việc theo nhóm.

- Do hạn chế về kỹ năng tổ chức HĐ nhóm nên mất nhiều thời gian chuẩn bị, triển khai các HĐ.

- Một lớp học đông khiến GV khó thiết kế và điều khiển HĐ nhóm. Khi thảo luận nhóm, HS thường phải di chuyển và ngồi trực diện, với cách bố trí bàn học ở các trường hiện nay (bàn 2 HS cố định) làm cho việc thảo luận nhóm diễn ra không thuận lợi đồng thời ảnh hưởng đến trật tự cho lớp kế bên.

- Ngoài ra còn có thêm một số ý kiến khác:

+ Hình thức kiểm tra đánh giá chưa phù hợp.

+ Mất nhiều thời gian để xõy dựng HĐ, theo dừi và đỏnh giỏ.

+ Khó ổn định và điều khiển lớp học; đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo của GV.

+ Khó triển khai HĐ nhóm đến đối tượng HS yếu.

+ HS chưa có thói quen tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

+ HS học nhiều môn, nếu môn nào cũng HĐ nhóm thì sẽ dẫn đến quá tải.

+ Chương trình các môn học còn nặng, HS không đủ thời gian chuẩn bị tốt.

1.4.2 Kết quả điều tra HS

Chúng tôi đã tiến hành điều tra nhu cầu và sự hiểu biết của HS đối với phương pháp dạy học hợp tác. Điều tra được thực hiện vào tháng 9/ 2015 với 165 HS tại trường Trung học phổ thông Thanh Liêm B- Tỉnh Hà Nam. (phụ lục 1)

Bảng thống kê kết quả điều tra HS:

Ý Câu

a b c d e

SL % SL % SL % SL % SL %

1 4 2,42 8 4,85 57 34,55 69 41,82 27 16,36

2 2 1,21 11 6,67 55 33,33 72 43,64 25 15,15

3 13 7,88 8 4,85 18 10,09 7 4,24 119 72,94

4 3 1,82 13 7,88 93 56,37 38 23,03 18 10,9

5 5 3,03 11 6,67 50 30,3

0

71 43,03 28 16,97

6 1 0,61 5 3,03 22 13,33 76 46,06 61 36,97

7 10 6,06 9 5,45 37 22,42 66 40 43 26,07

8 5 3,03 34 20,6 19 11,52 50 30,3

0

57 34,55

9 4 2,42 72 43,64 18 10,9 31 18,8 40 24,24

10 6 3,64 12 7,27 36 2,82 67 59,6 44 26,67

11 4 2,42 13 7,88 43 26,06 61 36,97 44 26,67

12 4 2,42 31 18,79 62 37,58 43 26,06 25 15,15

13 14 8,48 16 9,7 63 38,1

8

15 9,09 57 34,55

14 3 1,82 14 8,48 56 33,94 63 38,1

8

29 17,58

15 4 2,42 12 7,27 52 31,52 65 39,39 32 19,4

16 76 46,06 43 26,06 27 16,36 15 9,09 4 2,43

17 8 4,85 30 18,1

8

69 41,82 39 23,63 19 11,52

18 5 3,03 8 4,85 40 24,24 69 41,82 43 26,06

19 56 33,94 50 30,0 3

33 20,2 8

17 10,3 9 5,45

20 56 33,94 81 49,09 17 10,3 7 4,25 4 2,42

21 14 8,48 11 6,67 8 4,85 49 29,7 83 50,3

22 11 6,67 45 27,27 85 51,52 9 5,45 15 9,09

23 5 3,03 21 12,74 81 49,09 40 24,24 18 10,9

24 14 8,48 33 20,2

8

78 47,27 29 17,3 11 6,67

25 18 10,9 43 26,06 87 52,74 9 5,45 8 4,85

26 11 6,67 53 32,12 84 50,91 8 4,85 9 5,45

27 5 3,03 13 7,88 43 26,06 73 44,24 31 18,79

28 50 30,3 10 6,06 89 53,94 8 4,85 8 4,85

Phân tích kết quả điều tra:

- Về nhận thức và thái độ của HS đối với học hợp tác (câu hỏi 1): có 92,73% HS muốn được học hợp tác. Trong đó, có 58,18% HS mong muốn thường xuyên và rất thường xuyên được học hợp tác.

- Về khả năng tự khẳng định mình:

+ Có 90,3% HS mạnh dạn nêu ý kiến riêng của mình. trong đó có 33,93%

HS thường xuyên và rất thường xuyên nêu ý kiến riêng của mình.

+ Có 71,24% HS có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Trong đó, có 23,97% HS thường xuyên và rất thường xuyên được thể hiện khả năng của mình.

+ Có 89,1% HS biết tự đánh giá khả năng của mình. Trong đó, có 63,04

% HS biết, biết tốt và thành thạo tự đánh giá khả năng của mình.

+ Có 93,33% HS biết đánh giá khả năng của bạn khác. Trong đó, có 61,21% HS biết, biết tốt và thành thạo đánh giá khả năng của các bạn khác.

- Về trách nhiệm cá nhân đối với nhóm (câu hỏi 5 và 20):

+ Có 90,3% HS cho rằng có đóng góp ý kiến cho nhóm. Trong đó có 60%

HS thường xuyên và rất thường xuyên có đóng góp ý kiến cho nhóm.

+ Có 83,03% HS cho rằng mọi thành viên trong nhóm phải có đóng góp ý kiến.

- Về động cơ hợp tác (câu 28): có 30,3% HS do bài khó, 6,06 % HS do bài nhiều, 53,94% HS do thi đua giữa các nhóm, 4,85% do GV yêu cầu và 4,85 HS cho rằng vì điểm.

- Về câu hỏi ý kiến khác của em (câu 29): chỉ có 9,09% HS có câu trả lời và hầu hết các em có mong muốn được thầy, cô của mình tổ chức các tiết học hợp tác. Số còn lại không có câu trả lời.

Đánh giá chung: Việc đưa phương pháp dạy học hợp tác vào giảng dạy ở các trường còn ít và mang tính hình thức, không đúng với bản chất của học hợp tác. Do đó hiệu quả giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS, chưa phát huy được các điểm mạnh của dạy học hợp tác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày tổng quan về phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học hợp tác. Phương pháp dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học tích cực và mang tính xã hội cao. Ngoài chức năng và nhiệm vụ giúp HS tự mình lĩnh hội tri thức, phương pháp dạy học hợp tác còn có chức năng rèn luyện các kĩ năng xã hội cho HS.

Để xác định cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành điều tra về nhu cầu, sự hiểu biết của HS ở một số trường trung học phổ thông về phương pháp dạy học hợp tác.

Đó chính là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi xây dựng chương 2 là: "Những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của HS trong dạy học hợp tác Hình học 10".

Chương 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC HÌNH HỌC 10 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w