MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HS
2.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC HÌNH HỌC 10
2.1.1 Căn cứ vào cơ sở Tâm lí học, Giáo dục học của HĐ nhóm
Trước nhu cầu của xã hội hiện đại, việc hình thành kĩ năng sống cho HS đang được quan tâm. Theo các chuyên gia Tâm lí học để giáo dục, bồi dưỡng kĩ năng sống cho HS cần phải tăng cường tổ chức các HĐ, tạo cơ hội cho các em có nhu cầu hợp tác, tự nghiên cứu và trình bày ý tưởng của mình.
Ngoài ra việc giáo dục các kĩ năng cho HS, đặc biệt là giúp các em có phương pháp học tập và làm việc khoa học, có thể hợp tác, hội nhập một cách hiệu quả thông qua việc lập kế hoạch học tập và kiểm soát thời gian hợp lí là nhiệm vụ mà GV cần hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hiện và thường xuyên rèn luyện thông qua các bài lên lớp có tổ chức HĐ nhóm. Từ đó HS sẽ chủ động tiếp thu, vận dụng kiến thức và tăng cường hứng thú học tập đồng thời có cơ hội trao đổi với bạn bè, với GV.
2.1.2 Quy trình tổ chức HĐ nhóm
Để nâng cao hiệu quả bài lên lớp có sử dụng HĐ nhóm, theo chúng tôi cần chú trọng đến việc xây dựng quy trình tổ chức HĐ nhóm.
Quy trình tổ chức dạy học bằng HĐ nhóm có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Lập kế hoạch bài giảng
GV Giai đoạn Học sinh
Phân tích thông tin
Xác định mục tiêu
Chia nhóm
Giao nhiệm vụ
Làm việc trong nhóm
Tổng kết Đánh giá
Xem lại mục tiêu đề ra Nhận xét hoạt động nhóm
Chuẩn bị Thực hiện Rút kinh nghiệm
Xác định mục tiêu bài
Nghiên cứu nội dung bài
Hòa nhập vào nhóm
Tự nghiên cứu nhiệm vụ
Hợp tác với các thành viên trong nhóm
Tự đánh giá bản thân và nhóm
Tự nhận xét hoạt động của cá nhân và nhóm
Một trong những khâu quan trọng để xây dựng quy trình tổ chức HĐ nhóm một cách chặt chẽ tạo thành công cho bài lên lớp là lập kế hoạch bài giảng chu đáo. Điều này thể hiện qua việc lựa chọn nội dung HĐ phù hợp với đối tượng và hình thức tổ chức đảm bảo thích hợp với điều kiện thực tế cũng như xây dựng phương án kiểm tra đánh giá một cách khoa học. Không phải nội dung nào cũng tổ chức HĐ nhóm được, vì vậy phải chọn nội dung thích hợp. Đó là những nội dung có tác dụng hình thành nhu cầu hợp tác, những nội dung không quá khó mà cũng không quá dễ, nhưng kích thích được sự tranh luận trong tập thể. Lựa chọn nội dung phù hợp quyết định sự thành công của phương pháp và hình thức tổ chức.
Tùy theo tính chất đơn giản hay phức tạp của vấn đề cần thảo luận và nhiệm vụ đặt ra cho nhóm nghiên cứu cũng như trình độ HS, GV cân nhắc lựa chọn hình thức HĐ nhóm cho thích hợp. Hình thức tổ chức HĐ thích hợp sẽ làm tăng hứng thú học tập cho HS, tạo động cơ học tập, khơi dậy tinh thần hợp tác làm việc hiệu quả.
Ngoài ra cách đánh giá, khen thưởng của GV cũng không kém phần quan trọng tạo nên sự thành công của tiết học. GV có sự đánh giá công bằng, chính xác và khen thưởng hợp lý sẽ làm tăng hứng thú học tập cho HS.
2.1.3 Những khó khăn và bài học thực tiễn trong tổ chức HĐ nhóm
Qua thực trạng điều tra bằng phiếu thăm dò và trò chuyện với các GV ở trường trung học phổ thông, nếu lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp với đối tượng tiến hành dạy học bằng HĐ nhóm, hiệu quả bài lên lớp sẽ tốt hơn.
Mặt khác yếu tố thời gian là trở ngại lớn nhất mà phương pháp dạy học hợp tác gặp phải. Đa số GV đều cho rằng dạy học hợp tác có nhiều ưu điểm nhưng cần nhiều thời gian chuẩn bị và tổ chức thực hiện các HĐ. Nếu có biện pháp làm tối ưu thời gian thảo luận, báo cáo sản phẩm của các nhóm và ghi bài cho HS thì hiệu quả HĐ nhóm sẽ tốt hơn.
Một số trường trung học phổ thông hiện nay đang chú trọng đến việc thiết kế phiếu tự học cho HS nhằm tạo điều kiện cho HS có sự chuẩn bị, tự học và hợp tác với các bạn để hoàn thành bài học và củng cố kiến thức đã học.
Ngoài ra, từ thực trạng điều tra cũng cho thấy một số hạn chế của việc tổ chức dạy học bằng HĐ nhóm là hiện tượng “ăn theo”, “ỷ lại”, “tách nhóm”
hay kết quả thảo luận bị chi phối bởi nhóm trưởng hoặc thành viên khá, giỏi trong nhóm. Do đó cần thiết có biện pháp khắc phục các yếu tố trên để việc tổ chức dạy học hợp tác đạt kết quả tốt hơn.
2.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của dạy học hợp tác
Dạy học bằng HĐ hợp tác nhóm mang lại hiệu quả cao cho người học, phương pháp này không chỉ làm tăng khả năng tự học, tìm kiếm, chọn lọc thông tin mà còn giúp các HS nâng cao một số kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử, hợp tác và hội nhập. “Dạy học hợp tác không chỉ nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội kiến thức, mà còn đạt được mục đích cao hơn, đó là dạy cách sống cho HS” [8, tr57]
Theo Nguyễn Bá Kim, việc hợp tác mang đến thành tích học tập cao hơn, hiệu suất làm việc tốt hơn của tất cả các HS, khả năng ghi nhớ lâu, động cơ bên trong, thời gian làm việc cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán.
"Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công và hợp tác với tập thể cộng đồng" [10. Tr57]
Tuy nhiên hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp này cũng có một số hạn chế như dễ xảy ra tranh luận, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết. Thậm chí có vài thành viên lười nhác, ỷ lại, không làm việc, gây mâu thuẫn nội bộ dẫn đến kết quả HĐ nhóm không cao.
Nếu xây dựng và thiết kế các hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá phù hợp sẽ làm tăng tình đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên từ đó hiệu quả
giáo dục sẽ tốt hơn. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện đại, là đích đến mà ngành giáo dục nước ta đặt ra hiện nay: đào tạo nguồn lực năng động, sáng tạo, vừa có khả năng tự lực, vừa hội nhập, hợp tác tốt vì lợi ích chung của tập thể.
2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS