MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HS
Bài 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm
a)Chứng minh A, B, C là ba đỉnh của một tam giác.
b)Xác định điểm D trên trục hoành sao cho ba điểm A, B, D thẳng hàng.
c) Xác định điểm E trên cạnh BC sao cho BE= 2EC.
d)Xác định giao điểm của hai đường thẳng DE và AC.
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học hợp tác vào dạy học Hình học lớp 10 Trung học phổ thông, sau khi hoàn thành các bài dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành tổ chức cho mỗi lớp làm một bài kiểm tra với thời gian 45 phút.
Mục đích của bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh cũng như tinh thần hợp tác và năng lực làm việc theo nhóm của học sinh.
3.4.1. Kết quả học tập
Sau khi cho các lớp kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra số 1
NHểM SỐ
học sinh
SỐ BÀI kiểm
tra
Nhóm điểm 3-4
Nhóm điểm 5-6
Nhóm điểm 6-7
Nhóm điểm 9-10 Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Thực
nghiệm 55 55 7 13 27 49 13 24 8 14
Đối
chứng 55 55 11 20 26 47 12 22 6 11
Bảng 3.2: Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra số 2 NHểM SỐ
học sinh
SỐ BÀI kiểm tra
Nhóm điểm 3-4
Nhóm điểm 5-6
Nhóm điểm 6-7
Nhóm điểm 9-10 Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Thực
nghiệm 55 55 6 11 24 44 15 27 10 18
Đối
chứng 55 55 10 18 28 51 11 20 6 11
Kết quả kiểm tra được biểu diễn dưới dạng biểu đồ hình cột như sau:
Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra bài số 1
Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra bài số 2
Dựa vào kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn của các lớp đối chứng, thể hiện:
- Điểm bình quân của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Số học sinh và tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi của lớp thực nghiệm
cao hơn lớp đối chứng.
- Ở lớp đối chứng có nhiều em bị điểm kém trong khi ở lớp thực nghiệm số học sinh bị điểm kém là ít hơn.
3.4.2 Kết quả về thái độ hợp tác
Theo quan sát các tiết dạy ở các lớp thực nghiệm cho thấy không khí học tập ở các lớp nay khá sôi nổi, tích cực, có tinh thần hợp tác. Nhìn chung học sinh trong các nhóm có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm.
Về vở ghi bài thì mỗi em tự mình ghi theo cách hiểu và dùng kí hiệu riêng. Đây là điều khác biệt nhất đối với trước đó, khi giáo viên dạy học theo phương pháp truyền thống thì hầu như phần vở ghi của các em là giống nhau, không có dấu ấn cá nhân riêng.
Qua phỏng vấn và điều tra bằng phiếu hỏi đối với học sinh lớp thực nghiệm sau khi tiến hành các giờ dạy thực nghiệm cho thấy:
− Về trách nhiệm cá nhân đối với nhóm: Có 82% học sinh trả lời thường xuyên hoặc rất thường xuyên đưa ý kiến đóng góp cho nhóm. Có trên 85% học sinh thường cố gắng tìm cách để các bạn hiểu được các ý kiến của mình trong quá trình thảo luận. Kết quả này cho thấy trách nhiệm của cá nhân đối với nhóm đã tăng lên khá nhiều so với kết quả điều tra chung trước thực nghiệm.
− Đối với các câu hỏi về kĩ năng giao tiếp trong quá trình hợp tác kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ học sinh chọn phương án thường xuyên hoặc rất thường xuyên từ 83% trở lên. Như vậy có thể thấy các kỹ năng giao tiếp của học sinh và thái độ hợp tác của học sinh là khá tốt so với trước thực nghiệm.
Do đó các hình thức tổ chức dạy học hợp tác là khá hiệu quả và có tác dụng phát triển các kĩ năng hợp tác cho học sinh.
− Về thái độ đối với học hợp tác: Đa số các em thích học hợp tác, thậm chí còn mong chờ tiết dạy hợp tác để được trao đổi với bạn về bài học vì nhiều em cho rằng hỏi bạn thì cảm thấy tự tin hơn so với việc đứng trước giáo viên.
Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra và phỏng vấn có thể bước đầu đánh
giá hiệu quả của phương pháp dạy học mà chúng tôi đề xuất là có thể chấp nhận được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày việc thực nghiệm sư phạm của chúng tôi tại trường Trung học phổ thông Thanh Liêm B. Kết quả thực nghiệm sư phạm được đánh giá qua bài kiểm tra sau thực nghiệm của HS và qua nhận xét của GV trong quá trình giảng dạy. Qua kết quả thực nghiệm và các ý kiến của GV và HS về dạy hoch hợp tác cho thấy:
+) Vận dụng các kỹ thuật dạy học hợp tác mà chúng tôi đề xuất trong chương trình Hình học 10 phù hợp với thực tế đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, đồng thời đảm bảo được các yêu cầu về mặt sư phạm và mục tiêu dạy học toán hiện nay.
+) Kết quả thống kê cho thấy chất lượng học tập ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng.
+) Việc vận dụng các kỹ thuật dạy học hợp tác đã tạo ra một động lực tinh thần và trí tuệ để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Các giờ học dạy học hợp tác không chỉ giúp cho HS lĩnh hội tri thức và kỹ năng với chất lượng cao hơn, mà còn giúp HS phát triển các kỹ năng hợp tác tương trợ và giúp đỡ nhau trong học tập.