MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HS
HĐ 5. Vận dụng công thức
III. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu Project bảng phụ dùng để viết phấn
IV. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh
− Giáo viên: Thiết kế hai phiếu học tập hợp tác nhóm, bảng tổng kết kiến thức và phiếu bài tập về nhà. Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thảo luận, kết luận vấn đề, tổng kết thi đua.
− Học sinh: Ôn tập những kiến thức lý thuyết, tự mình hoàn thiện phiếu học tập riêng, thảo luận, thống nhất kết quả. Thư ký viết vào phiếu học tập chung của cả nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả.
V.Hình thức tổ chức giờ học
− Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập hợp tác với nhau thông qua hai vòng thi tương ứng với các hoạt động được đề ra trong hai phiếu học tập(
với biểu điểm 40+60= 100) diễn ra trong khoảng thời gian 45 phút.
VI. Nội dung các hoạt động:
Giờ học diễn ra trong 45 phút gồm các hoạt động sau:
− HĐ 1( 10-15 phút): Ôn tập các biểu thức về tọa độ: Vectơ, điểm, trung điểm, trọng tâm tam giác và độ dài vectơ( thi tiếp sức viết về các công thức tọa độ)
− HĐ 2( 20-25 phút): Tìm phương pháp phân tích một vectơ theo 2 vectơ không cùng phương cho trước.
− HĐ 2( 3-5 phút): Giáo viên cùng học sinh tổng kết, khắc sâu kiến thức.
VII. Tiến trình bài học
HĐ 1: Ôn tập các biểu thức về tọa độ: Vectơ, điểm, trung điểm, trọng tâm tam giác và độ dài vectơ.
1. Mục tiêu: ( Như trên)
2. Nội dung: Trong mp tọa độ Oxy + Tọa độ vectơ
+ Hai vectơ bằng nhau: Nếu ,
thì ⇔ . + Tọa độ của một điểm: M
+ Với hai điểm A B ta có:
+ Biểu thức tọa độ của các phép toán: Với hai vectơ , ta có:
; , k∈R.
+ Tọa độ trung điểm: Cho hai điểm A B Gọi I là trung điểm của đoạn AB, khi đó:
+ Tọa độ trọng tâm tam giác ABC với: A B C . Gọi G là trọng tâm ABC thì:
;
3. Thiết kế tình huống
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trong mp tọa độ Oxy, hãy viết các biểu thức tọa độ của:
Vectơ, điểm, các phép toán, trung điểm của đoạn thẳng, trọng tâm tam giác.
4. Tổ chức thi tiếp sức:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi tiếp sức viết các biểu thức tọa độ của: (như phiếu). Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, đặt lên dãy bàn trên cùng của
mỗi nhóm một bảng phụ viết bằng phấn( kích thước bằng bảng lớn của lớp)
Bước 2: Nêu yêu cầu của cuộc thi: Cuộc thi kéo dài trong 5 phút với thể lệ như sau:
+ Mỗi học sinh chỉ được viết một biểu thức tọa độ thỏa mãn yêu cầu của phiếu học tập vào bảng phụ.
+ Tại một thời điểm chỉ có một học sinh tiếp cận với bảng phụ.
+ Các biểu thức được tính là những biểu thức viết đúng và không lặp lại trong bảng phụ của mỗi nhóm.
+ Kết quả của cuộc thi được xếp thứ tự theo số biểu thức viết đúng của các nhóm được tính trên bảng phụ.
Bước 3: Dùng máy chiếu yêu cầu lên màn hình( Phiếu học tập (1)), phát lệnh bấm giờ bắt đầu cuộc thi.
Bước 4: GV căn thời gian kết thúc và thông báo hết giờ, cuộc thi kết thúc. Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện đưa bảng phụ lên treo lên bảng chính theo thứ tự.
Bước 5: Giáo viên chiếu kết quả mong muốn đạt được lên màn hình, cho các tổ kiểm tra chéo kết quả của nhau và thông báo số biểu thức mỗi tổ đã viết đúng( không lặp lại trong mỗi bảng phụ).
Bước 6: Giáo viên kết luận vấn đề và đánh giá kết quả học tập của từng tổ và kết thức hoạt động 1.
5. Kết quả mong muốn đạt được: ( Nội dung của HĐ 1)
HĐ 2: Tìm phương pháp phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương cho trước
1. Mục tiêu: Thành thạo các bước phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương cho trước.
2.Nội dung: Các bước phân tích vectơ theo hai vectơ
không cùng phương và .
Bước 1: Giả sử tồn tại cặp số thỏa mãn:
, (1)
Bước 2: Đưa (1) về hệ phương trình hai ẩn m và n:
(2)
Bước 3: Giải hpt (2) và kết luận.
3. Thiết kế tình huống PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài toán: Cho Hãy phân tích vectơ theo hai vectơ và .
Bạn Hồng Anh giải bài tập trên như sau:
Bước 1: Gọi (m; n) là cặp số thỏa mãn: (1) Bước 2: Ta có
;
Do đó: .
(1 (2)
Bước 3: Giải (2), ta có:
(2) Vậy
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về lời giải của bạn Hồng Anh?
Câu hỏi 2: Cho ,
a) Tìm tọa độ của vectơ
b) Biểu diễn vectơ theo hai vectơ và .
Câu hỏi 3: Cho ABC biết .
a) Hãy phân tích vectơ theo hai vectơ và ,
biết .
b) Tìm tọa độ điểm D, biết . Em có nhận xét gì về tứ giác ABCD?
Câu hỏi 4: Em hãy nêu các bước phân tích vectơ theo hai vectơ và .
4. Tổ chức học hợp tác
− GV vẫn chia lớp thành 4 nhóm( giữ nguyên như HĐ 1). GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu mỗi HS tự nghiên cứu và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 10 phút.
− GV quan sát các nhóm thảo luận, có thể trợ giúp nếu nhóm nào đó giơ biểu tượng cần giúp đỡ. ( Biểu tượng đã hoàn thành xong là mặt cười, cần trợ giúp là mặt mếu). Các nhóm hoàn thành phiếu học tập chung của cả nhóm trong thời gian 7 phút( dùng bảng phụ viết phấn để hoàn thành phiếu học tập).
− GV thông báo hết thời gian làm việc nhóm, yêu cầu đại diện của nhóm treo bảng phụ lên vị trí theo đúng thứ tự đã qịnh sẵn.
− GV chỉ định một thành viên bất kì trong một nhóm trình bày một trong các câu mà nhóm đã thực hiện để kiểm tra kiến thức của học sinh đó;
Sau đó điều khiển học sinh thảo luận chung để kết luận vấn đề.
− GV chiếu kết quả mong muốn đạt được lên màn hình, hợp thức hóa kiến thức, kết luận vấn đề và đánh giá kết quả đạt được của các nhóm trong khoảng thời gian 5 phút.
5. Dự kiến các ý kiến khác nhau và cách giải quyết trong quá trình thảo luận
Dự kiến 1: một số em không biết tại sao bạn Hồng Anh lại thiết lập được hpt (2). Tuy nhiên qua thảo luận và hợp tác nhóm các em sẽ được các bạn khỏc chỉ rừ vỡ sao cú hpt (2), từ đú giải quyết được cỏc cõu hỏi 2 và 3.
Dự kiến 2: Một số em quên cách giải hpt bậc nhất hai ẩn số đã học ở lớp 9. Tuy nhiên qua thảo luận và hợp tác nhóm các em sẽ nhớ lại và giải được hpt bậc nhất hai ẩn số.
Dự kiến 3: Ở câu hỏi 3, ý b có ý kiến cho rằng:
Ta thấy nên 4 điểm A, B, C, D theo thứ tự lập thành hình bình hành. Do đó: = .
Mà ; nên :
Vậy
Hướng giải quyết: Gv gợi ý cách giải trên là đúng. Như vậy, chúng ta có ít nhất hai cách để tìm tọa độ điểm thứ tư của hình bình hành.
6. Kết quả mong muốn đạt được.
Câu hỏi 1: Bạn Hồng Anh giải hpt (2) sai dẫn đến kết quả phân tích
vectơ theo hai vectơ và sai. Kết quả đúng là . Vậy . Câu hỏi 2:
a)
b) .
Câu hỏi 3:
a) b)
Nhận xét: Theo đề bài, nên nên 4 điểm A, B, C, D theo thứ tự lập thành hình bình hành
Câu hỏi 4: (Nội dung của HĐ 2)
HĐ 3: GV cùng HS tổng kết, khắc sâu kiến thức
Bước 1: GV chiếu các biểu thức tọa độ của vectơ, điểm, các phép toán, trung điểm của đoạn thẳng, trọng tâm tam giác trong mặt phẳng Oxy để củng cố cho HS.( Nội dung của HĐ 1)
Bước 2: GV nhắc lại các bước phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương cho trước và chiếu lên màn hình nội dung của HĐ 2.
Bước 3: GV nhận xét, tổng kết thi đua của các nhóm trong giờ học.
Bước 4: GV giao BTVN: ( chiếu lên bảng yêu cầu của GV) BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài 1: Cho tam giác ABC có
a)Tìm tọa độ điểm M sao cho C là trung điểm của đoạn MB. b)Xác định tọa độ trọng tâm tam giác ABC.
c) Tìm tọa độ điểm D sao cho ABCD là hình bình hành.