Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Đó là những thông tin, số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, ngành. Các thông tin chủ yếu gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua các năm, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các văn bản về chính sách đất đai, các chính sách về khuyến khích đầu tư sản xuất và các thông tin, số liệu khác.
- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: Đó là các thông tin chưa được công bố chính thức trong từng nông hộ, nó phản ánh đời sống kinh tế, văn hoá xã hội đặc biệt là các vấn đề về sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan. Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập từ các nguồn chủ yếu sau:
+ Các cá nhân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sử dụng đất;
+ Thị trường nông thôn từ các tổ chức dịch vụ và cung ứng vật tư sản phẩm có liên quan cùng các cá nhân và tổ chức khác.
Để thu thập được thông tin số liệu sơ cấp: đề tài sử dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình thực hiện, cụ thể như:
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn các cán bộ nông dân cơ sở tại địa phương để thu thập những thông tin số liệu liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông nghiệp.
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân: Số hộ điều tra của xã Thượng Nông là 70 hộ, Số hộ điều tra của xã Hương Nộn là 50 hộ. Các hộ được chọn ngẫu nhiên.
Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Thông tin số liệu sơ cấp được sử dụng chủ yếu đánh giá thực trạng sử dụng đất trong từng nhóm hộ, từng loại đất, loại cây trồng...
2.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu phải thoả mãn: Các đặc điểm về địa hình, điều kiện canh tác ở các vùng khác nhau của huyện Tam Nông; thoả mãn nhu cầu đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện nguồn lực, thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc nghiên cứu điểm mô hình chỉ tập trung ở xã Thượng Nông và xã Hương Nộn. Đề tài chọn 2 xã có đặc điểm địa hình và điều kiện canh tác đặc trưng của huyện có đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông.
2.3.3 Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin số liệu
Tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Excel sau khi điều tra, phỏng vấn nông hộ theo mẫu phiếu đã xây dựng.
2.3.4 Phương pháp minh họa bằng bản đồ, hình ảnh và đồ thị
Sử dụng phần mềm Microstation để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu đại diện.
2.3.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1ha đất nông nghiệp chúng tôi tiến
hành phân tích hiệu quả trong quá trình sản xuất các cây, con chính trên đồng đất Tam Nông thông qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau:
+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Nó phản ánh năng xuất đất đai trên khía cạnh lượng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích.
GO = ∑ Qi*Pi
Trong đó: - Qi là sản lượng của sản phẩm thứ i được tạo ra - Pi là giá của đơn vị sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất, như: chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, vận chuyển, chi phí khác...Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư chi phí trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
IC = ∑ Cj
Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j
+ Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa GO và chi phí trung gian IC; là giá trị sản phẩm xã hội được tạo thêm trong một thơì kỳ sản xuất đó. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đất ở khía cạnh giá trị sản phẩm mới tạo gia trên một đơn vị diện tích.
VA = GO - IC
+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/LĐ và VA/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (tương đối) được tính bằng mức độ cao thấp.
Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông