Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Đất chưa sử dụng 2,57%
3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp nói chung và hiệu quả của các công thức luân canh nói riêng đều phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng, vật nuôi trên đó. Do đó, việc đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng, vật nuôi là rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chúng tôi thông qua sơ đồ tình trạng manh mún đất đai trước và sau DĐĐT.
* Một số kết quả đạt được sau DĐĐT trên đồng đất huyện Tam Nông:
- Sau DĐĐT đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.
Khắc phục được tình trạng manh mún đất đai, đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân đã tập trung không bị phân tán ở nhiều xứ đồng.
- Tạo điều kiện cho tích tụ đất đai, xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất nông nghiệp. Diện tích ô thửa đã tăng lên từ các ô thửa nhỏ đã tạo thành những ô thửa lớn hơn.
- Việc thu hoạch nông sản được thuận lợi hơn, giảm công chăm sóc, công thăm đồng, công bảo vệ. Hộ nông dân đã áp dụng máy gặt đập liên hoàn vào để thu hoạch lúa. Dùng xe đầu dọc để vận chuyển lúa, ngô từ ruộng về nhà.
- Thị trường thu mua nông sản, rau củ quả được thuận lợi, do giao thông nội đồng được cải thiện. Xe ô tô của các tiểu thương đã tới tận ruộng để thu mua nông sản cho hộ nông dân.
3.4.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên một hecta đất sản xuất nông nghiệp của 2 xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT
Số liệu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất/1ha đất nông nghiệp của 2 xã nghiên cứu được thể hiện tại bảng 3.17.
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một hecta đất nông nghiệp tại 2 xã điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Xã điều tra
Thượng Nông Hương Nộn
Trước DĐĐT
Sau DĐĐT
So sánh tăng, giảm
Trước DĐĐT
Sau DĐĐT
So sánh tăng, giảm
Giá trị sản xuất (GO) Tr.đồng 60,08 69,32 9,24 64,57 78,33 13,76
Chi phí trung gian (IC) Tr.đồng 25,70 24,10 -1,60 23,50 21,70 -1,80
Giá trị gia tăng (VA) Tr.đồng 34,38 45,22 10,84 41,07 56,63 15,56
GO/IC Lần 2,34 2,88 - 2,75 3,61 -
VA/IC Lần 1.34 1,88 - 1,75 2,61 -
Công lao động/ha Công 432 420 -12 520 490 -30
GO/1 công lao động 1000 đ 139,07 165,05 25,97 124,17 159,86 35,68
VA/1 công lao động 1000 đ 79,58 107,67 28,08 78,98 115,57 36,59
Từ số liệu tại bảng 3.17 cho thấy kết quả sản xuất nông nghiệp các xã điều tra trước DĐĐT có sự khác biệt tương đối lớn. Nếu như giá trị sản xuất 1ha đất nông nghiệp của xã Thượng Nông đạt 60,08 triệu đồng thì ở xã Hương Nộn đạt 64,57 triệu đồng. Sự chênh lệch về giá cũng như các chỉ tiêu khác có thể được giải thích do có sự khác nhau về đất đai, địa hình, trình độ kỹ thuật canh tác...
Cũng từ số liệu bảng 3.17 cho thấy với việc các thửa ruộng đã gọn vùng, gọn thửa, diện tích các ô thửa lớn đã làm giảm chi phí trong sản xuất và khuyến khích các hộ nông dân đầu tư thâm canh nên kết quả sản xuất nông nghiệp của 2 xã điều tra sau DĐĐT đều tăng so với trước DĐĐT: giá trị sản xuất/1ha của cả 2 xã đều tăng, như xã Hương Nộn (giá trị sản xuất đạt 78,33 triệu đồng, tăng 13,76 triệu đồng so với trước DĐĐT), lý do: xã này có địa hình đất bằng phẳng nhiều hơn xã Thượng Nông, đất đai màu mỡ hơn nên năng suất của các cây trồng vật nuôi đều cao hơn và đạt hiệu quả hơn.
Do giá trị GO và VA tăng nên giá trị ngày công lao động của người dân cũng đã được nâng lên: xã Thượng Nông đạt 107,67 31,56 nghìn đồng/1 công lao động (tăng 28,08 nghìn đồng) và xã Hương Nộn đạt 115,57 nghìn đồng (tăng 36,59 nghìn đồng). Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho sản xuất của người dân cũng đã tăng lên, khiến người dân yên tâm hơn trong đầu tư sản xuất: sau dồn đổi, giá trị GO/IC của xã Thượng Nông đạt 2,88 lần; giá trị VA/IC đạt 1,88 lần. Giá trị GO/IC của xã Hương Nộn đạt 3,61 lần; giá trị VA/IC đạt 2,61 lần.
Từ những số liệu phân tích trên có thể thấy tác dụng và vai trò to lớn của chính sách DĐĐT trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.
3.4.2 Dồn điền đổi thửa đất góp phần làm nâng cao hiệu quả xã hội
Sau dồn đổi ruộng đất đồng ruộng được cải tạo, kiến thiết lại thuận lợi cho công tác áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật hiện đại vào đồng ruộng góp phần giải phóng sức lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sau dồn đổi ruộng đất hệ số sử dụng đất được nâng lên, những trang trại tổng hợp với quy mô lớn đã giải quyết được một lực lượng lao động nông nghiệp nhàn rỗi.
Sau dồn đổi ruộng đất hầu hết người dân đều phấn khởi vì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi dồn đổi, từ bảng tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn nông hộ (bảng 3.18) cho thấy: có tới 109/120 hộ (đạt 90,93%) được hỏi đều trả lời là đồng ý với chủ trương DĐĐT của Đảng và Nhà nước. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận những thửa ruộng xấu để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp mang lại thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/ha/năm...Người dân thực sự yên tâm gắn bó và làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Sau dồn điền đổi thửa ruộng đất, huyện Tam Nông đã phát triển mô hình kinh tế trang trại, đặc biệt là mô hình trang trại về thuỷ sản và trang trại tổng hợp.
Hình 3.7 Chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản từ đất 1 vụ lúa kém hiệu quả ở xã Thượng Nông huyện Tam Nông
* Phản ứng của nông dân đối với việc thực hiện chính sách DĐĐT
Qua điều tra thực tế cho thấy hầu hết tâm lý của các hộ nông dân đều rất quan tâm đến vấn đề dồn điền đổi thửa. Trên thực tế khi chưa có chủ trương của Đảng, Nhà nước thì một số hộ nông dân đã tự chuyển đổi cho nhau để tiện sản xuất.
Đại bộ phận người dân đều nhận thức rằng khi quy mô thửa ruộng được mở rộng, số thửa ít đi thì diện tích bờ vùng bờ thửa giảm đi, ruộng đất được tích tụ, tập trung hơn thì có thể áp dụng các phương tiện sản xuất hiện đại, chi phí/1ha gieo
trồng giảm, tạo tiền đề cho từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Để hiểu rừ về quan điểm và nguyện vọng của nụng hộ đối với việc dồn đổi ruộng đất, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nông hộ qua bộ câu hỏi phỏng vấn, kết quả phỏng vấn nông hộ được thể hiện ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Kết quả phỏng vấn nông hộ sau dồn điền đổi thửa Nội dung phỏng vấn và ý kiến của
nông hộ
Số hộ
Tỷ lệ %
Các xã điều tra Thượng
Nông
Hương Nộn
1.Tổng số hộ phỏng vấn 120 100 70 50
2. Sau DĐĐT, diện tích đất giao cho gia đình có thay đổi không?
- Số hộ trả lời: có thay đổi - Số hộ trả lời: không thay đổi
17 103
14,17 85,83
15 55
2 48 3. Sau DĐĐT, gia đình có thay đổi cơ
cấu cây trồng không?
- Số hộ trả lời: có thay đổi - Số hộ trả lời: không thay đổi
94 26
78,33 21,67
51 19
43 7 4. Mức độ thuận lợi hay khó khăn trong
sản xuất!
- Số hộ trả lời: thuận lợi hơn - Số hộ trả lời: không thuận lợi - Số hộ trả lời: không thay đổi
100 5 15
83,33 4,17 12,5
55 03 12
45 02 03 5. Chi phí trực tiếp cho sản xuất tăng
hay giảm?
- Số hộ trả lời: tăng hơn trước - Số hộ trả lời: giảm hơn trước - Số hộ trả lời: không thay đổi
07 78 35
5,83 65,0 29,17
04 45 21
03 33 14 6. Hiệu quả kinh tế cây trồng của gia
đình có tăng không?
- Số hộ trả lời: có tăng - Số hộ trả lời: không tăng - Số hộ trả lời: giảm đi
100 20
0
83,33 16,67
0
57 13 0
43 07 0 7. Sau DĐĐT, gia đình có áp dụng máy
móc vào đồng ruộng không?
- Số hộ trả lời: không thay đổi - Số hộ trả lời: có áp dụng
44 76
36,67 63,33
24 46
20 30
Nội dung phỏng vấn và ý kiến của nông hộ
Số hộ
Tỷ lệ %
Các xã điều tra Thượng
Nông
Hương Nộn sâu, thuốc bảo vệ thực vật có thay đổi
không?
- Số hộ trả lời: tăng lên - Số hộ trả lời: giảm đi
- Số hộ trả lời: không thay đổi
08 90 22
6,67 75,0 18,33
05 48 17
03 42 05 9. Gia đình có đồng ý với chủ trương
DĐĐT không?
- Số hộ trả lời: đồng ý
- Số hộ trả lời: không đồng ý - Số hộ trả lời: không có ý kiến
109 01 10
90,93 0,83 8,34
64 01 05
45 0 05 10. Gia đình có đồng ý với phương án
DĐĐT của xã không?
- Số hộ trả lời: đồng ý
- Số hộ trả lời: không đồng ý - Số hộ trả lời: không có ý kiến
107 06 13
89,17 5,0 10,83
65 04 01
42 02 06 (Nguồn: Điều tra trực tiếp hộ nông dân vùng nghiên cứu) Từ kết quả phỏng vấn nông hộ được thể hiện trong bảng 3.18 cho thấy:
- Chủ trương dồn điền đổi thửa rất phù hợp với lòng dân, 90,93% người dân đồng tình. Có được kết quả trên là do ban chỉ đạo dồn đổi ruộng đất của huyện, xã đó làm tốt cụng tỏc tuyờn truyền để người dõn hiểu rừ, hiểu sõu hơn về vai trũ, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp khi tham gia dồn điền đổi thửa. Bên cạnh đó UBND tỉnh Phú Thọ đã tiến hành làm thí điểm tại các địa phương khác trong tỉnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao khiến cho người dân vững tin hơn và đều nhận thức được chủ trương trên là đúng đắn nên đại bộ phận người dân đều đồng tình ủng hộ.
- Đa số người dân đều đồng tình với phương án dồn đổi ruộng đất của xã. Vì phương án này do ban chỉ đạo dồn đổi ruộng đất của xã cùng với tổ công tác xây dựng có sự tham ra bàn bạc và thống nhất của người dân. Tuy nhiên vẫn còn trường hợp với số ít cá nhân không đồng tình do khi chia ruộng được thửa ruộng xấu (5%).
- Thực sự, việc dồn điền đổi thửa đã mang lại lợi ích cho người dân, 83,33%
nông hộ khi phỏng vấn đều nói rằng hiệu quả kinh tế gia đình mình cao hơn trước do
chi phí/1 ha gieo trồng giảm hơn trước và năng suất cây trồng cao hơn; đồng ruộng được quy hoạch cải tạo lại, chủ động được tưới tiêu, quy mô thửa ruộng được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để bà con nông dân áp dụng máy móc vào sản xuất như máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hoàn..., bên cạnh đó, UBND các cấp hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi đã tạo điều kiện cho người dân thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trước khi dồn đổi ruộng đất.
- Có 63,33% nông hộ phỏng vấn nói rằng sau dồn đổi ruộng đất họ đã có cơ hội để áp dụng máy móc vào đồng ruộng một cách hiệu quả.
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu giảm rất nhiều so với trước kia là do người dân được áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp.
- Có 4,17% số hộ phỏng vấn trả lời rằng sau dồn đổi ruộng đất việc sản xuất của gia đình không thuận lợi như trước là do trước đây các hộ này nhận được những thửa ruộng màu mỡ, gần đường giao thông thuận tiện cho đi lại.
Nhìn chung, qua kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy: công tác dồn điền đổi thửa đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân.
3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất