Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Đất chưa sử dụng 2,57%
3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của nông hộ sau khi thực hiện chính sách DĐĐT
Xuất phát từ thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Tam Nông, từ các kết quả đạt được cũng như những khó khăn và tồn tại sau dồn điền đổi thửa, tác giả luận văn xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và công tác quản lý quỹ đất sản xuất nông nghiệp của huyện như sau:
3.5.1. Giải pháp về chính sách
- Huyện Tam Nông cần có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nhằm chủ động tưới, tiêu nước, phục vụ vận chuyển nông sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng đến nơi tiêu thụ. Tạo điều kiện tốt cho nông dân sản xuất, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ nông sản, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa.
- Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tam Nông xây dựng chính sách hỗ trợ bà con về vốn, cả về mức tiền được vay, lãi suất vay và thời hạn vay, phù hợp với điều kiện của nông dân.
- Huyện có những định hướng sản xuất cụ thể giúp nông dân trong trong việc lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu từng vùng để tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
- Các phòng chuyên môn của huyện có các biện pháp giúp nông dân quảng bá nông sản, có điều kiện tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế để giúp việc tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất nhằm thúc đẩy sản xuất.
- UBND huyện cần có những nghiên cứu để quy hoạch các vùng chuyên canh các loại cây trồng có thế mạnh để tạo lượng sản phẩm hàng hoá theo cơ chế thị trường, đáp ứng nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp chế biến.
3.5.2. Giải pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu sản xuất
- Thực hiện tốt công tác khuyến nông với hệ thống cán bộ cơ sở nhằm chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tới từng người dân. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật nông nghiệp và quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở, mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân. Hướng tới hình thành mô hình hợp tác chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học.
- Tăng cường đầu tư thâm canh đối với đất trồng 2 vụ lúa để đảm bảo an ninh lương thực cho huyện, cho tỉnh;
- Tập trung phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi nhằm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất;
3.5.3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai
Sau dồn điền đổi thửa, hệ thống hồ sơ địa chính đã có sự thay đổi (hộ nông dân sử dụng đất khác so với giấy tờ giao đất theo Nghị định 64/CP), do đó để thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tam Nông cần tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Các xã, thị trấn cần đẩy nhanh tiến độ cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tạo điều kiện cho bà con nông dân yên tâm sản xuất và thuận lợi cho công tác quản lý đất đai.
- Phòng Tài nguyên và phòng Nông nghiệp của huyện nghiên cứu đề xuất UBND huyện Tam Nông để có chủ trương tiếp tục giao đất nông nghiệp ổn định cho bàn con nông dân tiếp tục sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trong đó cần chú ý đến đối tượng giao đất sản xuất nông nghiệp vì đến nay đã hết thời hạn giao đất theo Nghị định 64 của Chính phủ và một số hộ có thêm lao động nông nghiệp nhưng hiện nay chưa được giao đất sản xuất.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; kịp thời chỉnh lý biến động đất đai; quản lý chặt chẽ nguồn tài chính thu được từ đất đai, khuyến khích việc giao đất có thu tiền sử dụng đất nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tam Nông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã triển khai chính sách DĐĐT của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.
2. Sau DĐĐT đã làm tăng quy mô diện tích thửa và giảm số thửa trên hộ, cụ thể:
Tổng số thửa đất trồng cây hàng năm đã giảm 30351 thửa, từ 200177 thửa xuống còn 169826 thửa. Diện tích bình quân/thửa đã tăng từ 232,78m2 lên 274,38 m2; số thửa đất bình quân/hộ giảm từ 13 thửa xuống còn 11 thửa/hộ; hệ số sử dụng đất bình quân tăng từ 1,8 lần lên 2,1 lần.
Tại 2 xã điều tra, quy mô về diện tích/thửa và số thửa/hộ cũng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực: diện tích đất bình quân/thửa sau dồn đổi đạt từ 404,8 m2/thửa (xã Thượng Nông) và 385,51m2 (xã Hương Nộn);
3. DĐĐT đã tạo cơ hội để hoàn thiện hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng:
hệ thống giao thông nội đồng đã được năng cấp, mở rộng, có một số đã được bê tông hoá, giải đất cấp phối... tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hoá; hệ thống thuỷ lợi nội đồng được xây dựng, cải tạo và kiên cố hoá, đáp ứng việc tưới tiêu chủ động cho diện tích đất canh tác.
4. DĐĐT đã nâng cao hiệu quả kinh tế/ha đất nông nghiệp, cụ thể: xã Hương Nộn giá trị sản xuất đạt 78,33 triệu đồng, tăng 13,76 triệu đồng so với trước DĐĐT.
Xã Thượng Nông đạt 69.32triệu đồng tăng 9,24triệu đồng.
Giá trị ngày công lao động của người dân đã được nâng lên: xã Thượng Nông đạt 107,67 31,56 nghìn đồng/1 công lao động (tăng 28,08 nghìn đồng) và xã Hương Nộn đạt 115,57 nghìn đồng (tăng 36,59 nghìn đồng)
Trước DĐĐT trên địa bàn huyện có 31 trang trại, Sau DĐĐT số trang trại đã là 55 trang trại, tăng 24 trang trại; trong đó có 12 trang trại tổng hợp, 28 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 15 trang trại chăn nuôi. Sau DĐĐT đã làm giảm kể công làm đất, công thăm đồng và công thu hoạch.
5. Công tác DĐĐT tại huyện Tam Nông tuy chưa đạt được kết quả cao nhưng bước đầu tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp được tốt hơn, tiết kiệm được chi phí.
Manh nha cho việc tích tụ ruộng đất để tạo điều kiện cho sản xuất lớn, xây dựng cánh đồng mẫu lớn của địa phương.